* Những thành tựu
Thứ nhất, việc lãnh đạo, triển khai các văn bản của Đảng, Nhà nước, về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa ở Lào Cai và người H’Mông ở Sa Pa kịp thời và hiệu quả.
Xác định rõ văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản, đáp ứng kịp thời tình hình thực tiễn của đất nước như: Chỉ thị 27-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 12/01/1998 về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, lễ tang, lễ hội; Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII năm 1998 về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc; Chương trình hành động số 1109/ CP-PC, trong đó có đề án bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc ngày 17/9/1998. Chỉ thị số 39/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác văn hóa – thông tin ở miền núi và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số nhằm chống nguy cơ tụt hậu và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc theo tinh thần nghị quyết Trung ương 5; Luật Di sản văn hóa; Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam”, chủ yếu tập trung vào việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số Việt Nam từ 2003 đến 2010; Quyết định 138/2000/QĐ-TTg, Quyết định 186/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, lồng ghép đầu tư có hiệu quả các chương trình dự án để phát triển
kinh tế, văn hoá, xã hội, tập trung xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn miền núi, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp đảm bảo đủ lương thực ổn định cuộc sống. Nâng cao đời sống vật chất tinh thần của đồng bào, ổn định định canh định cư vững chắc theo các tiêu chí trong Quyết định 140/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn… Điều này cho thấy, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, về văn hóa và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào các dân tộc anh em ngày càng được Đảng và nhà nước quan tâm thông qua việc ban hành các văn bản pháp quy.
Trên cơ sở các văn bản pháp quy về văn hóa đã được ban hành, quán triệt tinh thần đề án “Phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2006 – 2010”, công tác bảo tồn di sản văn hóa, phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, coi di sản văn hóa là tài nguyên vô cùng quý báu, là yếu tố đặc biệt quan trọng, nhằm tạo sự hấp dẫn đối với du khách khi đến với Lào Cai đã được các cấp, các ngành trong tỉnh triển khai tích cực. Với mục tiêu khảo sát, nắm rõ kho tàng di sản văn hóa ở 16 dân tộc Lào Cai; lựa chọn một số di sản văn hóa đặc trưng tiêu biểu để bảo tồn, đặc biệt di sản của một số dân tộc có xu thế mai một nhanh như dân tộc Kháng, La Ha, La Chí, Bố Y, Xa Phó, H’Mông, Pa Dí, Thu Lao, ngành văn hóa đã tiến hành khai thác và nghiên cứu các di sản văn hóa phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, trên cơ sở tổng điều tra, ngành văn hóa của tỉnh đã tiến hành kiểm kê di sản văn hóa các dân tộc, tập trung vào 23 dân tộc và ngành cụ thể, như dân tộc H’Mông: gồm các ngành H’Mông trắng, H’Mông Lềnh, H’Mông đen, H’Mông xanh và một số tộc người như Thái, Tày, Bố Y, Nùng, Giáy, Lự, Lào, Kháng, La Ha, La Chí, Phù Lá, Hà Nhì.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tỉnh uỷ Lào Cai đã phê duyệt Đề án 13 theo quyết định số 284- QĐ/TU ngày 15/11/2011 về “Phát triển thiết chế văn hóa, bảo tồn và phát huy
bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai giai đoạn 2011 - 2015” với mục tiêu xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững với nhiệm vụ là xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa từ cấp tỉnh đến cơ sở, đẩy mạnh hoạt động các hoạt động văn hóa ở cơ sở; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Lào Cai, sưu tầm, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững.
