Nâng cao năng lực thể chế, cán bộ chuyên trách

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh hà tĩnh (Trang 70 - 72)

Tất cả các sáng kiến đổi mới rốt cuộc đều phải do con người thực hiện. Vì thế, nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ địa phương là vấn đề cốt lõi. Muốn vậy, cần đầu tư trang bị cả những năng lực phần mềm và phần cứng cho họ.

Năng lực phần mềm muốn nói đến những kỹ năng, phương pháp, công cụ mà họ cần phải có để giải quyết công việc theo yêu cầu mới. Như đã nêu ở Chương I, cán bộ KH vừa phải có tư duy của người quản lý, tư duy của một nhà KH tổng hợp,tố chất của một doanh nhân và là người đi tiên phong trong đổi mới. Tư duy quản lý mới là cán bộ công chức có vai trò “khuyến khích và giám sát” là chính, chứ không phải “ra lệnh và cấp phép” như trong thời gian qua. Đầu óc của một nhà KH chuyên nghiệp chính là tính chiến lược, không ôm đồm tham làm tất cả các việc một lúc mà phải ưu tiên những công việc then chốt, giải quyết được chúng sẽ tạo hành lang hoặc điều kiện để giải quyết được những vướng mắc khác. Tố chất của doanh nhân thể hiện ở việc tính toán, cân nhắc hiệu quả và chi phí cơ hội của mỗi quyết định đưa ra, đặc biệt là các quyết định có liên quan đến sử dụng NSNN. Cuối cùng, chuyển từ cách lập KH hiện nay sang lập KH theo tư duy chiến lược và hướng đến kết quả như vậy sẽ vấp phải rất nhiều khó khăn lúc đầu. Nếu người làm công tác KH không có một tố chất đi tiên phong trong sự đổi mới thì rất khó duy trì được các thành quả bước đầu của đổi mới KH trong các giai đoạn sau.

Kinh nghiệm của các dự án thí điểm cũng đã chỉ ra những năng lực cơ bản mà cán bộ lập KH cần có, đó là năng lực dự báo, phân tích, ưu tiên hóa, dự toán nguồn lực, huy động sự tham gia, bên cạnh các năng lực thông thường khác. Những năng lực này không có được nếu chỉ qua hoạt động đào tạo– mặc dù đào tạo là cần thiết– mà phải qua thực tế cọ xát với công việc. Vì

thế, cần có các phương thức kết hợp giữa đào tạo, bồi dưỡng liên tục và hướng dẫn nghiệp vụ tại chỗ.

Các hình thức đào tạo chính thức có thể thực hiện thông qua các chương trình đào tạo lấy bằng cấp, đào tạo nghiệp vụ KH của ngành KH, bồi dưỡng cán bộ theo các chương trình của huyện, xã. Sở KHĐT và Sở nội vụ cần phối hợp với nhau để đưa việc đào tạo nghiệp vụ KH trở thành một nội dung bắt buộc trong đào tạo công chức cấp thôn, xã. Để chuẩn bị cho các chương trình đào tạo này, cần nhanh chóng xây dựng đội ngũ giảng viên nguồn về lập KH ở cấp tỉnh, những người có trách nhiệm tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ phía các cơ quan đào tạo, tư vấn trung ương và “địa phương hóa” thành các chương trình tại địa phương. Các hình thức hướng dẫn qua thực hành theo kiểu “cầm tay chỉ việc” có thể tổ chức trước hết ở các CTDA hoặc địa bàn thí điểm có nguồn kinh phí tài trợ cho đổi mới KH. Các địa phương cần chuẩn bị sẵn nguồn nhân lực cho các nhóm hỗ trợ kỹ thuật – những người sẽ trực tiếp tham gia hoạt động thí điểm – để họ chịu trách nhiệm lan tỏa phương pháp, kỹ thuật mới tại địa phương. Ngoài ra, cần thường xuyên tổ chức các diễn đàn chia sẻ thông tin và kinh nghiệm đổi mới giữa trung ương và địa phương, giữa các tỉnh đi đầu trong sự nghiệp đổi mới cũng như giữa các địa phương tiên phong với các địa phương đi sau để duy trì một động lực đổi mới liên tục và không ngừng học hỏi.

Bên cạnh đó, việc tăng cường các năng lực “cứng” cũng cần được chú trọng, trước hết là hệ thống kết nối internet giữa các cấp, nhất là cấp xã với cấp huyện, các phần mềm đơn giản, tiện dụng để cán bộ KH cấp xã lưu trữ, xử lý và truyền tải thông tin giữa các cấp, các phần mềm hỗ trợ tính toán, dự báo hoặc dự toán tài chính phù hợp với trình độ, năng lực cấp địa phương.

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh hà tĩnh (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)