Doanh số cho vay hộ sản xuất

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngânhàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ngã năm sóc trăng (Trang 54 - 61)

4.3.1.1 Doanh số cho vay hộ sản xuất theo thời gian

Doanh số cho vay hộ sản xuất theo thời hạn tín dụng đƣợc chia thành hai loại: doanh số cho vay ngắn hạn và trung hạn. Trong giai đoạn 2011 - 6 tháng đầu năm 2014, doanh số cho vay ngắn hạn của Chi nhánh luôn chiếm tỉ trọng cao hơn so với doanh số cho vay trung hạn.

Trong tổng doanh số cho vay của Chi nhánh, doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng cao (trên 90%) và tăng liên tục qua các năm. Trong khi đó, doanh số cho vay trung hạn luôn chiếm tỉ trọng thấp (dƣới 10%). Do đặc thù nông nghiệp mang tính thời vụ, thời gian sinh trƣởng và thu hoạch của một vụ mùa là tƣơng đối ngắn thƣờng là 3 - 4 tháng tùy thuộc vào loại cây trồng, còn đối với vật nuôi thì thời gian lâu hơn nhƣng cũng không quá một năm là có thể thu hoạch, cho nên loại hình cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao.

Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện doanh số cho vay hộ sản xuất theo thời gian giai đoạn năm 2011-2013

Bảng 4.5: Doanh số cho vay hộ sản xuất theo thời hạn qua 3 năm (2011-2013) Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm

Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ

(%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 279.064 387.369 522.802 108.305 38,81 135.433 34,96 Trung hạn 16.532 27.809 40.866 11.277 68,21 13.057 46,95 Tổng 295.596 415.178 563.668 119.582 40,45 148.490 35,76

Nguồn: Phòng tín dụng của NHN0 & PTNT Chi nhánh Ngã Năm

Qua bảng số liệu 4.5 ta thấy tổng doanh số cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2012 tổng doanh số cho vay tăng 119.582 triệu đồng (tƣơng ứng tăng 40,45%) so với năm 2011. Đến năm 2013 tăng thêm 148.490 triệu đồng (tƣơng ứng tăng 35,76%). Doanh số cho vay

trong 3 năm không ngừng gia tăng là do sự thay đổi chính sách tín dụng theo chủ trƣơng của Đảng và nhà nƣớc. Phát triển linh hoạt hoạt động tín dụng làm cho đồng vốn ngày càng đáp ứng sâu rộng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất nông nghiệp. Trong đó:

-Doanh số cho vay ngắn hạn: Doanh số cho vay ngắn hạn năm 2011 chiếm tỉ trọng 94% tổng doanh số cho vay, tƣơng ứng 279.064 triệu đồng. So với năm 2012, doanh số cho vay ngắn hạn năm 2013 tăng 34,96% (135.433 triệu đồng), đạt 522.802 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 93% tổng doanh số cho vay.

Doanh số cho vay ngắn hạn hộ sản xuất năm sau luôn cao hơn năm trƣớc là do khách hàng có nhu cầu mở rộng đầu tƣ, sản xuất kinh doanh. Đồng thời ta có thể thấy loại hình cho vay ngắn hạn tƣơng đối phù hợp với chu kỳ sản xuất tại địa phƣơng - sản xuất nông nghiệp, đầu tƣ cho cây trồng vật nuôi. Bên cạnh đó, tâm lý ngƣời dân họ không muốn các khoản vay của họ kéo dài quá lâu vì phải tốn kém thêm chi phí, họ muốn vay trong ngắn hạn với mức lãi suất phải chịu thấp hơn lãi suất trung hạn. Điều này cho thấy tín dụng ngắn hạn đã và đang đƣợc mở rộng, đóng vai trò chủ yếu trong quá trình sử dụng vốn của Ngân hàng.

-Doanh số cho vay trung hạn: Bên cạnh nhu cầu vay vốn ngắn hạn thì ngƣời dân cũng có nhu cầu vay vốn trung hạn. Mục đích của việc vay vốn này là để phục vụ cho các hoạt động nông nghiệp sau thu hoạch: cho vay mua máy cày, máy gặt đập, lò sấy, sân phơi,... Cho vay trung hạn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong doanh số cho vay. Doanh số cho vay trung hạn năm 2011 chiếm tỷ trọng 6% tổng doanh số cho vay tƣơng ứng 16.532 triệu đồng.

