7. Bố cục của luận văn
2.2.2. Quan hệ an ninh quốc phòng
Trong giai đoạn thứ hai của chính sách hướng Đông từ năm 2002 đến nay, hợp tác an ninh quốc phòng Ấn Độ - ASEAN ngày càng được thắt chặt, trong bối cảnh an ninh trên biển Đông trở thành vấn đề nóng đối với khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á - Thái Bình Dương nói chung.
Ngày 8 tháng 10 năm 2003, Ấn Độ và ASEAN đã ra “Tuyên bố về hợp tác chống khủng bố quốc tế”, Ấn Độ ủng hộ một khu vực phi vũ khí hạt nhân ở Đông Nam Á và tham gia Hiệp ước Hợp tác và Thân thiện (TAC). Tháng 4 năm 2004, Ấn Độ đã cho phép quân đội Singapore diễn tập quân sự bắn đạn thật tại lãnh thổ và vùng trời Ấn Độ, đây là lần đầu tiên Ấn Độ dành cho quân đội nước ngoài “vinh hạnh đặc biệt” như vậy.
Tại Hội nghị cấp cao Ấn Độ - ASEAN lần thứ ba được tổ chức tại Viêng Chăn, Lào, các nhà lãnh đạo Ấn Độ và ASEAN cam kết sẽ tăng cường thúc đẩy công tác tình báo và chia sẻ thông tin để mở rộng hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố. Các cam kết an ninh đa phương của Ấn Độ với Đông Nam Á được chia làm hai loại: Các cam kết trong khuôn khổ ARF và các
54
sáng kiến đơn phương của Ấn Độ. Trong bối cảnh chống khủng bố toàn cầu, Ấn Độ tăng cường hợp tác bảo vệ an ninh quốc gia với các nước ASEAN. Thái Lan và Ấn Độ đã thành lập ủy ban hợp tác chống khủng bố, trao đổi tin tức định kỳ và không định kỳ về an ninh quốc gia. Với Indonesia, tháng 7 năm 2004, Ấn Độ và Indonesia đã ký kết bản ghi nhớ trong lĩnh vực chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế và hợp tác song phương trong lĩnh vực phòng chống tội phạm trên biển giữa hai nước cũng được ký kết. Hiện nay, Ấn Độ đã đạt được nhận thức chung với các nước Singapore và Lào trong xây dựng hệ thống bảo vệ an ninh khu vực và tăng cường trao đổi tin tức chống khủng bố. Với Myanmar, Ấn Độ còn đạt được nhận thức chung trong vấn đề tấn công lực lượng chống chính phủ và buôn bán ma túy qua biên giới, phía Myanmar cũng bày tỏ mong muốn hợp tác chặt chẽ với Ấn Độ để tiêu diệt lực lượng vũ trang chống chính phủ vùng biên giới Đông Bắc, hai nước cũng đồng ý triển khai tuần tra chung biên giới và chia sẻ tin tức.
