Nhu cầu hợp tác của ASEAN với Ấn Độ

Một phần của tài liệu Luận văn Quan hệ Ấn Độ - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (1991-2014) (Trang 31 - 40)

7. Bố cục của luận văn

1.2.2.2. Nhu cầu hợp tác của ASEAN với Ấn Độ

Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia với tổng diện tích 4,5 triệu km2, dân số khoảng 500 triệu người và có tổng GDP cũng như kim ngạch buôn bán xấp xỉ 800 tỷ USD/ năm [13,tr.39]. Từ trong lịch sử, Đông Nam Á đã có vị trí chiến lược trên bản đồ chính trị, quân sự và kinh tế của thế giới, do nằm ở ngã tư đường nối các khu vực Đông Bắc Á, Nam Á, châu Úc, nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Từ chỗ là những nước thuộc địa, phụ thuộc, những nền nông nghiệp lạc hậu, các quốc gia Đông Nam Á đã kiên trì con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc, vươn lên mạnh mẽ về kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt là sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức, quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, đã đưa ASEAN trở thành một trong những tổ chức khu vực thành công nhất trên thế giới, thu hút sự quan tâm của các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga…

Nhìn từ ASEAN, Ấn Độ là một quốc gia có nền văn hóa lâu đời, một cường quốc đang trỗi dậy trong thời kỳ mới và ngày càng có ảnh hưởng sâu

26

rộng đến các vấn đề quốc tế và khu vực. Vì vậy ngay từ rất sớm, ASEAN đã có nhu cầu hợp tác với Ấn Độ trên mọi phương diện.

Về kinh tế, ASEAN là một trong những khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất trên thế giới, bao gồm những quốc gia đang phát triển. Để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, các nước ASEAN thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng tới xuất khẩu, tăng cường thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Trong khi đó, Ấn Độ là một quốc gia có diện tích lớn nhất khu vực Nam Á, dân số đứng thứ hai thế giới, trên một tỷ người. Từ sau cuộc cải cách toàn diện tháng 7 năm 1991, kinh tế Ấn Độ phát triển nhanh chóng, tăng trưởng GDP cao và liên tục (trung bình 7,8%/năm, trong vòng 10 năm qua), đó sẽ là thị trường mà ASEAN đang tìm kiếm. Năm 2005, Ấn Độ trở thành nền kinh tế đứng thứ mười thế giới, với kim ngạch ngoại thương 120 tỷ USD. Ngoài ra, Ấn Độ cũng là quốc gia đang phát triển có chi tiêu quân sự lớn nhất (15,3 tỷ USD năm 2004 - 2005) [13, tr.40]. Theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu, nếu Ấn Độ duy trì được đà tăng trưởng như hiện nay thì tới năm 2030 Ấn Độ sẽ cùng với Mỹ, Trung Quốc trở thành ba cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới.

Với những lợi thế của mình, Ấn Độ trở thành bạn hàng nhiều tiềm năng của ASEAN. Kinh tế Ấn Độ và ASEAN có thể bổ xung cho nhau trong một số lĩnh vực. Ấn Độ có một đội ngũ đông đảo cán bộ khoa học nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật viên lành nghề, một số ngành công nghiệp mũi nhọn vào loại tiên tiến của thế giới, đặc biệt là ngành công nghiệp quốc phòng, có thể đáp ứng nhu cầu của các nước Đông Nam Á về mặt công nghệ, cũng như phát triển nguồn nhân lực. Thị trường rộng lớn trên một tỷ dân của Ấn Độ cũng là mục tiêu quan trọng cho các doanh nghiệp Đông Nam Á và ngược lại.

Về chính trị - an ninh, quan hệ Ấn Độ - ASEAN được xây dựng trên những cơ sở hết sức thuận lợi. Từ trong lịch sử, mối quan hệ này đã có từ rất

27

lâu đời và hoàn toàn diễn biến trong hòa bình, giữa Ấn Độ và các nước Đông Nam Á dường như chưa có một xung đột quân sự nào. Văn hóa, tôn giáo Ấn Độ cũng thấm đẫm, hòa quện vào nền văn hóa Đông Nam Á, đó là những tiền đề thuận lợi cho mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong giai đoạn mới.