Đề án đã điều chỉnh tăng một số hạng mục như đề nghị công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia từ 10 lên 14 di sản (nghệ thuật âm nhạc khèn của dân tộc H’Mông, tri thức dân gian bảo vệ rừng của dân tộc Dao ở Lào Cai, nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục dân tộc H’Mông, lễ tạ ơn trâu của người Bố Y). Cùng với việc triển khai 3 Đề án văn hóa, thể thao và du lịch là việc triển khai thực hiện đồng bộ, sáng tạo chương trình “Biến di sản thành tài sản” hay nói cách khác là “Khai thác giá trị văn hóa, di tích, di sản thành sản phẩm du lịch” và du lịch cộng đồng người H’Mông ở Cát Cát (huyện Sa Pa).
Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2007 huyện Sa Pa đã chỉ đạo, triển khai và thực hiện Chương trình xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và đến nay đã có 18/18 xã thị trấn thành lập ban chỉ đạo cơ sở. Ban hành và thực hiện quy ước xây dựng làng văn văn hóa, năm 2012, toàn huyện xây dựng được 61 nhà văn hóa thôn bản, trong đó vùng đồng bào H’Mông là 27 nhà chiếm 44,26%, có 17/17 bưu điện văn hóa.
Ngoài ra, tỉnh Lào Cai đã ban hành quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh gồm 5 chương, 30 điều quy định các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy
giá trị di tích lịch sử văn hóa, danh lam, thắng cảnh, việc quản lý di vật, cổ vật, bảo vật thuộc di tích, trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp của các cấp, các ngành, địa phương trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát huy các giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh. Ngày 24/10/2004, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Sa Pa ra quyết định số 145/QĐ-CT về việc xây dựng các tour dịch vụ như Sa Pa – Lao Chải - Tả Van- Bản Hồ - Thanh Kim – Thanh Phú; Sa Pa – Tả Phìn; Sa Pa – Cát Cát – Sín Chải; Sa Pa – Phan Xi Păng...
Thứ hai, đẩy mạnh việc tuyên truyền về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong cộng đồng các dân tộc thiểu số.
Để xây dựng và phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản bản văn hóa các dân tộc nói chung, dân tộc H'Mông ở Sa Pa nói riêng, hệ thống thông tin, phát thanh và truyền hình được quan tâm phát triển. Các ấn phẩm báo được phát hành rộng rãi và không ngừng mở rộng phạm vi phục vụ, vươn tới tận các thôn bản của người H’Mông. Trong đó, đã xây dựng 01 trạm thu phát truyền hình cụm Đầu Dốc – Bản Hồ; đã có 18/18 xã, thị trấn đặt mua báo Lào Cai, tạp chí Phan Xi Păng, v.v.. Hệ thống phát thanh - truyền hình được đầu tư các trang thiết bị kỹ thuật từ huyện đến các xã, nhằm tuyên truyền có hiệu quả đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh, huyện Sa Pa đến nhân dân. Đến năm 2012, trên 85% dân số của huyện được xem truyền hình, trong đó đồng bào H’Mông chiếm 57%; 95% dân số được nghe Đài Tiếng nói Việt Nam, trong đó đồng bào H’Mông chiếm 65,56%. Truyền hình, truyền thanh đã có những kênh phát tiếng H’Mông cho đồng bào H’Mông nghe, xem.
Việc tuyên truyền chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống là tục lệ lạc hậu cần được xóa bỏ được đẩy mạnh, góp phần làm chuyển biến nhận thức của đồng bào H’Mông. Từ đó, đồng bào đã tích cực hưởng ứng và thực hiện,
ký cam kết hoãn cưới cho đến khi đủ tuổi kết hôn. Đến nay cơ bản đã chấm dứt tình trạng tảo hôn ở đồng bào dân tộc H’Mông.
