Nội dung và giải pháp trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc H’Mông ở Sa Pa – Lào Cai hiện nay

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về văn hóa trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc h’mông ở sa pa – lào cai hiện na (Trang 96 - 98)

hóa dân tộc H’Mông ở Sa Pa – Lào Cai hiện nay

2.3.1. Nội dung giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Trong giai đoạn hiện nay, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc H’Mông ở huyện Sa Pa - Lào Cai trở thành một nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa lâu dài. Thực hiện tốt nhiệm vụ này không những khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai trong văn hóa của dân tộc Việt Nam mà còn có ý nghĩa lâu dài trong sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Bản sắc văn hóa dân tộc H’Mông ở Sa Pa thật độc đáo, mang sắc thái đặc trưng của dân tộc mình nhưng không tách biệt với các dân tộc khác cùng sinh sống trên địa bàn huyện Sa Pa, vì vậy, nội dung giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc H’Mông hiện nay cần chú ý đến các nội dung sau:

Thứ nhất, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc H’Mông như lòng yêu quê hương, đất nước; tình yêu thương con người;

truyền thống đoàn kết, đạo lý uống nước nhớ nguồn… để những giá trị truyền thống đó ngày càng ăn sâu, bám rễ trong tâm thức của người H’Mông, trở thành sức mạnh lớn lao trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Yêu nước, theo quan điểm của Hồ Chí Minh không chỉ trân trọng lịch sử, nguồn cội mà yêu nước cần phải có hành động thiết thực để góp sức mình vì lợi ích của dân tộc, vì vậy, cần phải nhân rộng phong trào thi đua yêu nước, cổ vũ đồng bào dân tộc H’Mông ở Sa Pa tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước của địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện…

Bên cạnh đó, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa ứng xử của dân tộc H’Mông. Tuy cuộc sống vật chất còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng đồng bào H’Mông vẫn cư trú theo bản, coi trọng tín nghĩa và tình cảm cộng đồng, tôn trọng nếp gia đình truyền thống… nên luôn tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong đời sống, trong sản xuất, trong lúc khó khăn vất vả. Đây là đặc trưng văn hóa của người H’Mông cần được nuôi dưỡng và phát triển, để không chỉ xây dựng khối đoàn kết trong đồng bào H'Mông, mà còn góp phần củng cố khối đại đoàn kết giữa đồng bào các dân tộc trong huyện Sa Pa, trong tỉnh Lào Cai... trên tinh thần "đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công".

Thứ hai, giữ gìn và phát huy giá trị kho tàng văn hóa, nghệ thuật dân gian truyền thống, các nhạc cụ, các làn điệu dân ca, ca dao, truyện thần thoại… tràn đầy tính giáo dục và nhân văn cao cả của người H'Mông. Trong đó, dân ca H’Mông chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người H’Mông, nhất là vào các dịp lễ hội, cưới xin, ma chay và hát giao duyên tỏ tình... Vì vậy, các loại nhạc cụ như khèn, sáo, đàn môi, khèn lá - nhạc cụ đặc trưng của người H’Mông rất cần được giữ gìn, phát huy trong các dịp lễ, tết, trong trao truyền cho thế hệ trẻ. Bên cạnh đó, việc chú trọng bảo

tồn và phát triển hệ thống chữ viết H’Mông cho người H’Mông cũng góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc H’Mông.

Tiếp tục đẩy mạnh giữ gìn và phát huy các loại hình sinh hoạt văn hóa của dân tộc H’Mông, thông qua việc bảo tồn các lễ hội như Nào xồng và Gầu tào. Khắc phục tình trạng lấy lý do bài trừ mê tín dị đoan để cấm tổ chức lễ hội Nào Xồng, Gầu tào… dẫn đến hậu quả triệt tiêu sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc sắc. Đặc biệt, không áp đặt quan niệm đơn giản, ấu trĩ, không can thiệp, xóa bỏ những yếu tố cấu thành của văn hóa truyền thống, cắt xén những yếu tố cơ bản làm biến dạng, mai một giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào H'Mông.

Thứ ba, đổi mới tư duy về văn hóa, nâng cao nhận thức về văn hóa, tránh can thiệp thô bạo cũng như dễ dãi chấp nhận mọi biến đổi đến mức xa lạ, lai căng với phong tục, tập quán, với giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào H'Mông. Theo đó, cán bộ lãnh đạo, người làm công tác quản lý văn hóa phải có thái độ trân trọng, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc H’Mông, tránh nhìn nhận và hành động đối với văn hóa H’Mông thông qua lăng kính chủ quan của dân tộc mình. Theo đó, trong công tác tư tưởng, tuyên truyền phải chú trọng những yếu tố độc đáo, giàu bản sắc của văn hóa của người H’Mông; gắn việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào H'Mông với rèn luyện đạo đức, lối sống, trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở với phong trào thi đua yêu nước, với chung tay xây dựng nông thôn mới và đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh...

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về văn hóa trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc h’mông ở sa pa – lào cai hiện na (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)