Từ sau Chiến tranh lạnh, với sự phát triển ổn định trên nhiều lĩnh vực, Ấn Độ đã từng bước nâng cao vị thế của mình, buộc các quốc gia trên thế giới phải nhìn nhận Ấn Độ là cường quốc đang trỗi dậy và sẽ có vai trò to lớn trong quan hệ quốc tế những thập kỷ sắp tới. Trong bối cảnh đó, các nước ASEAN mong muốn tăng cường quan hệ với Ấn Độ để góp phần cân bằng trong quan hệ với Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Australia, giảm sức ép trong quan hệ với các nước lớn. Đặc biệt, trong thời gian gần đây sự nổi lên của Trung quốc đã làm thay đổi cán cân lực lượng khu vực và toàn cầu. Trung Quốc coi Đông Nam Á là địa bàn chiến lược, là nơi Trung Quốc có thể phát huy sức mạnh và mở rộng ảnh hưởng. Lòng tin của các quốc gia về sự nổi lên và phát triển hòa bình của Trung Quốc đã bị sứt mẻ nghiêm trọng, do tham vọng ngày càng lớn của Bắc Kinh. Gần đây nhất là những căng thẳng gia tăng tại biển Đông và biển Hoa Đông, khi Trung Quốc đưa ra những yêu sách, những tuyên bố chủ quyền trên biển Đông và đặc biệt là sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 hoạt động trong vùng lãnh hải của Việt Nam từ ngày 1 tháng 5 năm 2014. Sự nổi lên của Trung Quốc là nhân tố quan trọng, khiến Ấn Độ và các nước ASEAN xích lại gần nhau hơn.

Từ những nhu cầu lợi ích trên, ASEAN tăng cường mở rộng quan hệ với Ấn Độ trên nhiều phương diện. Trong bối cảnh quốc tế mới, cả ASEAN và Ấn Độ đều sẵn sàng cho những mối quan hệ sâu hơn, thực chất hơn, đem lại những hiệu quả thiết thực đáp ứng kỳ vọng của các nhà lãnh đạo và nhân dân Ấn Độ, ASEAN.

28

1.3.Khái quát quan hệ Ấn Độ - ASEAN trước năm 1991

Ấn Độ là nước có quan hệ lâu đời với khu vực Đông Nam Á trên nhiều lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa, thương mại. Quan hệ văn hóa bắt đầu từ những năm đầu công nguyên, đã để lại dấu ấn khó phai của Ấn Độ trên hầu hết các quốc gia Đông Nam Á cho tới ngày nay, bao gồm những ảnh hưởng về tôn giáo (Phật giáo, Hồi giáo và Ấn Độ giáo ), văn học, triết học, nghệ thuật kiến trúc và phong tục tập quán… Bên cạnh nhưng mối quan hệ về văn hóa, từ cách đây 2000 năm các thương gia Ấn Độ đã có mặt ở Đông Nam Á theo các tuyến giao thương đường biển qua eo biển Ma-lắc-ca. Cùng với mối quan hệ kinh tế, văn hóa lâu đời, một số lương lớn người Ấn Độ đã sang làm việc và định cư tại Đông Nam Á chiếm khoảng 1% tổng dân số khu vực, với gần 5,1 triệu người. Đặc biệt ở những nước Singapore, Malaysia, Myanmar cộng đồng người Ấn lần lượt chiếm tới 9,71%, 7,3%, 5% tổng dân số của những quốc gia này. Lực lượng Ấn kiều đông đảo góp phần quan trọng trong việc xây dựng và hình thành các cầu nối về văn hoá, thương mại, đầu tư với Ấn Độ.

Về mặt lịch sử, Ấn Độ và Đông Nam Á đều có những điểm tương đồng khi cùng chung cảnh ngộ chịu ách thống trị của chủ nghĩa thực dân thời kỳ cận hiện đại. Sau khi giành được quyền tự trị năm 1947 và giành độc lập năm 1950, Ấn Độ luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á. Điển hình là sự giúp đỡ trực tiếp cả về vật chất và tinh thần của Ấn Độ dành cho cuộc đấu tranh chống thực dân Hà Lan của nhân dân Indonesia, ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân 3 nước Đông Dương, công nhận nền độc lập của Myanmar, Malaysia và Singapore… Như vậy, ngay từ khi ASEAN chưa thành lập, Ấn Độ, và các quốc gia Đông Nam Á đã xác lập được một mối quan hệ tốt đẹp, đó là tiền đề thuận lợi cho hợp tác sau này.

Năm 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập (viết tắt là ASEAN). Tổ chức này được thành lập trong thời điểm cuộc Chiến tranh

29

lạnh đang ở giai đoạn căng thẳng nhất, bởi vậy quan hệ Ấn Độ - ASEAN chịu sự chi phối của mâu thuẫn Đông-Tây. Ấn Độ ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân ba nước Đông Dương, trong khi đó quan hệ chính trị giữa Ấn Độ với các nước ASEAN cũ, không được mặn mà do xu hướng thân phương Tây ở những mức độ khác nhau của các thành viên trong Hiệp hội.