Bên cạnh những mối quan hệ hợp tác đa phương, song phương về an ninh với ASEAN, Ấn Độ đã chủ động gia tăng sự hợp tác quân sự với khu vực châu Á - Thái Bình Dương và coi sự hiện diện quân sự ở khu vực này là phương thức cạnh tranh ảnh hưởng trực tiếp với Trung Quốc, góp phần làm giảm sức ép của Trung Quốc ở khu vực Nam Á và Ấn Độ Dương. Các nội dung được Ấn Độ triển khai bao gồm thực hiện các chuyến thăm quân sự cấp cao, tổ chức các cuộc tập trận chung với một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
Từ những năm đầu thế kỷ XXI, các chuyến thăm hữu nghị của các tàu hải quân Ấn Độ tới khu vực Đông Nam Á thường xuyên hơn như thăm Malaysia (vào các năm 2000, 2005, 2008, 2010, 2011, 2012), Philippin (2001, 2004, 2010, 2011, 2012), Campuchia (2008), Indonesia (2004, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012), Singapore (2005, 2009, 2010,2011, 2012), Thái Lan (
55
2010, 2012), Việt Nam (2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2010, 2011, 2012)… Đặc biệt, năm 2010, hải quân Ấn Độ đã triển khai một biên đội gồm bốn chiếc tàu khu trục gắn tên lửa tới một số nước ASEAN và Australia. Đây là đợt triển khai có quy mô lớn nhất của hải quân Ấn Độ tới khu vực, nhằm mục đích thực hiện những chuyến thăm hữu nghị và tập trận hải quân chung. Trên hành trình của mình, hải quân Ấn Độ đã lần lượt thực hiện chuyến viếng thăm hữu nghị tới các cảng như Hải Phòng (Việt Nam), Manila (Philippin), Muara (Brunei), Bangkok (Thái Lan), Fremantle (Australia), Singapore và cảng Kelang (Malaysia). Các tàu hải quân Ấn Độ đã thực hiện các cuộc tập trận song phương với hải quân Indonesia, Singapore và Australia.
Ngoài những hoạt động mang tính chất diễn tập, Ấn Độ còn là một trong những quốc gia sớm nhất tham gia vào cứu trợ thiên tai ở khu vực Đông Nam Á. Khi sảy ra thảm họa sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004, hải quân Ấn Độ đã cử 37 tàu tham gia cứu trợ thiên tai ở bốn nơi: Bờ biển Ấn Độ, Maldives, Sri Lanka và Indonesia. Thông qua đó, Ấn Độ cũng muốn cho thế giới thấy hải quân Ấn Độ có thể hợp tác hiệu quả với các lực lượng hải quân tiên tiến của Mỹ, Australia và Nhật Bản. Ấn Độ cũng là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia cứu trợ khắc phục hậu quả của trận bão Nargis đổ bộ vào Myanmar năm 2008. Diễn đàn hải quân khu vực Ấn Độ Dương ra đời tháng 2 năm 2008, không có sự tham gia của Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản. Mục tiêu của Diễn đàn là các cam kết mang tính xây dựng, như là phương tiện đảm bảo an ninh hàng hải chung và là cơ sở để các Tổng tư lệnh hải quân của các nước thuộc vành đai Ấn Độ Dương gặp gỡ trao đổi với nhau trên tinh thần xây dựng.
Ngoài ra hợp tác an ninh quốc phòng Ấn Độ và ASEAN còn được triển khai trên nhiều sáng kiến an ninh khác như: Hội nghị hải quân Tây Thái Bình Dương được tổ chức hàng năm nhằm trao đổi thông tin giữa hải quân các nước châu Á - Thái Bình Dương và chia sẻ thông tin về cướp biển từ năm
56
2001, Trung tâm chia sẻ thông tin cho các Thỏa thuận hợp tác khu vực về chống cướp biển và cướp có vũ trang đối với tàu thuyền châu Á (ReCAAP) được đặt tại Singapore năm 2006. Năm 2003, Ấn Độ tham gia vào Đối thoại Shangri - la, tham gia vào Diễn đàn ADMM+ ( hiện nay là ADMM+8) của các bộ trưởng quốc phòng ASEAN và tám nước Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia và New Zealand được tổ chức lần đầu tiên tại Hà Nội vào tháng 10 năm 2010. Tham gia vào ADMM +, Ấn Độ đã thực sự tiến sâu hơn vào việc giải quyết các vấn đề an ninh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Như vậy, bên cạnh Diễn đàn ARF, thông qua ASEAN, Ấn Độ đã có thêm một diễn đàn an ninh để nâng cao ảnh hưởng chính trị ở khu vực. Sự tham gia của Ấn Độ vào các Diễn đàn nói trên đã góp phần giải quyết các thách thức về an ninh và hòa bình khu vực, tạo dựng lòng tin với ASEAN về một Ấn Độ thân thiện và hợp tác.
