Tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngânhàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ngã năm sóc trăng (Trang 71 - 75)

Trong hoạt động kinh tế, bất kỳ hoạt động chính nào cũng nhằm mục đích lợi nhuận, hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng là kinh doanh tiền tệ. Song song với mức lợi nhuận cao đó thì độ rủi ro từ lĩnh vực này cũng không kém. Mỗi rủi ro đều thể hiện ở nhiều khía cạnh từ rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản …và đặc biệt là rủi ro tín dụng mà biểu hiện đầu tiên của nó là nợ quá hạn. Chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng thể hiện các khoản nợ quá hạn khách quan hoặc chủ quan nào đó mà đến hạn không trả đƣợc, Ngân hàng gia

hạn nợ thì sẽ chuyển sang nợ quá hạn, chịu lãi suất cao hơn lãi suất bình thƣờng. Ngoài ra, còn có những khoản nợ khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích, bị Ngân hàng kiểm tra phát hiện quyết định thu hồi nợ trƣớc hạn, nếu không sẽ phạt chuyển sang nợ quá hạn. Điều đó cho thấy khoản nợ quá hạn của Ngân hàng càng lớn thì chất lƣợng tín dụng kém, hiệu quả tín dụng không cao, chứa đựng nhiều rủi ro. Nó làm cho nguồn vốn bị ứ đọng, vòng quay tín dụng bị chậm lại. Vì thế Ngân hàng cần có những giải pháp tích cực để giảm tỷ lệ nợ xấu để không gây ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Muốn tìm đƣợc những giải pháp tích cực Ngân hàng cần tìm ra những nguyên nhân gây ra nợ xấu cũng nhƣ nợ quá hạn. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về tình hình nợ xấu hộ sản xuất nông nghiệp tại NHN0&PTNT Chi nhánh Ngã Năm.

4.3.4.1 Nợ xấu hộ sản xuất theo thời gian

Bảng 4.17 cho thấy nợ xấu tại Ngân hàng luôn tăng, tuy có tăng nhƣng không phải nợ xấu tăng là đánh giá hoạt động của Ngân hàng không hiệu quả. Để có thể đánh giá chính xác ta đi vào từng đối tƣợng và tốc độ tăng trƣởng của nó ra sao. Xét về mặt thời gian gồm nợ xấu ngắn hạn và trung hạn, dƣờng nhƣ tỷ lệ thuận với dƣ nợ, nợ xấu đều tăng dần qua các năm, nhƣng đã đề cập ở trên việc gia tăng nợ xấu vẫn chƣa thể nói rõ đƣợc điều gì. Việc cần làm là các cấp lãnh đạo, cán bộ tín dụng ngồi lại phân tích và tìm hiểu nguyên nhân. Bảng 4.17: Nợ xấu hộ sản xuất theo thời gian giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền Số tiền Số tiền Số

tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 1.022 1.497 1.721 475 46,48 224 14,96 Trung hạn 11 15 16 4 36,36 1 6,67 Tổng 1.033 1.512 1.737 479 46,37 225 14,88

Nguồn: Phòng tín dụng của NHN0 & PTNT Chi nhánh Ngã Năm

- Nợ xấu ngắn hạn: Nhìn chung trong 3 năm, nợ xấu ngắn hạn biến thiên tăng dần qua từng năm. Cụ thể năm 2012 nợ xấu ngắn hạn là 1.497 triệu đồng tăng 475 triệu đồng (tƣơng ứng tăng 46,48%), việc tăng nợ xấu là do ảnh

hƣởng từ nền kinh tế, năm 2012 không một Ngân hàng nào tránh khỏi nợ xấu. Tăng thêm 224 triệu đồng vào năm 2013 (tƣơng ứng tỷ lệ 14,96%) so với năm 2012. Mặc dù nợ xấu ngắn hạn có tăng nhƣng ở mức độ nhỏ 14,96%. Đây cũng là dấu hiệu khả quan cho hoạt động của Ngân hàng.

- Nợ xấu trung hạn: Tốc độ tăng trƣởng của nợ xấu giảm qua các năm. Cụ thể năm 2012 là 15 triệu đồng tăng 4 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2011. Bƣớc sang 2013 tốc độ tăng trƣởng nợ xấu là 6,67% , nợ xấu 2013 là 16 triệu đồng tăng một lƣợng rất nhỏ, đây cũng là dấu hiệu đáng mừng.

Ta thấy tỷ trọng cho vay hộ sản xuất nông nghiệp đối với thời hạn trung hạn là rất thấp so với cho vay ngắn hạn nên nợ xấu trung hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong khi đó nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao Ngân hàng cần thận trọng trong công tác thẩm định đối với các khoản vay và có những biện pháp đôn đốc nhắc nhở tích cực nhằm tránh hiện tƣợng nợ xấu ngắn hạn ngày càng cao.

