Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2011-2013

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngânhàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ngã năm sóc trăng (Trang 47 - 49)

Vốn là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, nên bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao thì điều trƣớc tiên là phải có nguồn vốn dồi dào. Vì vậy, một Ngân hàng muốn đứng vững trên thƣơng trƣờng thì điều kiện trƣớc tiên là nguồn vốn của Ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng đƣợc thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế. Nguồn vốn của NHN0 & PTNT Chi nhánh Ngã Năm đƣợc hình thành từ hai nguồn vốn chính đó là: Vốn huy động và vốn điều chuyển. Nguồn vốn huy động bao gồm tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm từ dân cƣ,… Nguồn vốn điều chuyển là vốn đƣợc chuyển từ Ngân hàng cấp trên cụ thể là NHN0 & PTNT Việt Nam xuống chi nhánh nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Bảng sau phản ánh sự thay đổi của nguồn vốn.

Bảng 4.1: Nguồn vốn của NHN0 & PTNT Chi nhánh Ngã Năm giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % VHĐ 157.251 198.765 248.158 41.514 26,40 49.393 24,85 VĐC 199.731 256.933 331.752 57.202 28,64 74.819 29,12 Tổng cộng 356.982 455.698 579.910 98.716 27,65 124.212 27,26

Nguồn: Phòng tín dụng NHN0 & PTNT Chi nhánh Ngã Năm

Qua bảng số liệu 4.1 về nguồn vốn của Ngân hàng giai đoạn 2011-2013, ta thấy tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng liên tục, cụ thể: đến năm 2012 tổng nguồn vốn tăng 98.716 triệu đồng (tƣơng ứng tăng 27,65%) so với cùng kỳ năm 2011. Bƣớc sang năm 2013 tổng nguồn vốn tăng thêm 124.212 triệu đồng (tƣơng ứng tỷ lệ tăng 27,26%) tốc độ tăng trƣởng xấp xỉ so với cùng kỳ

năm trƣớc. Trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng, vốn huy động và vốn điều chuyển đều chiếm tỷ trọng cao.

Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng giai đoạn 2011-2013 - Vốn huy động: Trong cơ cấu nguồn vốn vốn huy động qua các năm đều chiếm tỷ trọng khá cao dao động ở mức 42%-44%. Năm 2012, vốn huy động chiếm 44% tổng nguồn vốn, sang năm 2013 vốn huy động chiếm 43%. Nhìn chung trong cơ cấu nguồn vốn vốn huy động có tỷ trọng giảm nhẹ khoảng 1% từ năm này qua năm khác. Nhƣng vốn huy động qua các năm đều tăng đây là tín hiệu đáng mừng cho hoạt động của Ngân hàng, năm 2012, vốn huy động của Ngân hàng tăng 41.514 triệu đồng (tƣơng ứng tăng 26,4%) so với năm 2011. Đến năm 2013 là 248,158 triệu đồng (tƣơng ứng tăng 24,85%). Nguyên nhân của sự tăng trƣởng là do Ngân hàng đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm thu hút nguồn vốn huy động nhàn rỗi trong nhân dân: huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, phát hành kì phiếu, trái phiếu,… với nhiều kỳ hạn và lãi suất linh hoạt. Ngân hàng thƣờng xuyên thông tin khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi và thanh toán qua Ngân hàng, từ đó thu hút đƣợc nguồn vốn khá lớn để đầu tƣ cho vay phát triển kinh tế.

Việc sử dụng vốn huy động sẽ giúp Ngân hàng chủ động hơn trong việc cho vay và hạn chế phần nào chi phí cho việc xin điều chuyển vốn từ Ngân hàng cấp trên. Vì vậy Ngân hàng cần coi trọng khâu huy động vốn và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm.

- Vốn điều chuyển: Nhìn chung các Ngân hàng quốc doanh còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển do nguồn vốn huy động không đáp ứng hết nhu cầu vay vốn của khách hàng. Vốn điều chuyển của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm, năm 2012 tăng 57.202 triệu đồng (tƣơng ứng tăng 28,64%) so với năm 2011. Bƣớc sang năm 2013 vốn điều chuyển lại tăng thêm 74,819 triệu đồng (tƣơng ứng tăng 29,12%). Đến với biểu đồ cơ cấu nguồn vốn, vốn điều chuyển luôn lớn hơn 50% tổng nguồn vốn, cụ thể là năm 2012 vốn điều chuyển chiếm 56% tổng nguồn vốn, đến năm 2013 vốn điều chuyển chiếm 57% tổng nguồn vốn. Nhƣ chúng ta đã biết vốn điều chuyển có lãi suất cao hơn vốn huy động. Khi Ngân hàng phụ thuộc quá nhiều vào vốn điều chuyển sẽ làm chi phí tăng cao, lợi nhuận sụt giảm và không chủ động việc cho vay vốn. Do đó, Ngân hàng cần tăng nguồn vốn huy động và giảm vốn điều chuyển.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngânhàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ngã năm sóc trăng (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)