7. Bố cục của luận văn
3.4. Tác động của quan hệ Ấn Độ ASEAN tới Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia thành viên của ASEAN, hợp tác Ấn Độ - ASEAN sau Chiến tranh lạnh đạt được nhiều thành quả quan trọng, đó cũng là một phần đóng góp của Việt Nam. Và ngược lại, quan hệ Ấn Độ - ASEAN tiến triển thuận lợi cũng tác động tích cực tới mối quan hệ truyền thống giữa Ấn Độ và Việt Nam.
Về chính trị - ngoại giao, quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Ấn
Độ đã có từ lâu đời, khởi nguồn từ các mối quan hệ và giao lưu sâu xa về văn hóa, tôn giáo, thương mại. Trong thời kỳ hiện đại, mối quan hệ giữa hai nước đã được hai vị lãnh đạo tiền bối là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng J.Nehru tạo dựng nền móng, các thế hệ lãnh đạo kế tiếp và nhân dân hai nước dày công vun đắp. Hai nước hết lòng ủng hộ nhau trong công cuộc kháng chiến giành độc lập trước đây cũng như trong sự nghiệp tái thiết đất nước, đổi mới và phát triển hiện nay. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói “Mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong sáng như một bầu trời không một gợn mây” [23,tr.22]. Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1972, hai nước đã không ngừng nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ song phương. Tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như ASEAN, EAS, ASEM, ARF, Tổ chức thương mại thế giới WTO, Liên hợp quốc (UN)… Ấn Độ và Việt Nam dường như đều hướng tới một tiếng nói chung.
Ấn Độ, Việt Nam mối quan hệ thủy chung gắn bó, hai bên đã liên tục có những chuyến thăm cấp cao nhằm thắt chặt hợp tác và tăng cường hiểu biết lẫn nhau. Về phía Việt Nam đó là các chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1978, 1980 và 1988, Tổng Bí thư Lê Duẩn năm 1984, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh năm 1989. Khi Chiến tranh lạnh kết thúc, mở đầu chuyến thăm Ấn Độ là Tổng Bí thư Đỗ Mười (1992), Thủ tướng Võ Văn Kiệt (1999), Chủ tịch nước Trần Đức Lương (1999), Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (2003),
84
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (2007), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (2009), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (2011), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (2013)…
Về phía Ấn Độ, Thủ tướng R. Gandhi thăm Việt Nam vào các năm 1985 và 1988, Tổng thống R.Venkatraman (1991), Phó Tổng thống K.R Narayanan (1993), Thủ tướng P.V. Narasimha Rao (1994), Thủ tướng A.B Vajpayee (2001), Chủ tịch Quốc hội S.Chatterjee (2009), Chủ tịch hạ viện Ấn Độ Meirakumar (2011) và gần đây nhất là chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee vào tháng 9 năm 2014.