2.2.3. Quan hệ kinh tế
Về thương mại, trong giai đoạn thứ hai của chính sách hướng Đông, Ấn
Độ hướng tầm nhìn chiến lược vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi có các nền kinh tế lớn của thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Australia, nhưng ASEAN vẫn là khu vực có vai trò quan trọng đối với các hoạt động thương mại của Ấn Độ.
Trong giai đoạn 2007-2008, thương mại song phương Ấn Độ - ASEAN đạt gần 40 tỷ USD, tăng lên bốn lần so với giai đoạn 2002-2003 là gần 10 tỷ USD. Tỉ phần thương mại của ASEAN luôn giữ vị trí quan trọng và tăng trưởng ổn định trong tổng thương mại của Ấn Độ. Nếu như ở cuối giai đoạn một của chính sách hướng Đông, vào năm tài khóa 2001-2002, thương mại Ấn Độ - ASEAN chiếm 8,21 % tổng thương mại của Ấn Độ thì đến năm tài khóa 2007-2008, con số này đã đạt 9,42% và tăng lên 9,97% trong năm tài khóa 2011- 2012 [19, tr.159]. Kim ngạch thương mại song phương Ấn Độ -
57
ASEAN đạt 76 tỷ USD vào năm 2012-2013, hai bên cũng đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2015.
Đặt quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong bối cảnh của mối quan hệ Ấn Độ và châu Á - Thái Bình Dương, ASEAN luôn chiếm khoảng 33% tổng thương mại Ấn Độ với toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong khi dân số và GDP của khu vực này chỉ chiếm khoảng 26% và 14% (Bảng 2.4 và Bảng 2.5). Những số liệu trên cho thấy tầm quan trọng của ASEAN trong hoạt động thương mại quốc tế của Ấn Độ và qua đó cũng khẳng định trọng tâm của chính sách hướng Đông giai đoạn hai này vẫn là ASEAN.
Bảng 2.4: Một số chỉ số kinh tế - xã hội cơ bản của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và ASEAN nửa cuối thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI
Diện tích (km2) Dân số năm 2007 (triệu người) GDP theo giá thực tế 2006 (triệu USD ) Tăng GDP bình quân 2002-2006 (%) Tổng Thương mại 2006 (tỉ USD ) Châu Á - Thái Bình Dương Tỉ lệ 23.113.842 100% 2.147,625 100% 10.381.186,8 100% 5,44 - 6.493,71 100% ASEAN-10 Tỉ lệ 4.464.322 19,31% 575,525 26,80% 1.451.122,6 13,98% 5,64 - 1.458,60 22,46% Nguồn: Tổng cục thống kê
58
Bảng 2.5: Tỉ phần thương mại Ấn Độ - ASEAN trong tổng thương mại giữa Ấn Độ và châu Á - Thái Bình Dương giai đoạn 2002-2012
Đơn vị: triệu USD
2002-03 2003-04 2004-05 2005-06 2006-07 2007-08 2008-09 2009-10 2011-12 Thương mại Ấn Độ với châu Á – TBD Tỉ lệ 27.463,06 100% 37.912,66 100% 58.153,87 100% 66.947,62 100% 90.615,72 100% 120.055,20 100% 142.791,37 100% 141.023,40 100% 241.951,80 100% Thương mại Ấn Độ với ASEAN Tỉ lệ 9.768,71 35,57% 13.254,82 34,96% 17.540,55 30,16% 21.294,98 31,81% 30.693,50 33,87% 39.058,83 32,53% 45.343,59 31,75% 43.911,67 31,14% 79.272,38 30,42% Nguồn: http//commerce.nic.in/eidb/default.asp.
