Tăng cường phân cấp lập kế hoạch phát triển

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh hà tĩnh (Trang 72 - 76)

+ Kết hợp lập kế hoạch từ “dưới lên” và “trên xuống”

Việc lập kế hoạch cấp xã hiện nay cơ bản tuân thủ theo qui trình như đã trình bày trong Hình 2.3 ở chương trước. Như đã phân tích, trong qui trình này, kế hoạch cấp xã gần như bị “đứt đoạn” khỏi kế hoạch của các cấp trên, thể hiện ở chỗ: Để đảm bảo tiến độ tổng hợp kế hoạch, trong vòng I, cấp huyện gần như không đợi được cấp xã gửi kế hoạch lên mà thông qua các số liệu do các phòng ban chuyên môn cấp huyện cung cấp, đã “làm thay” kế hoạch cấp xã để kịp tổng hợp vào kế hoạch cấp huyện để gửi lên tỉnh.

Từ khi nhận được hướng dẫn của huyện (tháng 7), xã bắt đầu xây dựng kế hoạch của mình, nhưng vì không biết rõ về nguồn lực nên kế hoạch xã chủ yếu tập trung vào đánh giá tình hình KTXH năm hiện tại và đề ra phương hướng, nhiệm vụ (một cách chung chung) cho năm kế hoạch. KHPT KTXH và kế hoạch ngân sách thường được nhận thức là hai bản kế hoạch tách rời nhau (và thực chất, nhiều xã chỉ quan tâm đến kế hoạch ngân sách). Bản thân kế hoạch ngân sách cũng chỉ bao hàm kế hoạch chi thường xuyên. Về chi đầu tư, xã chủ yếu chỉ đề xuất nhu cầu của mình dưới dạng một danh mục ưu tiên, còn công trình nào được duyệt tùy thuộc vào quyết định của cấp trên. Do cách làm kế hoạch như vậy nên xã không thấy có nhu cầu phải thu hút sự tham gia của người dân. Thực chất, sự tham gia trong lập kế hoạch xã chủ yếu xoay quanh “ba bên” (Đảng ủy xã, UBND và HĐND xã), hoặc cùng lắm là thêm 5 đoàn thể chính cấp xã (nhưng sự tham gia này nói chung cũng mờ nhạt).

Do nhận thức là kế hoạch gửi lên huyện phải được thông qua HĐND xã, trong khi HĐND xã chỉ họp định kỳ 2 lần trong năm, nên có xã triệu tập một cuộc họp bất thường của HĐND vào khoảng tháng 10 để thông qua bản kế hoạch rồi gửi lên huyện, có xã đợi đến kỳ họp HĐND xã cuối năm thông qua rồi mới gửi, do đó kế hoạch xã gửi huyện chỉ mang tính chất báo cáo chứ

không phải là một bộ phận cấu thành hữu cơ để huyện tổng hợp trong bản kế hoạch của mình. Do vậy, nhìn chung khâu thảo luận kế hoạch giữa cấp xã và cấp huyện không được thực hiện.

+ Tạo động lực và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng:

Tác giả xin trình bày một điển hình nghiên cứu mô hình Quỹ kích thích năng lực thực hiện nhằm làm ví dự minh họa cho việc tăng cường phân cấp và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển KTXH cấp xã.

Bảng 3.1: Ví dụ nghiên cứu điển hình (Case study) về phân cấp Quỹ năng lực thực hiện dự án IMPP.

Trong khuôn khổ thực hiện dự án Cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo tại Hà Tĩnh, quỹ kích thích năng lực thực hiện được thí điểm nhằm phân bổ nguồn ngân sách dự án cho phát triển KTXH các xã thông qua việc đánh giá thực hiện các

mục tiêu, chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch năm hiện tại làm cơ sở phân bổ nguồn vốn kế hoạch hàng năm cho 50 xã vùng dự án.

Phương pháp luận: Việc phân bổ ngân sách khuyến khích năng lực được đánh giá dựa trên năng lực thực hiện các hoạt động dự án của mỗi xã thông qua bộ tiêu

chí và xã tự tổ chức đánh giá Cách thức phân bổ.

 Nếu tổng số tiền của quỹ năng lực thực hiện là A đồng Thì kết cấu của việc phân bổ là như sau:

 Mỗi xã dự án sẽ được nhận một khoản đồng loạt như nhau bằng: (58 % x A)/ 50 xã = a đồng/ xã

 10 trong số 50 xã xếp loại năng lực thực hiện khá, mỗi xã bình quân nhận thêm một khoản bằng:

(8% x A)/ 10 = b đồng/ xã

 10 trong số 50 xã xếp loại năng lực thực hiện tốt sẽ nhận được thêm một khoản tiền thưởng trên cơ sở năng lực của họ, bằng:

(19% x A) = c đồng

Xã tốt: a+b+c đồng; Xã khá: a+b đồng; Xã yếu, kém: a đồng. Tiêu chí đánh giá năng lực:

Mục tiêu hướng nghèo

Xã có xây dựng chiến lược giảm nghèo hay không Xã có bổ nhiệm cán bộ chịu trách nhiệm điều phối các chương

trình/ vấn đề giảm nghèo hay không?

Xã có biểu đồ/ tỷ lệ nghèo đói được cập nhật hàng năm hay không?

Xã có tổ chức đối thoại định kỳ với hộ nghèo hay không? Xã có các nguồn lực để hỗ trợ các hộ nghèo hay không? Xã có thực hiện chính sách ưu tiên giải quyết các vấn đề đất cho hộ nghèo hay không? (bao gồm đất ở và đất sản xuất ở các

hình thức hợp đồng/ khoán /thuê) Mức độ tham gia và tính chủ động thực hiện dự án Cộng đồng có đóng góp 10% vốn đối ứng đủ và đúng thời hạn hay không?. Xã có thực hiện giải phóng mặt bằng ? Xã có xây dựng các đề án/ đề xuất trình xin dự án tới các cấp

Định hướng

thị trường

Xã có tổ chức các cuộc đối thoại công-tư không? Xã có tổ chức các cuộc đối thoại giữa người sản xuất với doanh

nghiệp hay không?

Xã có bản quy hoạch phát triển kinh tế (bao gồm: vùng sản xuất chuyên canh về các ngành hàng, chợ, trung tâm thương mại

v..v)?

Xã có tổ chức hoặc tham gia các hội chợ việc làm trên địa bàn xã, huyện?

Xã có chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển khối tư nhân? Xã có đặt các báo, tạp chí , internet…..vv

Xã có các danh sách các doanh nghiệp cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất trong xã hay không?

Hằng năm xã có tổ chức hoạt động vinh danh các đơn vị/ cá nhân sản xuất, kinh doanh giỏi hay không?

Xã có bổ nhiệm người chuyên trách/ hoặc bán chuyên trách về mảng thông tin thị trường hay không?

Lồng ghép sử dụng các nguồn lực

Xã có Ban chỉ đạo thực hiện “các dự án” đầu tư trên địa bàn xã hay không?

Xã có hoạt động nào sử dụng kết hợp từ nhiều nguồn lực khác nhau hay không?

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh hà tĩnh (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)