Bảng 4.18: Nợ xấu theo thời gian giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013-2014

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm

Chênh lệch

2013 2014 6T 2014/6T 2013

Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%)

Ngắn hạn 1.249 1.829 580 46,44

Trung hạn 21 26 5 23,81

Tổng 1.270 1.855 585 17,48

Nguồn: Phòng tín dụng NHN0 & PTNT Chi nhánh Ngã Năm

Qua bảng số liệu ta thấy nợ xấu 6 tháng đầu năm 2014 tăng 585 triệu đồng (tƣơng ứng tăng 17,48%) so với cùng kỳ năm 2013. Sƣ gia tăng là do có sự đóng góp nợ xấu ngắn hạn, trung hạn. Bên cạnh những khách hàng có khả năng trả nợ tốt thì vẫn còn tồn đọng một số khách hàng không thể trả đƣợc nợ, kéo theo nợ xấu gia tăng qua các năm, đáng lo ngại nhất là nợ xấu trong lĩnh vực ngắn hạn.

4.3.4.2 Nợ xấu hộ sản xuất theo đối tượng

- Nợ xấu trồng trọt-chăn nuôi: Nợ xấu năm 2012 là 1.020 triệu đồng tăng 360 triệu đồng so với năm 2011 nợ xấu thuộc đối tƣợng này tăng là do dịch cúm H5N1 đã ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế của toàn Ngã Năm những ngƣời chăn nuôi gia cầm nhƣ gà vịt gặp nhiều bấp bênh giá gia cầm giảm mạnh. Năm 2013 nợ xấu trồng trọt-chăn nuôi tăng 187 triệu đồng (tƣơng ứng tăng 18,33%) so với cùng kỳ năm 2012. Tốc độ nợ xấu đã giảm nhƣng nhìn chung vẫn còn tồn đọng nợ xấu và không một Ngân hàng nào có thể khắc phục đƣợc phấn đấu không có nợ xấu.

- Nợ xấu kinh doanh phục vụ nông nghiệp: Nợ xấu kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp có xu hƣớng tăng. Năm 2012 tăng 115 triệu đồng (tƣơng ứng tỷ lệ tăng 31,77%) so với năm 2011.. Năm 2012 nợ xấu tăng cao là do nông dân gặp phải rủi ro khi dịch cúm gia cầm lây lan phát tán mạnh, tất cả đã dẫn đến kinh doanh bấp bênh: ngƣời dân không tiền trả vật tƣ nông nghiệp, thức ăn gia súc, còn hộ kinh doanh không tiền trả cho Ngân hàng. Tính chất bắc cầu đã dẫn đến nợ xấu tăng cao. Thực hiện những biện pháp làm giảm nợ xấu bƣớc sang năm 2013 nợ xấu đối tƣợng này tuy tăng thêm 37 triệu đồng nhƣng tốc độ tăng trƣởng giảm chỉ 7,76% so với cùng kỳ 2012.

- Nợ xấu hoạt động nông nghiệp sau thu hoạch: Đây là đối tƣợng có nợ xấu thấp nhất. Ngƣời vay sử dụng vốn vay đúng mục đích đem lại hiệu quả kinh tế cao và trả đƣợc nợ nên nợ xấu đối tƣợng này ở mức thấp.

Bảng 4.19: Nợ xấu hộ sản xuất theo đối tƣợng giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) TT-CN 660 1.020 1.207 360 54,55 187 18,33 KD phục vụ NN 362 477 514 115 31,77 37 7,76 HĐNN 11 15 16 4 36,36 1 6,67 Tổng 1.033 1.512 1.737 479 46,37 225 14,88

Bảng 4.20: Tình hình nợ xấu theo đối tƣợng giai đoạn 6 tháng năm 2013-2014 Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng của NHN0 & PTNT Chi nhánh Ngã Năm

Nợ xấu trồng trọt-chăn nuôi 6 tháng đầu năm 2014 là 1.187 triệu đồng tăng 411 triệu (tƣơng ứng tăng 52,96%). Con số nợ xấu tính đến quý II/2014 của kinh doanh phục vụ nông nghiệp tăng 169 triệu đồng (tƣơng ứng tăng 35,73%) so với cùng kỳ năm 2013. Nợ xấu của đối tƣợng hoạt động nông nghiệp sau thu hoạch nhỏ, không đáng kể.

Nguyên nhân tăng nợ xấu đối với hộ nông nghiệp nhƣ sau:

- Ý thức chƣa tốt, không có thiện ý trả nợ cho Ngân hàng, chiếm dụng vốn sau khi thu hoạch để làm của riêng.

- Dịch bệnh bùng phát thƣờng xuyên đối với hộ chăn nuôi và trồng trọt, sau nhiều lần gia hạn dẫn đến mất khả năng trả nợ cho Ngân hàng.

- Sử dụng vốn sai mục đích, nuôi cá tra, cá basa, chăn nuôi heo, nuôi bò… nhƣng không nắm rõ kỹ thuật.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngânhàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ngã năm sóc trăng (Trang 71 - 75)