Những giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về văn hóa trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc h’mông ở sa pa – lào cai hiện na (Trang 98 - 106)

* Nhóm giải pháp về nhận thức lãnh đạo, chỉ đạo

Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Theo đó, mỗi cấp ủy Đảng, tùy theo điều kiện cụ thể mà có sự chỉ đạo kịp thời, vận dụng cho phù

hợp với đặc điểm cơ sở, từ đó phát huy được tinh thần đoàn kết toàn dân, huy động được sự ủng hộ của nhân dân tham gia giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Nâng cao nhận thức và sự thống nhất tư tưởng trong hệ thống chính trị và toàn xã hội về văn hóa, lưu ý trong quá trình bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc hiện nay, đặc biệt đổi mới tư duy về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong cán bộ, đảng viên và toàn xã hội về tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Thứ hai, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc H’Mông nhất là cán bộ làm công tác văn hóa. Chú ý đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ người H’Mông, xây dựng cán bộ trên từng xã đến huyện có kế hoạch từ khâu đào tạo nguồn, tuyển chọn, đến bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, chú trọng lựa chọn từ các trường nội trú, cán bộ trong trường thiếu sinh quân. Thực hiện chế độ cử tuyển đối với người H’Mông, trong quá trình đào tạo chú ý đến cả 3 mặt: văn hóa, chuyên môn, trình độ lý luận chính trị. Ngoài ra, có trợ cấp hàng tháng cho cán bộ ở các bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa, khen thưởng động viên, tổ chức đi thăm quan học tập các địa phương bạn, có chính sách ưu tiên để động viên đội ngũ trí thức, sinh viên mới ra trường lên công tác ở miền núi.

Thứ ba, đẩy mạnh khảo sát, sưu tầm, nghiên cứu, đánh giá toàn diện các giá trị văn hóa dân tộc H’Mông theo nguyên tắc: Những giá trị vĩnh cửu thì bảo tồn, tạo mọi điều kiện để phát huy tác dụng; những giá trị cũ nhưng có thể cải biến, chắt lọc, dần loại bỏ những hủ tục. Sử dụng các biện pháp như tuyên truyền, giáo dục thuyết phục đồng bào H’Mông bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc qua các buổi sinh hoạt lễ hội. Ngành văn hóa, thông tin có chỉ đạo thường xuyên, mở các đợt tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức phong phú nhằm nâng cao nhận thức về bảo tồn và phát huy các giá trị

văn hóa dân tộc thiểu số nói chung, dân tộc H’Mông nói riêng. Đặc biệt, cần chú trọng phát huy vai trò của trưởng bản bởi họ chính là kho giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, được nể trọng, có uy tín và có kinh nghiệm, là trụ cột trong các hoạt động văn hóa. Về đối tượng cần quan tâm nhất là thế hệ trẻ bởi đây là những đối tượng nhạy cảm nhất với mọi sự thay đổi, đặc biệt phải giáo dục cho thế hệ trẻ ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình. Qua đó hình thành niềm tự hào, xóa bỏ những mặc cảm, tự ti và phải luôn nghĩ rằng nhiệm vụ giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc là nhiệm vụ thiêng liêng và vinh dự của thế hệ mình. Sử dụng triệt để thế mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình, các loại báo chí v.v…

Xây dựng mô hình phát triển làng văn hóa ở các xã có đồng bào H’Mông sinh sống. Tiếp tục nhân rộng các mô hình xây dựng bản văn hóa của đồng bào H’Mông. Đây cũng là một giải pháp tốt nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc H’Mông ở huyện Sa Pa hiện nay. Xây dựng mô hình phát triển văn hóa ở các xã có đồng bào H’Mông sinh sống. Hiện nay, do đời sống của đồng bào dân tộc H’Mông còn gặp nhiều khó khăn nên trình độ dân trí ở vùng đồng bào H’Mông còn chưa cao. Khôi phục một số hình thức sinh hoạt lễ hội truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc H’Mông. Tiếp tục phát huy, xây dựng môi trường cộng đồng, gia đình, dòng họ truyền thống trong các đồng bào H’Mông vận động bà con đồng bào xây dựng đời văn hóa mới, xóa bỏ các tục lệ lạc hậu. Tiếp tục sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn xuất bản các công trình nghiên cứu về văn hóa dân tộc H’Mông.

