thiệp thị trường hiệu quả.
Để khắc phục những thất bại có thể xẩy ra của thị trường và thực hiện sự can thiệp có hiệu quả, Việt Nam cần tổ chức tốt sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế thị trường thông qua sử dụng tốt 4 công cụ chủ yếu sau đây: Hệ thống pháp luật và những quy định dưới luật, hệ thống hoạch định phát triển, các chính sách kinh tế vĩ mô và xây dựng lực lượng kinh tế nhà nước. Ngoài ra, là một nước đang phát triển, công cụ hoạch định có ý nghĩa quan trọng với Việt nam và địa phương Hà Tĩnh vì những lý do khác là:
Kế hoạch PTKTXH phát triển là công cụ huy động và phân bổ nguồn lực khan hiếm nhằm thực hiện các mục tiêu ưu tiên trong các kế hoạch phát triển KTXH 5 năm, hàng năm của tỉnh.
Điều này rất có ý nghĩa và phù hợp với công tác lập kế hoạch phát triển KTXH ở Hà Tĩnh bởi vì vấn đề nổi cộm nhất hiện nay trong thực hiện quy hoạch cho phát triển tại tỉnh là khan hiếm các nguồn lực, nhất là vốn, lao động có tay nghề và công nghệ tiên tiến. Nếu cứ để thị trường tự điều tiết, các nguồn lực này sẽ được sử dụng vào sản xuất các hàng hóa nhiều lợi nhuận và
mang tính trước mắt, ngắn hạn phục vụ chủ yếu cho nhu cầu của những người giàu trong xã hội. Các nguồn lực không thể huy động được vào những vùng sâu, vùng xa hoặc hoạt động trong những lĩnh vực mà tỉnh đang cần có. Vì vậy, nếu các nguồn lực khan hiếm được phân bổ theo mục tiêu xác định trước, nó sẽ bảo đảm hướng vào các vấn đề mang tính bức xúc mà tỉnh đang gặp phải, hướng vào người nghèo và nhóm yếu thế trong xã hội, các nguồn lực khan hiếm được phân bổ phù hợp với nhu cầu trong dài hạn của các địa phương Hà Tĩnh.
Lập kế hoạch là công cụ để Chính phủ Trung ương và địa phương công bố các mục tiêu phát triển của mình và huy động nguồn lực xã hội cùng hướng tới đạt mục tiêu.
Sự công khai về những mục tiêu xã hội và kinh tế địa phương dưới dạng văn bản kế hoạch cụ thể có những ảnh hưởng quan trọng về thái độ hay tâm lý đối với cả cộng đồng, từ đó có thể huy động nguồn lực và sự tham gia của cả cộng đồng cùng chính quyền địa phương đạt được mục tiêu cuối cùng đề ra.
Lập kế hoạch phát triển là một công cụ để thu hút được các nguồn đầu tư, tài trợ từ bên ngoài.
Nếu chúng ta có những hoạch định phát triển cụ thể với những mục tiêu khả thi, đó thường là một điều kiện cần thiết để nhận được sự ủng hộ của các nhà tài trợ trong nước và quốc tế trong việc cấp các dự án ODA, NGO cho Hà Tĩnh.Thực tế thời gian qua, có nhiều nhà tài trợ quan tâm đến vấn đề hoạch định và đang giúp Hà Tĩnh cải thiện công tác này như tổ chức Quỹ phát triển nông nghiệp (IFAD), cơ quan hợp tác phát triển Bỉ (BTC).
Đổi mới công tác lập kế hoạch PTKTXH định hướng thị trường ở Hà Tĩnh trước hết là chú trọng đổi mới tư duy làm kế hoạch, không chỉ làm cho các cán bộ, đội ngũ làm công tác kế hoạch các cấp nắm rõ tầm quan trọng và
sự cần thiết của công tác kế hoạch mà phải nâng cao nhận thức của người dân về trách nhiệm và nghĩa vụ của họ để từ đó thu hút sự tham gia rộng rãi của tầng lớp nhân dân vào công tác lập kế hoạch phát triển KTXH có hiệu quả hơn, sát thực hơn.