So với năm 2011 doanh số cho vay trung hạn năm 2012 tăng 11.277 triệu đồng chiếm tỷ trọng 7% tổng doanh số cho vay hộ sản xuất. Sở dĩ có sự gia tăng này là do nhu cầu trang thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp gia tăng nhu cầu máy móc tăng cao trong khi nguồn vốn tự có của ngƣời dân không đáp ứng đủ nên vay Ngân hàng. Sang 2013 doanh số cho vay trung hạn hộ sản xuất chiếm tỷ trọng 7% tổng doanh số cho vay hộ sản xuất, tăng 13.057 triệu đồng (tƣơng ứng tăng 46,95%).

Mặc dù tốc độ tăng trƣởng không cao nhƣng doanh số cho vay trung hạn qua các năm vẫn tăng, điều này thể hiện rằng ngƣời dân Ngã Năm đang cố gắng phát triển và mở rộng đầu tƣ trung hạn. Dù chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu cho vay nhƣng cho vay trug hạn cũng góp phần vào nguồn thu nhập của Ngân hàng.

Bảng 4.6: Doanh số cho vay hộ sản xuất nông nghiệp theo thời hạn giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013-2014

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch

2013 2014 6T 2014/ 6T 2013

Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ

(%)

Ngắn hạn 186.862 253.352 66.490 35,58

Trung hạn 9.436 13.969 4.533 48,04

Tổng 196.298 267.321 71.023 36,18

Nguồn: Phòng tín dụng của NHN0 & PTNT Chi nhánh Ngã Năm

Qua bảng số liệu ta thấy tổng doanh số cho vay hộ sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2014 tăng 71.023 triệu đồng tƣơng ứng tốc độ tăng trƣởng 36,18% so với cùng kỳ năm 2013. Điều này cho thấy rằng quy mô tín dụng của Ngân hàng ngày càng đƣợc mở rộng. Trong đó:

- Doanh số cho vay ngắn hạn: Tính đến cuối quý II năm 2013 doanh số cho vay ngắn hạn hộ sản xuất chiếm tỷ trọng 95,19% tổng doanh số cho vay hộ sản xuất. Dù tỷ trọng đóng góp có giảm chỉ chiếm 94,77% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn hộ sản xuất năm 2014 nhƣng doanh số này vẫn ở mức cao, cụ thể đến hết quý II năm 2014 doanh số này là 253.352 triệu đồng. Doanh số này sang năm 2014 vẫn tăng cho thấy ngƣời dân đang đầu tƣ mạnh vào sản xuất nông nghiệp và Ngân hàng (cụ thể là NHN0 & PTNT Chi nhánh Ngã Năm) là nơi mà ngƣời dân đặt niềm tin có thể giúp hỗ trợ vốn cho họ.

- Doanh số cho vay trung hạn: Vẫn giữ một tỷ trọng nhỏ dƣới 10% trong tổng doanh số cho vay hộ sản xuất, mặc dù có sự tăng trƣởng. So với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2013, năm 2014 doanh số này tăng 4.533 triệu đồng (tƣơng ứng tăng 48,04%).

Nhìn chung ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn và trung hạn của hộ sản xuất đều có xu hƣớng tăng, nhƣng mặt bằng chung ngƣời dân chủ yếu vay ngắn hạn là nhiều. Vay ngắn hạn sẽ giúp cho Ngân hàng và hộ sản xuất nông nghiệp sớm thu hồi vốn, nâng cao hiệu quả xoay vòng vốn. Về phía Ngân hàng sẽ sử dụng nguồn vốn thu hồi nhanh này vào các hoạt động trong lĩnh

vực khác hoặc các dự án vay khác. Về phía hộ sản xuất nông nghiệp, mức lãi suất thấp sẽ phù hợp với chu kỳ kinh doanh, giảm áp lực về lãi suất.