Chuyến thăm Việt Nam năm 1994 của Thủ tướng Narasimha Rao là một mốc mới trong quan hệ hai nước. Thủ tướng N.Rao khẳng định, Ấn Độ ủng hộ công cuộc đổi mới của Việt Nam và coi Việt Nam là đối tác chiến lược đặc biệt. Vì vậy, Ấn Độ mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam trong tất cả mọi lĩnh vực mà hai bên có tiềm năng. Về phía Việt Nam, Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhấn mạnh việc ủng hộ chính sách hướng Đông của Ấn Độ. Hai bên đã thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế về hợp tác thương mại. Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Thủ tướng N. Rao khẳng định đã đến lúc quan hệ chính trị gắn liền với quan hệ kinh tế và bày tỏ lòng mong muốn mở rộng hơn nữa quan hệ kinh tế - thương mại để tạo dựng nền tảng cho mối quan hệ lâu bền. Sau chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ sang Việt Nam, quan hệ hai nước ngày càng chặt chẽ hơn. Nhiều nhà doanh nghiệp Ấn Độ đã đến Việt Nam tìm cơ hội đầu tư, nhiều dự án được triển khai và đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Đặc biệt, lần đầu tiên kể từ khi Việt Nam thống nhất đất nước và hai nước lập quan hệ ngoại giao, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã tiến hành chuyến thăm cấp nhà nước tới Ấn Độ vào 1999, chuyến thăm đã đánh dấu mốc lịch sử trong quan hệ hai nước. Trong các cuộc tọa đàm, lãnh đạo cấp cao Ấn Độ đánh giá cao mối quan hệ với Việt Nam, coi trọng Việt Nam và
85
khâm phục những thành tựu đổi mới của nhân dân ta. Hai bên khẳng định sự tương đồng quan điểm về các vấn đề lớn liên quan đến tình hình quốc tế và khu vực như nhất trí thúc đẩy hợp tác trong Phong trào Không liên kết, phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực, Liên hợp quốc và các diễn đàn quốc tế phấn đấu vì hòa bình và an ninh thế giới. Chủ tịch nước Trần Đức Lương nhấn mạnh “Hai nước chúng ta có quan điểm và lợi ích tương đồng về các vấn đề quan trọng của khu vực và quốc tế, chúng tôi coi mối quan hệ với Ấn Độ có tầm chiến lược và lâu dài” [19, tr.236]. Việt Nam tuyên bố sẽ ủng hộ Ấn Độ làm Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khi cơ quan này mở rộng. Cũng trong chuyến thăm này, Chính phủ Ấn Độ đã ký hiệp định đồng ý cho Việt Nam vay tín dụng tương đương 15 triệu USD và Ấn Độ sẽ giúp đỡ Việt Nam thành lập các trung tâm phần mềm máy tính.
Từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cùng những nỗ lực trong cải cách đổi mới về kinh tế, cả Ấn Độ và Việt Nam đều tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế và khu vực. Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995, trở thành một trong những thành viên sáng lập Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM) năm 1996, tham gia Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 1998, gia nhập WTO năm 2007… Về phía Ấn Độ, khi trở thành Đối tác đối thoại đầy đủ của ASEAN năm 1995, tham gia ARF năm 1996, tổ chức thành công Hội nghị cấp cao Ấn Độ - ASEAN năm 2002, tham gia EAS năm 2005, gia nhập ASEM năm 2008… Ấn Độ luôn nhận được sự ủng hộ tuyệt đối từ phía Việt Nam. Từ đó, Ấn Độ đánh giá ngày càng cao vai trò của Việt Nam trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trong chuyến thăm chính thức bốn ngày tới Hà Nội tháng 1 năm 2001, Thủ tướng Ấn Độ A.B. Vajpayee khẳng định rằng “Trong quá khứ chúng ta đã sát cánh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Trong tương lai, chúng ta càng có cơ sở cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác đa dạng
86
nhất là về kinh tế” [25, tr.74]. Trong chuyến thăm này, hai nước đã ký kết ba văn kiện quan trọng đó là Nghị định thư gia hạn chương trình hợp tác văn hóa Việt Nam và Ấn Độ 2001-2003, Thỏa thuận hợp tác năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình và Hiệp định hợp tác du lịch.
Mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đã được nâng lên tầm cao mới trong lĩnh vực an ninh khi hai nước đã ký “Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Ấn Độ bước sang thế kỷ XXI”, trong chuyến thăm Ấn Độ năm 2003 của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh. Đây là một văn kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng, đề ra những định hướng cho sự phát triển sâu rộng trong quan hệ hai nước. Mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ không chỉ diễn ra trong khuôn khổ song phương mà hai nước còn hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ với nhau trong các diễn đàn khu vực và quốc tế như Liên hợp quốc, WTO, hợp tác Nam - Nam, ASEM, APEC và các cơ chế hợp tác của ASEAN như ARF, EAS, MGC… Việt Nam luôn khẳng định ủng hộ Ấn Độ trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và ngược lại, Ấn Độ ủng hộ Việt Nam ứng cử thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008 - 2009.