Năm 1991, ngay sau khi tiến hành cải cách kinh tế một cách toàn diện, Ấn Độ bắt tay vào quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Ấn Độ bắt đầu tiến trình này từ khu vực Nam Á, với việc các nước SAARC ký Hiệp định Thương mại ưu đãi SAARC (SAPTA) vào tháng 4 năm 1993. Hiệp định này chính thức có hiệu lực vào ngày 7 tháng 12 năm 1995. Sau khi ký SAPTA, các nước Nam Á hướng tới việc ký kết một Hiệp định thương mại tự do. Tuy nhiên phải đến năm 2004, Hiệp định thương mại tự do Nam Á (SAFTA) mới được ký kết, nhằm hướng tới xây dựng một khu vực thương mại tự do ở Nam Á. Sự chậm chạp của liên kết ở khu vực này, khiến Ấn Độ bắt đầu tiến hành đàm phán các FTA, PTA, CECA và CEPA với nhiều đối tác kinh tế quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Hướng tới ASEAN và các nước thành viên của tổ chức này, Ấn Độ chủ chương theo đuổi các Hiệp định Hợp tác Kinh tế toàn diện (CECA) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CECA). Tại Hội nghị cấp cao Ấn Độ -
59
ASEAN lần thứ hai năm 2003, Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện (CECA) Ấn Độ - ASEAN được ký kết và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2006. Hiệp định khung hướng tới mục tiêu là xây dựng một khu vực thương mại và đầu tư ở khu vực Ấn Độ - ASEAN, bao gồm một FTA về hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Mục tiêu này sẽ được hiện thực hóa thông qua việc xóa bỏ dần các hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, thiết lập một chế độ đầu tư cạnh tranh tự do nhằm tạo thuận lợi cho việc xúc tiến đầu tư.
Năm 2004, tại lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Kinh doanh Ấn Độ - ASEAN lần thứ 3 ở New Delhi ngày 19 tháng 10, Thủ tướng Manmohan Singh đã đưa ra đề nghị thành lập Cồng đồng Kinh tế châu Á bao gồm các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ để cạnh tranh với NAFTA và EU. Ý tưởng này của Ấn Độ có khả năng trở thành hiện thực khi 16 quốc gia (gồm 10 nước thành viên ASEAN cùng Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ) thuộc Đối tác kinh tế toàn diện vì Đông Á (CEPEA/ASEAN+6) nhất trí khởi động đàm phán về Đối tác kinh tế toàn diện khu vực ngày 20/11/2012.
Sau nhiều bước đàm phán, Ấn Độ và ASEAN đã thông qua một FTA có chọn lọc, đó là Hiệp định thương mại về hàng hóa (TIG) được ký kết ngày 13 tháng 8 năm 2009 tại Bangkok, Thái Lan. Hiệp định chỉ bao gồm thương mại hàng hóa loại trừ dịch vụ và đầu tư. Việc ký kết Hiệp định về thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ mở đường cho việc tạo ra một khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới với một thị trường xấp xỉ 1,8 tỷ người với tổng mức GDP khoảng 2,8 nghìn tỷ USD. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Ấn Độ được kỳ vọng sẽ miễn trừ thuế đến 90% các mặt hàng buôn bán giữa hai bên bao gồm cả những mặt hàng đặc biệt như dầu cọ, cà phê, trà đen, hạt tiêu. Khoảng trên 4000 mặt hàng sẽ được loại trừ hoàn toàn thuế quan vào năm
60
2016. Hiệp định thương mại hàng hóa bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2010. Theo đó hợp tác Ấn Độ - ASEAN sẽ ngày càng đi vào chiều sâu xứng tầm quan hệ đối tác chiến lược.