* Nhóm giải pháp vềchính sách và tổ chức thực hiện

Thứ nhất, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Huyện Sa Pa tiếp tục triển khai và thực hiện có hiệu quả quyết định 186 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía

Bắc và chương trình dự án xóa đói giảm nghèo, chương trình định canh định cư, chương trình 134,135, chương trình xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ huyện Sa Pa. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế hàng hóa, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thâm canh tăng vụ, mở rộng diện tích trồng cây thảo quả, trồng cây dược liệu, trồng hoa, v.v..

Tập trung sản xuất lương thực đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ ổn định đời sống của đồng bào. Phát triển mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm, tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn phát triển chăn nuôi bò, dê, trâu, v.v.. Phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, xóa đói giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc H’Mông; điều tra, nắm rõ quỹ đất nông nghiệp của từng xã, trên cơ sở đó phân tích, đánh giá xác định được thế mạnh của từng xã. Có chính sách khuyến khích các sản phẩm truyền thống, nghệ truyền thống của người H’Mông để phát triển kinh tế, đặc biệt là phục vụ phát triển du lịch thôn bản, tăng diện tích trồng cây có giá trị kinh tế cao. Phát triển nghề rèn và nghề dệt thổ cẩm của người H’Mông không những đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng mà còn đáp ứng nhu cầu của thị trường, trở thành hàng hóa chủ lực của người H’Mông. Khuyến khích đồng bào mở rộng diện tích trồng lúa trên các ruộng bậc thang, tiếp tục thực hiện chính sách giao rừng để đồng bào khoanh nuôi, bảo vệ rừng đầu nguồn ở chân dãy núi Hoàng Liên Sơn; Tập trung mọi nỗ lực của các ngành các cấp đẩy mạnh phong trào thi đua giúp đỡ nhau xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ hộ nghèo một cách thiết thực, xóa đói giảm nghèo một cách vững chắc; Ổn định công tác định canh, định cư cho đồng bào H’Mông.

Thứ hai, xây dựng kết cấu hạ tầng tập trung cho giao thông, nước sạch, điện thắp sáng, kích thích sản xuất hàng hóa. Xây dựng và phát triển đường giao thông đến tận thôn, bản để thuận tiện cho việc đi lại và giao thương của người dân. Tăng cường nguồn điện quốc gia đến tận thôn, bản, hướng dẫn người dân sử dụng

điện phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Đồng thời triển khai dự án nước sạch cho nhân dân, đảm bảo vệ sinh, chú trọng bảo vệ rừng đầu nguồn.

Thứ ba, nâng cao dân trí, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc H’Mông. Chú trọng thực hiện xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc H’Mông. Tăng cường đầu tư, mở các lớp dạy nghề cho con em các dân tộc H’Mông. Xã hội hóa triệt để công tác xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc H’Mông, khuyến khích con em đồng bào đi học. Chăm lo đào tạo đội ngũ cán bộ, giáo viên là người dân tộc H’Mông. Xây dựng được đội ngũ giáo viên người H’Mông để dạy học cho dân tộc mình. Mở rộng việc dạy chữ Mông nhằm tăng thêm tư duy ngôn ngữ, giúp cho người H’Mông có phương tiện để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời tạo khả năng tiếp thu Tiếng Việt và tiếp nhận các giá trị văn hóa tiên tiến. Bên cạnh đó, tăng cường dạy thêm Tiếng Anh cho đồng bào dân tộc H’Mông để có điều kiện giao lưu, làm các dịch vụ du lịch ở các bản góp phần hiểu thêm về văn hóa của các nước trên thế giới đồng thời tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân vùng đồng bào dân tộc H’Mông sinh sống.

Tăng cường chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, tuyên truyền giáo dục cho nhân dân cách ăn uống hợp vệ sinh, đảm bảo chế độ dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày rau xanh, thức ăn tươi như thịt, cá, trứng, v.v.. Xóa bỏ các hủ tục cúng bái để chữa bệnh, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch. Có kế hoạch đào tạo cán bộ y tế người H’Mông, xây dựng và trang bị các thiết bị y tế cho các xã để cấp cứu ban đầu các bệnh cho đồng bào dân tộc H’Mông.

