+ Phương pháp chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp
Trong xu thế toàn cầu hóa về sản xuất và thương mại, triển vọng về chuỗi giá trị là cách để chúng ta hiểu rõ hơn về quy trình tổ chức sản xuất và các tác động đến các tác nhân địa phương và toàn cầu. Do toàn cầu hóa là quá trình tạo ra bất bình đẳng giữa người thắng cuộc và người thua cuộc, vì thế việc phân tích chuỗi giá trị nhằm nghiên cứu sự “thắng cuộc” và “thua cuộc” này bằng cách xem xét mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi sản xuất.Phân tích chuỗi giá trị đặc biệt có ý nghĩa trong việc nghiên cứu các thay đổi ở giai đoạn cuối cùng của chuỗi ( ví dụ như nhu cầu bán lẻ) ảnh hưởng thế nào tới toàn cục chuỗi và đến khả năng của nhà sản xuất đầu chuỗi ( ví dụ nông dân quy mô nhỏ).
Chuỗi giá trị (VC) là:“Một trình tự liên tiếp của các quá trình vận
động: từ việc cung cấp các đầu vào cụ thể để sản xuất, chế biến phân phối một sản phẩm cho đến việc tiêu dùng sản phẩm cuối cùng”
Một chuỗi giá trị hay chuỗi giá trị tăng thêm thì có giá trị cho tất cả các tác nhân và giá trị tăng thêm ở đây là đưa sản phẩm từ sản xuất cơ bản đến sản phẩm cuối cùng sẵn sàng cho tiêu dùng. Theo cách hiểu thông thường là các giai đoạn cơ bản của đầu vào, sản xuất thô sơ, vận chuyển, chế biến, bán buôn và bán lẻ. Qua mỗi công đoạn này, các giá trị tăng thêm được tạo ra, vì vậy phân tích chuỗi giá trị là việc xác định các tác nhân tham gia vào mỗi công đoạn của chuỗi, xem xét các mối quan hệ, trao đổi thông tin của họ và qua đó thấy được các mối quan hệ này ảnh hưởng thế nào đến các giá trị được tạo ra ở mỗi giai đoạn sản xuất
Về quan điểm kinh tế học, phân tích chuỗi giá trị là nhằm để hiểu được sự sắp xếp sản xuất giữa ‘ liên kết hoàn toàn theo chiều dọc’ và‘ các mối quan hệ thị trường thuần nhất’ và sức mạnh liên kết trong chuỗi.
Hình 3. 2. Sơ đồ hóa chuỗi giá trị
( Nguồn: Cẩm nang ValueLink 2010)
Quan điểm chuỗi giá trị ngày nay đã được nhiều nhà kinh tế phát triển sử dụng để nghiên cứu tác động của vấn đề toàn cầu hóa với đói nghèo.
+ Xu thế toàn cầu hóa Chuỗi giá trị
Tham gia toàn cầu hóa chuỗi giá trị là cơ hội cho các nước vượt qua rào cản ranh giới trong liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Thông qua mối liên kết này, lợi thế so sánh của các quốc gia được chú trọng, đặc biệt là các nước nghèo, đang phát triển như Việt Nam và địa phương Hà Tĩnh có cơ hội tận dụng các nguồn lực về vốn, thị trường, khoa học công nghệ để năng cao năng lực sản xuất, tạo ra giá trị gia tăng, đóng góp cho tăng trưởng.
Hình 3. 3. Vị trí và liên kết các ngành hàng trong một chuỗi giá trị ( Nguồn:
Cẩm nang ValueLink GTZ 2010) + Các ứng dụng của phương pháp chuỗi giá trị
Kết hợp Phương pháp chuỗi giá trị và phương pháp phát triển bền vững trong lập kế hoạch phát triển KTXH cấp địa phương.
Hình 3. 4. Sơ đồ Kết hợp Phương pháp chuỗi giá trị và phát triển kinh tế vùng