Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp tính các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh hà tĩnh (Trang 47 - 48)

Do kế hoạch PT KTXH hiện nay được xây dựng theo khung hướng dẫn, các cấp lập kế hoạch đã đặt các mục tiêu KHPT KTXH làm sao để có thể tranh thủ đựơc nguồn lực của cấp trên nhiều nhất, ít quan tâm đến nội lực, tiềm năng có thể huy động của địa phương trong phát triển kinh tế và các giải pháp để thực hiện.Các chỉ tiêu khác nhiều khi được đề ra theo “phong trào” hoặc chạy theo thành tích. Đối với cấp dưới, khi bảo vệ kế hoạch, chủ yếu quan tâm đến nguồn lực được phân bổ. Sau khi kế hoạch được phê duyệt thì công việc chủ yếu của bản kế hoạch là phân chia các mục tiêu đó cho phù hợp với nguồn lực đựơc duyêt. Vì vậy, các chỉ tiêu kế hoạch không được quan tâm xây dựng theo Hệ thống mẫu biểu thống nhất và không có hướng dẫn phương pháp lập kế hoạch. Các cấp kế hoạch tự thiết kế Hệ thống chỉ tiêu kế hoạch

theo nhận thức chủ quan và yêu cầu của mình. Do đó, không có sự liên quan mang tính logic giữa các bản kế hoạch PT KTXH của các cấp. Hệ thống chỉ tiêu kế hoạch PT KTXH từ tỉnh đến xã hiện nay có hình nón đặt ngược, bản kế hoạch của tỉnh có hàng trăm chỉ tiêu, bản kế hoạch của huyện số chỉ tiêu còn khoảng một nửa, bản kế hoạch của xã chỉ còn khoảng vài chục chỉ tiêu, rời rạc, sơ sài. Tuy xã được coi là một cấp kế hoạch nhưng hiện nay vai trò của kế hoạch cấp xã đối với hệ thống kế hoạch hầu như rất mờ nhạt. Khi xây dựng kế hoạch, huyện không cần bản kế hoạch của xã, thậm chí còn làm thay cho xã. Vì vậy, với cách làm hiện nay, muốn tổng hợp kế hoạch từ dưới lên cũng không thể làm được vì thiếu thống nhất trong thiết kế và phương pháp lập hệ thống chỉ tiêu kế hoạch.

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh hà tĩnh (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)