Đồng thời, việc tuyên truyền xây dựng đời sống văn hóa mới, gắn phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với xây dựng nông thôn mới cũng được đẩy mạnh và đạt kết quả tốt. Năm 2007, huyện Sa Pa đã chỉ đạo xây dựng và thành lập Ban chỉ đạo triển khai đề án “Cải tạo tập tục lạc hậu trong ma chay của đồng bảo các dân tộc huyện Sa Pa giai đoạn 2006 - 2010”, triển khai làm điểm cho người H’Mông tại 2 xã Sa Pả và Tả Phìn sau 5 tháng đã thu được kết quả đáng khích lệ. Trên cơ sở kết quả đạt được, đã nhân rộng thêm 3 xã Trung Chải, Tả Van và Nậm Cang, mở 15 hội nghị để triển khai. Đặc biệt, dòng họ Má ở xã Sa Pả, có 132 hộ của thôn cam kết quyết tâm thực hiện đưa người chết vào áo quan trong vòng từ 6 đến 8 tiếng và thời gian đi chôn cất không quá 48 giờ. Tiếp tục nhân rộng trên tất cả các xã trên địa bàn huyện, các nghi lễ trong tang ma của dân tộc H’Mông được quản lý chặt chẽ. Đề án cải tạo những hủ tục trong tang ma đã được đồng bào dân tộc H’Mông hưởng ứng. Đến nay, cơ bản bài trừ những hủ tục trong tang ma như không khâm liệm người chết vào áo quan, tổ chức tang ma linh đình, kéo dài quá 48 tiếng. Các bản đã vận động đồng bào chuẩn bị quĩ áo quan để kịp thời giúp đỡ tang gia khâm liệm người quá cố trước khi phát tang. Năm 2010, toàn Huyện Sa Pa có 98,5% đám tang được người dân tổ chức theo đúng hương ước khu dân cư.
Thứ ba, việc giữ gìn và phát huy các di sản văn hóa thiết thực và hiệu quả. Quán triệt và triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, các chương trình hành động, đề án của Trung ương và tỉnh Lào Cai, các cấp ủy Đảng và chính quyền huyện Sa Pa đã lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện lựa chọn thí điểm bảo tồn một số di sản văn hóa tiêu biểu trong đó có bảo tồn 5 bản cổ truyền gắn với khu du lịch trọng điểm Sa Pa, Bắc Hà; nghiên cứu, phục dựng 2 khu
bản các dân tộc cổ truyền phục vụ cho nhu cầu du lịch; nghiên cứu, bảo tồn 8 nghề truyền thống ở bản cổ truyền, bảo tồn trùng tu tôn tạo các di tích quốc gia đã được công nhận và đầu tư nghiên cứu quy hoạch hệ thống di tích xếp hạng văn hóa, danh lam thắng cảnh, đề nghị xếp hạng di tích cấp tỉnh và di tích Quốc gia đặc biệt, đồng thời bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, sưu tầm các di sản văn hóa; xây dựng môi trường trao truyền; làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng một số thiết chế bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.
Chú trọng giữ gìn và phát huy bản truyền thống, đến nay, huyện Sa Pa đã bảo tồn được 2 bản văn hóa đó là bản Xả Xéng, xã Tả Phìn và bản Cát Cát, Xã San Sả Hồ, trong đó đã bảo tồn nguyên dạng cảnh quan, kiến trúc của toàn bộ bản, bảo tồn và tái hiện các phong tục tập quán sinh hoạt văn hóa đặc sắc của cộng đồng bản. Bảo tồn cấu trúc của làng người H’Mông gồm 4 khu vực như truyền thống và bảo tồn các cơ sở sản xuất nghề thủ công như dệt vải, nhuộm chàm, làm đồ gỗ, rèn đúc, chạm khắc bạc, nấu rượu, các sinh hoạt văn hóa trong bản nhằm giữ gìn sắc thái của dân tộc H’Mông Sa Pa. Hai mô hình bản cổ của người H’Mông được bảo tồn đã giúp cho việc giữ gìn các giá trị văn hóa về bản của người H’Mông được lưu truyền, đồng thời thu hút khách tham quan trong và ngoài nước khi đến Sa Pa. Trên cơ sở đó, giáo dục cho đồng bào H’Mông về lịch sử, giá trị văn hóa của các bản của mình, thấy được vai trò và ý nghĩa về bản truyền thống của dân tộc mình.