Sau một thời gian tích cực hợp tác, Việt Nam và Ấn Độ đã chính thức thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào tháng 7 năm 2007, trong chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Với Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ, hai nước đã xác định 5 trụ cột trong quan hệ Đối tác chiến lược bao gồm: Chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh, khoa học - công nghệ và văn hóa giáo dục. Tuyên bố chung đã mở ra một chương mới trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, Việt Nam trở thành quốc gia thứ hai ở Đông Nam Á thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ, sau Indonesia.
Năm 2011, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có chuyến thăm tới Ấn Độ, qua đó khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam luôn coi trọng và
87
dành ưu tiên cho quan hệ đối tác với Ấn Độ. Hai bên đã ký 6 văn kiện hợp tác gồm Hiệp định về dẫn độ tội phạm, Bản ghi nhớ về năm hữu nghị Việt - Ấn 2012, Hợp tác nông nghiệp, Thỏa thuận về hợp tác dầu khí, Nghị định thư về hợp tác văn hóa và Chương trình trao đổi văn hóa năm 2011-2014.
Năm 2012 là mốc thời gian quan trọng của hợp tác Ấn Độ - ASEAN nói chung và quan hệ Việt Nam - Ấn Độ nói riêng. Đánh dấu 20 năm thiết lập quan hệ đối tác đối thoại Ấn Độ - ASEAN (1992-2012) và 10 năm tổ chức Hội nghị cấp cao Ấn Độ - ASEAN (2002-2012). Với quan hệ song phương Việt Nam và Ấn Độ, năm 2012 được xem là năm là năm Hữu nghị Việt - Ấn, kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ (1972-2012) và 5 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược (2007-2012). Trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Manmohan Singh ngày 21/12/2012 tại Hội nghị cấp cao kỷ niệm 20 năm quan hệ đối tác Ấn Độ - ASEAN diễn ra ở New Delhi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là luôn coi trọng, củng cố và tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị tin cậy truyền thống lâu đời và đối tác chiến lược với Ấn Độ. Về phía Ấn Độ, Thủ tướng M.Singh khẳng định Việt Nam luôn là một trong những đối tác ưu tiên hàng đầu trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ.
Quan hệ hợp tác truyền thống và đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ được đánh dấu bằng chuyến thăm đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Ấn Độ tháng 11năm 2003. Chuyến thăm đã mở ra một giai đoạn phát triển về chất trong quan hệ song phương, thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ và sâu rộng hơn, xác định rõ các cam kết mang tính chiến lược trong các trụ cột hợp tác. Thủ tướng Manmohan Singh khẳng định “Ấn Độ ủng hộ và hoan nghênh sự nổi lên của Việt Nam với tư cách là một trong những nền kinh tế sôi động nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam là trụ cột trong chính sách hướng Đông của chúng tôi” [26]. Về chính trị, lãnh đạo hai nước nhất trí tăng cường các chuyến thăm, tiếp xúc ở
88
cấp cao, mở rộng tiếp xúc trên các kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội, địa phương… làm sâu sắc hơn nữa các cơ chế đã có giữa hai nước. Về an ninh quốc phòng, lãnh đạo hai bên xác định đây là trụ cột quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược, góp phần vào hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng tại châu Á. Ngoài ra, Ấn Độ và Việt Nam cũng nhất trí hợp tác về các vấn đề anh ninh, an toàn và tự do hàng hải, chống cướp biển, tiến hành các hoạt động tìm kiếm cứu nạn, chống khủng bố, chống tội phạm xuyên quốc gia đối phó hiệu quả với các vấn đề an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, an ninh năng lượng…
Trước động thái của Chủ tich Trung Quốc Tập Cận Bình đi công du vùng Nam Á, Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee đã tới thăm một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam vào tháng 9 năm 2014. Trong chuyến thăm, Ấn Độ nhấn mạnh tăng cường quan hệ quốc phòng và hợp tác năng lượng với Việt Nam, quốc gia mà New Delhi xem là có vai trò trọng yếu trong chính sách hướng Đông. Trong bản thông cáo chung, Tổng thống Mukherjee và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang một lần nữa khẳng định, hợp tác quốc phòng an ninh là trụ cột quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Đây thực sự là một chuyến thăm rất có ý nghĩa, trong bối cảnh những căng thẳng gia tăng mạnh mẽ tại biển Đông, nhất là sau sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam ngày 1/5/1014. Chuyến thăm này khẳng định quan điểm ủng hộ Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề biển Đông của Ấn Độ và Ấn Độ sẽ cấp 100 triệu USD tín dụng xuất khẩu để Hà Nội mua vũ khí của Ấn Độ, hai bên sẽ đẩy nhanh cuộc đàm phán nhằm bán tên lửa Brahmos của Ấn Độ cho Việt Nam.
