+ Nền kinh tế thị trường
- Khái niệm chung: Kinh tế thị trường là một hệ thống kinh tế thể hiện
trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hóa, trong đó các nguồn lực sản xuất cũng như mọi hàng hóa và dịch vụ được phân bổ cho các hoạt động và các
mục đích sử dụng khác nhau thông qua thị trường. Kinh tế thị trường nảy sinh một cách tất yếu từ sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa, bao gồm các đặc trưng cơ bản: quyết định xem xét sản xuất và tiêu thụ cái gì? bao nhiêu, cho ai, ở đâu và như thế nào? đều do thị trường quyết định. Trong nền kinh tế thị trường, giá cả, kể cả giá hàng hóa, dịch vụ tiêu dung và giá cả các yếu tố sản xuất được hình thành một cách tự do theo quan hệ cung –cầu trên thị trường, trong môi trường tự do cạnh tranh. Giá cả là dấu hiệu cho việc thực hiện lựa chọn tối ưu các hoạt động sản xuất và tiêu dùng sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
- Những ưu thế của kinh tế thị trường: Ngày nay, không ai phủ nhận vị
trí, vai trò quan trọng của kinh tế thị trường trong quá trình phát triển nền sản xuất xã hội, những ưu thế của thị trường có thể thấy rõ những biểu hiện như: giá cả thị trường giúp cho người sản xuất và người tiêu dùng thực hiện được sự lựa chọn tối ưu, cơ chế cạnh tranh thị trường tạo ra một sự kích thích hoạt động kinh tế mạnh và có hiệu quả cao nhất và nền kinh tế thị trường thể hiện tính năng động, nhạy bén, linh hoạt hơn rất nhiều so với các nến kinh tế khác. Thị trường với tư cách là bàn tay vô hình đã tạo nên cơ chế tự điều chỉnh giúp các nhà sản xuất và tiêu dùng điều tiết hành vi sản xuất kinh doanh của mình làm sao đạt hiệu quả hơn.
- Những hạn chế của kinh tế thị trường: Tuy nhiên, những gì diễn ra trên
thực tế ở các nước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường tự do được đánh giá là không thành công theo mong muốn , mặc dù các nước đã tìm được cách để nâng cao tốc độ tăng trưởng và giảm lạm phát, nhưng đi đôi với điều đó lại nảy sinh một loạt các tiêu cực và xu thế xấu trong nền kinh tế, kể cả những vấn đề thuộc về xã hội, chính trị… điều đó chứng tỏ thị trường và cơ chế thị trường cũng có những mặt trái chứa đựng những khuyết tật của nó như: độc
quyền thị trường, hiện tượng ngoại ứng, thông tin không hoàn hảo, phân hóa giàu nghèo, sự bất ổn của nền kinh tế…vv.
Nền kinh tế thị trường có nhiều ưu thế, nhưng cũng không phải là lý tưởng như mong muốn, có rất nhiều hạn chế từ cơ chế điều tiết của thị trường gây ra và những hạn chế này đã đem đến hậu quả không nhỏ đến nền kinh tế nếu không có các biện pháp can thiệp của Chính phủ Trung ương, Nhà nước. Đó là những cơ sở rất quan trọng để nghiên cứu một vấn đề vai trò và nội dung can thiệp của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, và trong khuôn khổ bài viết này, là sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế thị trường bằng hoạch định phát triển.