4.3.1.2 Doanh số cho vay hộ sản xuất theo đối tượng

Đi vay để cho vay là một trong những nhiệm vụ chính của Ngân hàng, vì thế doanh số cho vay cũng đánh giá một phần nào hiệu quả tín dụng mà ở đây chính là hiệu quả đối với việc cho vay hộ sản xuất. Trồng trọt, chăn nuôi là ngành truyền thống từ xƣa đến nay của bà con nông dân, nhƣng để trồng trọt và chăn nuôi đƣợc không thể thiếu con giống, nguyên vật liệu, phân bón, thu hoạch thì không thể thiếu máy móc,…. Tất cả điều cần đến vốn, vốn là nguồn không thể thiếu. Nhận biết đƣợc điều đó, bản thân Ngân hàng gánh một trách nhiệm nặng nề là nơi cung cấp vốn sản xuất, thấy đƣợc mối quan hệ giữa trồng trọt chăn nuôi, nguồn nguyên vật liệu, trang thiết bị máy móc cho nên Ngân hàng đã cho vay hộ sản xuất theo đối tƣợng cụ thể là: trồng trọt-chăn nuôi, kinh doanh phục vụ nông nghiệp, hoạt động nông nghiệp sau thu hoạch.

Bảng 4.7 và 4.8 là bảng số liệu tổng hợp về doanh số cho vay hộ sản xuất theo đối tƣợng giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Từ những việc phân tích tìm hiểu nguyên nhân lý do của sự tăng giảm, bởi vì doanh số cho vay với doanh số thu nợ và dƣ nợ có mối liên hệ với nhau rất mật thiết.

Bảng 4.7: Doanh số cho vay hộ sản xuất nông nghiệp theo đối tƣợng giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ

(%) Số tiền Tỷ lệ (%) TT-CN 198.584 278.701 368.301 80.117 40,34 89.600 32,15 KD phục vụ NN 80.480 108.668 154.501 28.188 35,02 45.833 42,17 HĐNN 16.532 27.809 40.866 11.277 68,21 13.057 46,95 Tổng 295.596 415.178 563.668 119.582 40,45 148.490 35,77

Bảng 4.8: Doanh số cho vay hộ sản xuất nông nghiệp theo đối tƣợng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013-2014 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2013 2014 6T 2014/6T 2013

Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%)

TT-CN 111.612 154.811 43.199 38,70

KD phục vụ

NN 75.250 98.541 23.291 30,95

HĐNN 9.436 13.969 4.533 48,04

Tổng 196.298 267.321 71.023 36,18

Nguồn: Phòng tín dụng của NHN0 & PTNT Chi nhánh Ngã Năm

- Trồng trọt - chăn nuôi: Thay vì cho vay riêng lẽ từng đối tƣợng một Chi nhánh đã kết hợp cho vay theo mô hình trồng trọt - chăn nuôi, đây cũng là một bƣớc tiến mới của Ngã Năm. Cho vay kết hợp giúp ngƣời dân vừa trồng trọt kết hợp với chăn nuôi góp phần tăng nguồn thu nhập, về phía Ngân hàng không phải tốn nhiều thời gian làm hồ sơ vay vốn nhiều lần. Chủ yếu là cho vay theo hình thức: lúa cá, lúa heo,… Doanh số cho vay năm 2012 tăng 80.117 triệu đồng (tăng 40,34%) chiếm 67,13% tổng doanh số cho vay hộ sản xuất. Tiếp tục năm 2013 tăng thêm 89.600 triệu đồng (tƣơng ứng tỷ lệ tăng 32,15%), cho vay trồng trọt trong năm 2013 chiếm 65,34% tổng doanh số cho vay hộ sản xuất. Nhìn chung doanh số cho vay đối tƣợng này luôn tăng qua các năm đến thời điểm 6 tháng đầu năm 2014 đã đạt đến con số 154.811 triệu đồng tăng 43.199 triệu đồng, nguyên nhân của xu hƣớng này là do dịch lỡ mồm lông móng, dịch cúm gia cầm đã đi qua, ngƣời dân bắt tay vào chăn nuôi trở lại. Thêm vào đó nhận thức đƣợc tầm quan trọng của trồng trọt, đặc biệt là cây lúa mang lại thu nhập cho phần lớn hộ nông dân. Ngƣời dân vay vốn chuyên canh trồng lúa, hoa màu tăng nguồn thu nhập. Sự kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi giúp hộ sản xuất sử dụng tốt nguồn thức ăn sẵn có tại địa phƣơng, tạo ra sự quay vòng nguồn lƣơng thực cung cấp cho việc chăn nuôi. Hơn nữa Ngân hàng áp dụng chính sách phù hợp, hỗ trợ ngƣời dân có đồng vốn sản xuất làm nâng cao doanh số cho vay.