Về an ninh quốc phòng, Ấn Độ và Việt Nam khẳng định đây là lĩnh vực trụ cột trong quan hệ đối tác chiến lược, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng tại châu Á. Ngay từ năm 1994, trong chuyến thăm Việt Nam của Tướng N.Rao, Ấn Độ và Việt Nam đã ký với nhau Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng. Hợp tác tác quốc phòng hai bên được đẩy mạnh hơn với
89
chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ George Fernandes tới Việt Nam năm 2000. Tại chuyến thăm, hai nước đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác quân sự như đào tạo hải quân chung, diễn tập chống cướp biển ở biển Đông, đào tạo chiến tranh rừng rậm, đào tạo chống bạo động, đào tạo phi công của không lực Việt Nam tại Ấn Độ, xây dựng các cơ sở sản xuất trang thiết bị quân sự ở Việt Nam dưới sự hỗ trợ của Ấn Độ.
Năm 2007, trong chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony, Ấn Độ thông báo sẽ cung cấp gần 5.000 phụ tùng quan trọng dùng cho tàu chiến Petya của hải quân Việt Nam. Năm 2010 Ấn Độ và Việt Nam đạt thỏa thuận hợp tác quân sự, theo đó Ấn Độ sẽ giúp đào tạo lực lượng giữ gìn hòa bình cho Việt Nam. Với việc Ấn Độ tham gia vào Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) tháng 10 năm 2010, hợp tác an ninh quốc phòng Ấn Độ - Việt Nam sẽ có thêm một cơ chế đối thoại nhằm giải quyết các vấn đề mà hai cùng quan tâm.
Trong chuyến thăm Ấn Độ từ ngày 29/10 tới ngày 1/11/2003, Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng bộ Nội vụ Ấn Độ Sushilkumar Shinde, các cố vấn an ninh quốc phòng và các quan chức cấp cao của Ấn Độ. Bộ trưởng Shinde đánh giá cao các Hiệp định về tương trợ tư pháp, Hiệp định về dẫn độ giữa hai chính phủ và các Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng, chống tội phạm giữa Bộ Công an và Bộ Nội vụ Ấn Độ. Đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để hai bên tăng cường mở rộng hợp tác, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật, trong đấu tranh phòng chống tội phạm những năm qua.
Trong thế kỷ XXI, hợp tác an ninh quốc phòng Ấn Độ - Việt Nam ngày càng cần thiết phải tăng cường hơn, khi những vấn đề về chủ quyền lãnh hải của các quốc gia ASEAN (trong đó có Việt Nam) với Trung Quốc leo thang căng thẳng tại biển Đông.
Với vấn đề biển Đông, ngay từ đầu, Ấn Độ thể hiện rõ quan điểm của mình là ủng hộ tự do hàng hải trên biển, đồng thời kêu gọi quốc gia liên quan
90
tôn trọng Tuyên bố của các bên về ứng xử trên biển Đông DOC 2002. Tại Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng, diễn ra tại Hà Nội năm 2010, Bộ trưởng Ấn Độ A.K. Antony khẳng định “An ninh của các tuyến giao thông đường biển đóng vai trò sống còn trong thế giới ngày nay. Các nước có lợi ích chung trong việc giữ cho các tuyến đường này lưu thông, được đảm bảo an