Sự cần thiết phát triểnkinh doanh dịch vụ thông tin di động

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh của viễn thông hà tĩnh (Trang 27 - 28)

Với sự phát triển của kinh tế nước nhà theo định hướng xã hội chủ nghĩa cùng chủ trương hội nhập, ngành Bưu chính-Viễn thông được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đi trước một bước so các ngành kinh tế khác. Ngày 06/10/2005, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, trong đó có xác định: “Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông là ngành kinh tế mũi nhọn, được Nhà nước ưu tiên, quan tâm hỗ trợ và khuyến khích phát triển. Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực cùng phát triển, tăng cường năng lực công nghệ quốc gia trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phát triển công nghiệp nội dung thông tin và công nghiệp phần mềm, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hình thành và phát triển xã hội thông tin là hướng ưu tiên quan trọng được Nhà nước đặc biệt quan tâm”. Do vậy, lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thông tin di động cũng phải phát triển đi trước một bước, đáp ứng nhu cầu chung của nền kinh tế.

Trong thời đại mà khoa học, công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay thì công nghệ thông tin và truyền thông là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông là yếu tố có ý nghĩa chiến lược, góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và tăng năng suất, hiệu suất lao động. ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông phải gắn với quá trình đổi mới và bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phải được lồng ghép trong các chương trình, hoạt động chính trị, quản lý, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học công nghệ và an ninh quốc phòng.

Hiện nay, Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới - WTO đồng nghĩa với việc thâm nhập của các công ty nước ngoài vào thị trường dịch vụ Bưu chính-Viễn thông Việt Nam là tất yếu. Như vậy thị trường dịch vụ Viễn thông Việt Nam sẽ xuất hiện thêm sự cạnh tranh từ các công ty, Tập đoàn Viễn thông giàu kinh nghiệm với quy mô lớn và hình thức đa dạng.

Do đó yêu cầu cấp thiết đặt ra trước mắt đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông là phải nâng cao năng lực, vị thế của mình, đầu tư vào hạ tầng viễn thông, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông, đảm bảo chất lượng, đồng bộ, qua đó khẳng định mình hơn nữa không những ở thị trường trong nước mà còn trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh của viễn thông hà tĩnh (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)