Trong quá trình bảo tồn và phát huy 2 bản cổ ở Sa Pa, đã phục dựng, bảo tồn được một số ngôi nhà truyền thống của dân tộc H’Mông là loại nhà trệt, kiến trúc phổ biến là ba gian, hai chái bằng nguyên liệu gỗ pơmu cả tường và mái. Ngôi nhà không chỉ là nơi để cả gia đình người H’Mông chung sống, sinh hoạt cùng nhau, đó còn là một sản phẩm văn hóa vật chất vừa ăn sâu trong đời sống tâm linh, vừa phản ánh nét đặc sắc của dân tộc H’Mông.
Các ban ngành, chức năng của tỉnh, huyện Sa Pa đã tiến hành nghiên cứu, khai thác, bảo tồn, trùng tu tôn tạo những di tích quốc gia đã được công nhận và đầu tư nghiên cứu, quy hoạch hệ thống di tích xếp hạng, danh lam thắng cảnh như trùng tu di tích văn hóa khu chạm khắc đá cổ Sa Pa. Tiếp tục đề nghị công nhận xếp hạng quốc gia các di tích như Đỉnh Phan Xi Păng (di tích quốc gia đặc biệt), khu Hàm Rồng (thị trấn Sa Pa), Thác Bạc, Động Tả Phìn.
Một trong những thành công của ngành văn hóa huyện Sa Pa là đã tiến hành bảo tồn ruộng bậc thang ở thung lũng Mường Hoa nói riêng và ruộng bậc thang nói chung của đồng bào dân tộc H’Mông. Trên cơ sở đó, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã quyết định xếp hạng di tích quốc gia danh lam, thắng cảnh đối với ruộng bậc thang Sa Pa. Đây là quần thể ruộng bậc thang lớn nhất Việt Nam, rộng 935,4 ha thuộc địa bàn các xã Lao Chải, Tả Van, Hầu Thào (Sa Pa). Đặc biệt, đầu năm 2009, tạp chí du lịch Travel and Leisure (Mỹ) đã bình chọn ruộng bậc thang Sa Pa nằm trong top 7 ruộng bậc thang đẹp và kỳ vĩ nhất Châu Á và thế giới. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, để mở rộng di sản, đồng bào H’Mông ở Sa Pa vẫn đang tiếp tục mở rộng diện tích canh tác ruộng bậc thang, vừa để tăng diện tích đất nông nghiệp vừa là biện pháp hiệu quả nhất để tiếp tục lưu truyền kinh nghiệm cách làm, canh tác ruộng bậc thang cho các thế hệ con cháu mai sau.
Để giữ gìn di sản, ngành văn hóa huyện Sa Pa đã bảo tồn thành công các khu rừng cấm của người H’Mông – nơi thờ cúng thần làng, nơi diễn ra các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng chung của cả làng; bảo tồn các khu rừng trồng cây thảo quả của người H’Mông ở Sa Pa, góp phần giữ gìn các giá trị văn hóa, ý thức thức về bảo vệ rừng góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng đầu nguồn, phát triển bền vững như khu rừng vầu Háng Sung, Rừng cấm,
vùng cây to, tục thờ đá, khu rừng già trồng thảo quả Chô Rú, khu vực có 3 con suối gặp nhau đã tạo thành cảnh quan đẹp cho bản Cát Cát.
Trên cơ sở xây dựng làng văn hóa du lịch, trở thành điểm du lịch, các nghề thủ công, dệt may thổ cẩm, chạm khắc bạc, các sản phẩm rèn đúc nông cụ, làm mộc, đan lát bằng mây, tre, v.v.. đã được bảo tồn và phát triển. Khảo sát ở bản Cát Cát cho thấy đã có 54 gia đình trồng lanh, dệt vải, in sáp ong, 01