Năng lực cốt lõi là nền tảng cho mọi chiến lược mới hoặc chiến lược được điều chỉnh. Khái niệm “năng lực cốt lõi” ở đây được hiểu là khả năng của Công ty mà các đối thủ cạnh tranh của nó không có hoặc có ít. Chẳng hạn, một trong những năng lực cốt lõi của Samsung là khả năng kết hợp vi điện tử với những thiết kế đầy sáng tạo trong một loạt các sản phẩm tiêu dùng hữu ích.
Viễn thông Hà Tĩnh đã làm tốt hơn các đối thủ khác, được khách hàng đánh giá cao và tạo được uy tín đối với các cơ quan công quyền? Cơ sở cho việc xác định năng lực cốt lõi của Viễn thông Hà Tĩnh sẽ dựa vào những thử nghiệm sau:
Không thể sao chép. Những gì không thể sao chép được, đó có thể là
một cá nhân. Trên thực tế đã chứng minh rằng rất nhiều tổ chức mà hình ảnh của công ty gắn liền với hình ảnh của một cá nhân xuất sắc. Ví dụ như khi nói đến tập đoàn Microsoft người ta nghĩ ngay đến Bill Gate, Viễn thông Hà Tĩnh cũng vậy người ta không thể nào không nhắc đến Ông giám đốc Nguyễn Đình Danh. Ông là người đam mê công việc, luôn muốn mọi thứ thật hoàn hảo, tính quyết đoán mạnh mẽ, thêm vào đó Ông rất nhạy cảm với các sáng kiến hay hoạt động không được chú ý, không phù hợp hay có giá trị thấp hơn bình thường cũng như tình hình biến đổi của thị trường kinh doanh. Với Ông việc thực hiện phương châm “nói đi đôi với làm” được xem như là một sự “thoả thuận” với nhân viên, với đối tác và khách hàng. Tuy rằng câu nói này ai cũng biết, ai cũng hiểu nhưng trên thực tế rất ít người ở vị trí lãnh đạo có thể thực hiện được một cách thông suốt. Do vậy việc phân tích thử nghiệm “không thể sao chép được” được hiểu đó chính là khả năng lãnh đạo, quản lý của Viễn thông Hà Tĩnh là không thể sao chép.
Lâu dài và bền vững. Như chúng ta biết năng lực cốt lõi của một doanh
nghiệp thường được hiểu là những khả năng mà doanh nghiệp có thể làm tốt, nhưng phải đồng thời thỏa mãn một số điều kiện như khả năng đó đem lại lợi ích cho khách hàng; khả năng đó đối thủ cạnh tranh rất khó bắt chước; khả năng đó có thể vận dụng để mở rộng cho nhiều sản phẩm, dịch vụ. Năng lực cốt lõi có thể là công nghệ, bí quyết kỹ thuật, mối quan hệ thân thiết với khách hàng, hệ thống phân phối, thương hiệu mạnh. Năng lực cốt lõi tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Năng lực cốt lõi đã sinh ra từ những con số không và từ những khả năng hết sức bình thường. Dần dần những khả năng bình thường, theo thời thế, cơ hội và sự nỗ lực của bản thân, mới phát triển thành năng lực cốt lõi. Tuy nhiên, năng lực cốt lõi khi đã có thì không có nghĩa là sẽ dừng lại. Chúng cần phải được tiếp tục xây dựng, phát triển thêm cả về chất lượng lẫn số lượng. Muốn mở rộng, xây dựng năng lực cốt lõi mới, có khi doanh nghiệp phải bắt đầu từ
một năng lực thông thường, thậm chí từ con số không. Đối với Viễn thông Hà Tĩnh trước đây chỉ đơn thuần là đơn vị cung cấp dich vụ viễn thông nhưng từ năm 2009 trở đi Viễn thông Hà Tĩnh đã mở rộng kinh doanh với những ngành nghề đã được cấp phép tạo nên sự sôi động trong hoạt động kinh doanh.
Khả năng phù hợp. Như đã nói trên, Viễn thông Hà Tĩnh được tách ra
trong những năm gần đây, đã mở rộng ngành nghề kinh doanh sang các lĩnh vực như cung cấp thiết bị viễn thông công nghệ thông tin, các phần mềm ứng dụng, phần mềm giá trị gia tăng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đưa lại doanh thu cao.
Ưu thế cạnh tranh. Với bề dày về kinh nghiệm trong việc cung cấp các
dịch vụ viễn thông công nghệ thông tin và uy tín lâu đời với khách hàng, Viễn thông Hà Tĩnh khi phát triển sản phẩm, dịch vụ hay mở rộng ngành nghề mới, doanh nghiệp thường dựa vào năng lực cốt lõi, tức là những thế mạnh sẵn có của mình.
Năng lực cốt lõi sẽ tạo cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh, giúp giảm thiểu rủi ro trong việc xây dựng mục tiêu và hoạch định chiến lược, góp phần quyết định vào sự thành bại của các dự án. Năng lực cốt lõi tạo cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh, nhưng nếu cho rằng khi phát triển sản phẩm, dịch vụ hay mở rộng ngành nghề kinh doanh mới, doanh nghiệp nhất thiết phải dựa vào năng lực cốt lõi là điều không phải lúc nào cũng đúng. Đã từng có không ít tranh luận gay gắt trong các cuộc họp bàn về chiến lược là liệu có nhất nhất phải dựa vào năng lực cốt lõi của doanh nghiệp khi muốn phát triển sản phẩm, dịch vụ hay ngành nghề kinh doanh mới ? Tuy năng lực cốt lõi tạo cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh, nhưng nếu cho rằng khi phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, doanh nghiệp nhất thiết phải dựa vào năng lực cốt lõi là điều không phải lúc nào cũng đúng.
Thứ nhất, năng lực cốt lõi không phải tự nhiên mà có. Nó được hình thành và phát triển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, sau khi doanh nghiệp
đã mày mò thử, sai nhiều lần. Thế mạnh cũng từ đó hình thành và được củng cố dần. Năng lực được sinh ra trong quá trình phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới và dần dần hoàn thiện để trở thành “cốt lõi”, mang lại thế mạnh và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Thứ hai, nếu chỉ phát triển sản phẩm, dịch vụ mới dựa trên năng lực cốt lõi thì cũng có nghĩa là chỉ tìm bán cái chúng ta có (hoặc có thể làm được), chứ không phải cái thị trường cần - điều này trái với nguyên lý marketing thông thường. Có những cái ta làm được, nhưng thị trường không cần, và ngược lại. Bí quyết thành công trong kinh doanh là biết chớp lấy cơ hội. Cơ hội thị trường nhiều khi mang yếu tố khách quan, không phụ thuộc vào năng lực cốt lõi của doanh nghiệp nào. Doanh nghiệp phải tự xây dựng năng lực cốt lõi và mở rộng chúng bằng những thử nghiệm, đôi khi là mạo hiểm. Sử dụng năng lực cốt lõi trong phát triển sản phẩm, dịch vụ mới sẽ làm cho xác suất thành công cao hơn, mức độ rủi ro thấp hơn. Tuy nhiên, nếu cứ nhất nhất dựa vào năng lực cốt lõi của mình, có khi sẽ đánh mất cơ hội.
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO VIỄN THÔNG HÀ TĨNH, GIAI ĐOẠN
2015-2020