- Kinh doanh phục vụ nông nghiệp: Không chỉ cho vay trồng trọt - chăn nuôi, mua thiết bị máy móc phục vụ nông nghiệp trong lĩnh vực cho vay

hộ sản xuất còn có cho vay nhằm mục đích kinh doanh phục vụ nông nghiệp, các hộ kinh doanh thiên về các mặt hàng nhƣ: vật tƣ nông nghiệp, thức ăn gia súc, mua bán lúa gạo…Nhìn chung nguồn vốn vay kinh doanh tăng mạnh và chiếm một tỷ lệ cũng khá cao trong doanh số cho vay (đứng vị trí thứ 2). Năm 2012 doanh số cho vay trong kinh doanh phục vụ nông nghiệp tăng 28.188 triệu (tƣơng ứng tỷ lệ tăng 35,02%) so với năm 2011 chiếm 26,17% trong cơ cấu cho vay hộ sản xuất. Năm 2013 doanh số này đạt 154.501 triệu đồng chiếm 27,41% trong cơ cấu (tăng 45.833 triệu đồng) so với năm 2012. Doanh số cho vay đối tƣợng này có tỷ trọng tăng trong cơ cấu đồng thời cũng tăng về số lƣợng qua từng năm. Ngƣời dân mở rộng trồng trọt chăn nuôi, nhu cầu nguyên vật liệu đầu vào cao cho nên mặt bằng kinh doanh đƣợc mở rộng, đa dạng hóa sản phẩm,… nên nhu cầu vốn tăng qua các năm. Trong 6 tháng đầu năm 2014 vay kinh doanh tăng 23.291 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013. Giá nông sản ngày càng ổn định, hơn nữa vào đầu vụ đông xuân, nông dân mua vật tƣ nông nghiệp tăng cao các hộ kinh doanh cần nhiều vốn hơn để nhập vật tƣ nông nghiệp, do vậy mà cho vay kinh doanh phục vụ nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2014 tăng cao.

-Hoạt động nông nghiệp sau thu hoạch: Ngoài các hợp đồng tín dụng trong cho vay truyền thống, Ngân hàng còn đầu tƣ vào việc trang bị máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân, đáp ứng cho ngƣời dân phát triển nông nghiệp, để có thu nhập cao hơn. Đối tƣợng đầu tƣ chủ yếu là các loại máy có giá trị nhỏ nhƣ: máy cày, máy xới, máy gặt đập, máy sấy lúa,… Doanh số cho vay của đối tƣợng này tăng qua các năm cụ thể trong năm 2011 cho vay đối tƣợng này là 16.532 triệu đồng thì sang năm 2012 doanh số ấy tăng thêm 11.277 triệu đồng (tƣơng ứng tăng 68,21%), bƣớc sang năm 2013 tăng thêm một lƣợng 13.057 triệu đồng (tƣơng ứng tăng 46,95%), so với năm 2012. Dù chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu cho vay theo đối tƣợng hộ sản xuất nông nghiệp nhƣng cho vay hoạt động nông nghiệp sau thu hoạch cũng đóng góp một phần tạo nguồn thu cho Ngân hàng. Doanh số cho vay của đối tƣợng này tăng qua các năm tƣơng ứng với sự phát triển mô hình kinh tế nhằm phục vụ cho cây trồng và vật nuôi.

Nhìn chung, Ngân hàng đã có bƣớc phát triển tốt trong doanh số cho vay làm doanh số cho vay ngày càng tăng. Ngân hàng cần tiếp tục phát huy hơn nữa mức tăng trƣởng doanh số, thu hút ngƣời dân mạnh dạn đầu tƣ vào dự án sản xuất nông nghiệp để doanh số cho vay phục vụ hoạt động nông nghiệp tăng lên cũng nhƣ các đối tƣợng khác tăng lên, góp phần vào sự tăng trƣởng tín dụng chung. Bên cạnh mặt đạt đƣợc ta thấy trồng trọt-chăn nuôi chiếm tỷ

trọng cao nhất trong doanh số cho vay theo đối tƣợng của hộ sản xuất nông nghiệp, bình quân chiếm khoảng 67% tổng doanh số cho vay qua các năm. Doanh số cho vay vì hoạt động nông nghiệp sau thu hoạch chiếm tỷ trọng thấp nhất, đây cũng là điều hạn chế. Ngân hàng cần phải có cơ cấu cho vay theo đối tƣợng hộ sản xuất một cách hợp lý hơn nữa.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngânhàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ngã năm sóc trăng (Trang 54 - 61)