Cũng trong ngày 13 tháng 8, tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN và Bộ trưởng bộ Công nghiệp và Thương mại Ấn Độ tại Bangkok, Thái Lan, Hiệp định thương mại tự do Ấn Độ - ASEAN (AIFTA) được ký kết. Khẳng định tầm quan trọng của hiệp định, Bộ trưởng bộ Công nghiệp và Thương mại Ấn Độ Anand Sharma đã phát biểu “Đây là bước phát triển có ý nghĩa lịch sử, minh chứng cho các cam kết ngày càng chặt chẽ giữa Ấn Độ và ASEAN, cũng như hợp tác kinh tế ngày càng mạnh mẽ. Hiệp định này sẽ mở ra cơ hội mới cho hợp tác đa ngành” [22, tr.49]. Với việc ký kết hiệp định, khoảng 4.000 mặt hàng điện tử, hóa chất, máy móc và dệt may sẽ được giảm thuế và hướng tới miễn thuế hoàn toàn, những mặt hàng này chiếm tới 80% lượng hàng hóa buôn bán giữa Ấn Độ và ASEAN.
Thập niên đầu thế kỷ XXI, Ấn Độ là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN. Mặc dù đứng ở vị trí khá khiêm tốn (9/10 đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN năm 2009, Bảng 2.6), nhưng Ấn Độ vẫn hy vọng sau khi ký AIFTA với ASEAN, thương mại hàng hóa hai bên sẽ tăng thêm 10 tỷ USD trong năm đầu tiên và con số này sẽ đưa Ấn Độ lên vị trí cao hơn trong bảng xếp hạng các đối tác lớn của ASEAN.
61
Bảng 2.6: 10 đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của khu vực ASEAN năm 2009
Đơn vị: Triệu USD
Các đối tác Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng thương mại Xuất khẩu (%) Nhập khẩu (%) Tổng thươngmại (%) ASEAN 199,587 176,620 376,207 24,6 24,3 24,5 Trung Quốc 81,591 96,594 178,185 10,1 13,3 11,6 EU-27 92,990 78,795 171,785 11,5 10,8 11,2 Nhật Bản 78,068 82,795 160,863 9,6 11,4 10,5 Mỹ 82,201 67,370 149,572 10,1 9,3 9,7 Hàn Quốc 34,292 40,447 74,740 4,2 5,6 4,9 Hồng Kông 56,696 11,218 67,915 7,0 1,5 4,4 Australia 29,039 14,810 43,850 3,6 2,0 2,9 Ấn Độ 26,520 12,595 39,115 3,3 1,7 2,5 Các tiểu vương quốc Arập thống nhất 10,569 13,797 24,366 1,3 1,9 1,6 Tổng 691,558 595,044 1.286,602 85,3 81,9 83,7 Các đối tác khác 118,930 131,310 250,241 14,7 18,1 16,3 Tổng 810,489 726,354 1.536,843 100,0 100,0 100,0 Nguồn: http://www.asean.org/18137.htm
Về đầu tư, trong những năm đầu thế kỷ XXI, ASEAN vẫn là khu vực thu hút nguồn đầu tư lớn từ Ấn Độ và ngược lại. Năm 2007, đầu tư trực tiếp (FDI) từ Ấn Độ sang ASEAN đạt 681,6 triệu USD, chiếm 1,12% FDI của khu vực, tổng FDI từ Ấn Độ vào ASEAN giai đoạn 1995-2007 là 1,577tỷ USD [34]. Năm 2008, đầu tư trực tiếp của Ấn Độ vào các quốc gia ASEAN đạt 698,6 triệu USD chiếm 1,4% so với tổng đầu tư trực tiếp mà ASEAN nhận được. Năm 2009 con số này đã tăng lên 983 triệu USD, chiếm 2,5% (Bảng 2.7). ASEAN là một trong những thị trường đầu tư chính của Ấn Độ, từ năm
62
2004 - 2010 Ấn Độ đã đầu tư vào thị trường ASEAN với tổng số vốn 21,8 tỷ USD, chiếm khoảng 25% tổng số vốn đầu tư ra bên ngoài của quốc gia này [35]. Ngoài đầu tư, Ấn Độ còn chú trọng đến việc chia sẻ lợi ích của toàn cầu hóa với các nước đang phát triển. Thông qua các chương trình như hỗ trợ phát