Nội dung Lập kế hoạch

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh hà tĩnh (Trang 48 - 51)

Về cơ bản, nội dung của bản kế hoạch phát triển KTXH cấp tỉnh, huyện và xã đều có 2 phần: i) nêu được đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển KTXH năm hiện hành và ii) Các chỉ tiêu kế hoạch PT KTXH, và các giải pháp chính cho năm kế hoạch. Tuy nhiên, bản kế hoạch cấp tỉnh và huyện có nhiều chỉ tiêu kế hoạch hơn, có tính lồng ghép và kết hợp với kế hoạch ngân sách rõ ràng hơn. Cấp xã chỉ có bản kế hoạch PT KTXH hàng năm và thể hiện dưới dạng báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch PT KTXH cấp xã tại các hội nghị HĐND hàng năm. Hiện đang tồn tại một thực trạng là việc lập kế hoạch cấp xã đang tách rời với lập kế hoạch cấp huyện, nhất là về mặt chỉ tiêu thống kê, giải pháp huy động nguồn lực.

2.2.4.1. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Hà Tĩnh đã đạt được nhiều tiến bộ to lớn trong giai đoạn 2001 – 2010 và giai đoạn 3 năm 2011-2013 của kế hoạch 5 năm 2011-2015. Cụ thể tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm giai đoạn 2001-2010 của tỉnh đạt 9,5%, cao hơn mục tiêu đề ra (8%) và trung bình cả nước (7,07%) và giai đoạn 2011-2013 là

14,8%. Thành công chung này có sự đóng góp đáng kể của công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, lập kế hoạch phát triển ngành, xác định được mục tiêu phát triển rõ ràng và đề ra các giải pháp có tính chiến lược.

Hình 2. 4: So sánh GDP 3 năm đầu giai đoạn 2011-2015 với 2009 của tỉnh.

2.2.4.2. Xác định mục tiêu và giải pháp phát triển

Việc xác định mục tiêu KH không xuất phát từ Tầm nhìn (và trên thực tế, cho đến nay chưa có bản KH nào của địa phương có xác định Tầm nhìn phát triển) mà có xu hướng được mô tả dàn trải trên tất cả các mặt và lặp đi lặp lại qua nhiều kỳ KH. Người phân tích sẽ không thấy được điểm nhấn (hay chủ đề chính) của từng KH, do đó nhiều KH hàng năm không xác định mục tiêu riêng mà chỉ tính toán các chỉ tiêu KTXH mới cho kỳ KH là đủ! Nói cách khác, chưa có tư duy theo kết quả trong việc xác định mục tiêu. Do vậy, nội dung KHPT KTXH và KHPT ngành không phân biệt rõ. Trong KHPT KTXH đưa ra quá nhiều chỉ tiêu chi tiết mà lẽ ra đó là nhiệm vụ của KH ngành. Trái lại, KH ngành không cụ thể hóa được nhiệm vụ mà KHPT KTXH đặt ra cho ngành thành các hành động cụ thể. Hệ quả tất yếu của việc xác định mục tiêu chung chung, không có chủ đề chính theo từng kỳ KH là các giải pháp KH

cũng rất mơ hồ, với các động từ thường xuyên được sử dụng như “tăng cường”, “đẩy mạnh”, “giải quyết dứt điểm”… nhưng câu hỏi làm thế nào để “tăng cường”, “đẩy mạnh” hay “giải quyết dứt điểm” thì lại không rõ và không có những câu hỏi gắn mục tiêu với nguồn kinh phí thực hiện như thế nào. Giữa các giải pháp trong năm KH và những yếu kém trong năm báo cáo, nhất là những yếu kém trong bảo đảm NLTC cũng ít có mối liên hệ biện chứng, chứng tỏ địa phương không thực sự chú trọng coi khắc phục những yếu kém đang tồn tại là một nhiệm vụ KH trọng tâm.

2.2.5.Về công tác tổ chức quản lý và thực hiện công tác lập kế hoạch

Về mặt lý thuyết, quá trình tổ chức công tác lập KHPT KTXH và ngân sách đòi hỏi sự tham gia và phối hợp của các bên hữu quan theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang. Theo chiều dọc là quan hệ giữa các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện, xã, giữa Sở KHĐT, Sở Tài chính với các Phòng TCKH và bộ phận kế toán tài chính cấp xã. Theo chiều ngang là quan hệ giữa Sở KHĐT, Sở Tài chính với các Sở, ban, ngành, đoàn thể khác cùng cấp như thống kê, giáo dục, nông nghiệp, công nghiệp…. Mối quan hệ này thể hiện trong việc tham gia thảo luận và lập và phân bổ dự toán ngân sách; cung cấp số liệu, mục tiêu phát triển của các ngành để cơ quan tài chính tổng hợp, từ đó có định hướng phân bổ nguồn tài chính phù hợp. Trong thực tế, mối quan hệ đó hiện nay ở Hà Tĩnh còn rất lỏng lẻo và có nhiều bất cập. Một trong những vấn đề lớn nhất đặt ra là các cấp, các bên thiếu sự tham gia, đàm phán và không có cơ chế hữu hiệu để cung cấp nguồn số liệu, chia sẻ thông tin phục vụ công tác lập kế hoạch và ngân sách, có sự đứt đoạn giữa lập kế hoạch PTKTXH cấp xã với cấp huyện, tỉnh…vv.

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh hà tĩnh (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)