Thứ tư, tăng nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động văn hóa. Theo đó, cùng với việc tăng nguồn kinh phí, kêu gọi các tổ chức xã hội: Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, tư nhân đầu tư, hỗ trợ hoạt động văn hoá. Huy động sức dân trong việc xây dựng các thiết chế văn hoá cơ sở ở Sa Pa. Tiến hành xã hội hóa, huy động cả cộng đồng xây dựng đời sống văn hóa, khôi phục văn hóa, bảo tồn bản sắc văn

hóa dân tộc H’Mông, đồng thời có kế hoạch sử dụng hợp lý các nguồn kinh phí đó.

---

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đã bản sắc dân tộc, từ năm 1998 đến nay, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các văn bản liên quan đến văn hóa, đến giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp của tỉnh Lào Cai nói chung, huyện Sa Pa nói riêng đã từ điều kiện cụ thể của địa phương triển khai có hiệu quả việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của các dân tộc anh em, trong đó có dân tộc H'Mông.

Với những kết quả đạt được, và cả những hạn chế cần phải khắc phục, thực tế cho thấy để đẩy mạnh việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, làm cho bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc trong đó có dân tộc H'Mông ở huyện Sa Pa của tỉnh Lào Cai được bảo tồn và phát huy trong quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thì nhất định phải chú trọng đến các nhóm giải pháp và thực hiện nó một cách đồng bộ, hiệu quả.

KẾT LUẬN

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, trong những năm qua, quán triệt quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về văn hóa nói chung của tỉnh Lào Cai nói riêng, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của dân tộc H’Mông ở Huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, từng bước khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc H’Mông trong một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đang trên đường đổi mới và hội nhập.

1. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn chú trọng văn hóa truyền thống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo và hết sức đặc sắc của người H'Mông trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Điều này không chỉ góp phần kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, phát huy được sức mạnh văn hóa tiềm tàng vốn có của người H'Mông từ bao đời nay, mà còn góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

2. Mỗi một dân tộc với điều kiện và lịch sử của mình đều có bản sắc riêng làm nên cốt cách, bản lĩnh, sức sống nội sinh của chính dân tộc mình. Bản sắc văn hóa dân tộc là cái không thể vay mượn được, là hạt nhân năng động nhất trong toàn bộ tinh thần sáng tạo truyền từ đời này qua đời khác. Điều đó cho thấy trong những di sản văn hóa của dân tộc, di sản văn hóa dân tộc H'Mông có giá trị to lớn đã được giữ gìn và phát huy một cách có sáng tạo. Quá trình đó góp phần làm cho bản sắc văn hóa của người H'Mông không mất đi mà còn được kế thừa và phát triển. Trong quá trình giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của người H'Mông, đã kế thừa những yếu tố tích cực,

những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần như: nhà ở, trang phục; ẩm thực, văn nghệ dân gian... và loại bỏ những cái lạc hậu, lỗi thời trong các hủ tục tang ma, tín ngưỡng…

3. Từ kết quả đạt được và những hạn chế cần phải khắc phục, để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc H'Mông ở Sa Pa - Lào Cai hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề quan trọng hàng đầu đặt ra là cần làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo; tuyên truyền và giáo dục cho đồng bào; đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội làm cơ sở và nền tảng cho việc xây dựng và phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống của nhân dân các dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào dân tộc H'Mông. Nâng cao ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho cộng đồng dân tộc H'Mông ở Sa Pa. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa nói chung, đội ngũ cán bộ người H'Mông tâm huyết với nghề… cũng như để nâng cao hiểu biết, kiến thức về mọi mặt, trong đó có kiến thức về văn hóa… cho đồng bào H'Mông để không chỉ hướng dẫn, động viên đồng bào, khơi dậy trong đồng bào lòng tự hào dân tộc, mà còn giúp đồng bào tự giác bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình trong hành trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đa dạng mà thống nhất.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về văn hóa trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc h’mông ở sa pa – lào cai hiện na (Trang 98 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)