Tuy có sự khác nhau về quan điểm chính trị, nhưng quan hệ thương mại song phương giữa Ấn Độ với các thành viên ASEAN lại phát triển vào bậc nhất của quốc gia Nam Á này. Từ năm tài khóa 1971-1972 đến năm tài khóa 1979-1980, giá trị xuất khẩu của Ấn Độ sang các nước ASEAN tăng 814,2% từ 244,9 triệu Rupee lên 2.238,9 triệu Rupee, trung bình mỗi năm tăng 28%, trong khi tăng trưởng xuất khẩu bình quân của Ấn Độ ra toàn thế giới chỉ có 16,7%/ năm. Nhập khẩu của Ấn Độ từ ASEAN tăng 5.587,3% từ 70,3 triệu Rupee lên 3.998,2 triệu Rupee. Trung bình mỗi năm tăng 50% so với con số 19,2% mức tăng bình quân của Ấn Độ. Tỉ lệ thương mại Ấn Độ -ASEAN trong tổng thương mại của Ấn Độ tăng từ 3,8% ở giai đoạn 1974-1979 lên 5,4% ở giai đoạn 1980-1991[47, tr270].

Về đầu tư, ASEAN luôn là những địa chỉ đầu tư quan trọng của Ấn Độ. Trong giai đoạn 1975-1980, khu vực Đông Nam Á nói riêng và Đông Á nói chung thu hút tới 31 dự án với số vốn 38,34 triệu USD trong tổng số 74 dự án đầu tư ra nước ngoài của Ấn Độ. Trong giai đoạn 1981-1990, Đông Nam Á thu hút 38 dự án trên tổng số 155 dự án đầu tư ra nước ngoài của Ấn Độ với tổng trị giá 41,85 triệu USD, chiếm 29,26% tỉ lệ các dự án và 36,32% tổng giá trị các dự án. Tính chung trong cả giai đoạn 1975-1990 các nước thành viên ASEAN là Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia chiếm tới 35,46% tổng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Ấn Độ [41,tr.23].

30

Bảng 1.1: Nhập khẩu của Ấn Độ từ các nước Đông Nam Á

Đơn vị: triệu USD

1980 1985 1990 1991 1992 Indonesia 0,137 0,229 0,948 0,086 0,247 Malaysia 3,314 2,883 2,612 1,610 1,801 Philippinnes 0,103 0,215 0,069 0,358 0,542 Singapore 3,106 1,555 1,386 2,854 1,066 Thái Lan 0,462 1,047 0,377 0,339 0,343 ASEAN- 5 (Trung bình) 1,553 1,301 1,469 1,472 0,895 Campuchia - - - - - Lào - - - - - Myanmar 2,427 5,747 31,830 13,823 13,882 Việt Nam 0,151 1,941 6,190 6,245 2,878

Nguồn: Charan D. Wadhva, “India - Southeast Asia Economic Partnership in the 1990s: Role of Government Politics” in Baladas Ghoshal, India and Southeast Asia: Challenges and Opportunities, Deihi: Konark Punishers PVT LTD, 1996, p69

Bảng 1.2: Xuất khẩu của Ấn Độ từ các nước Đông Nam Á

Đơn vị: triệu USD

1980 1985 1990 1991 1992 Indonesia 1,053 0,242 0,800 0,127 1,070 Malaysia 1,428 1,105 0,826 1,213 1,490 Philippinnes 0,244 0,196 0,307 0,950 0,812 Singapore 1,200 0,885 0,966 1,016 1,030 Thái Lan 1,145 0,538 1,145 2,542 1,377 ASEAN- 5 (Trung bình) 1,069 0,706 0,819 1,022 1,176 Campuchia - - - - - Lào - - - - - Myanmar 1,443 0,701 0,288 0,161 0,686 Việt Nam 206,37 4,836 1,469 1,821 0,769

Nguồn: Charan D. Wadhva, “India – Southeast Asia Economic Partnership in the 1990s: Role of Government Politics” in Baladas Ghoshal, India and Southeast Asia: Challenges and Opportunities, Deihi: Konark Punishers PVT LTD, 1996, p70

31

Như vậy, mặc dù mối quan hệ giữa Ấn Độ và ASEAN với tư cách là một tổ chức thì vẫn chưa có do môi trường không thuận lợi của thời kỳ Chiến tranh lạnh, tuy nhiên sự phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế ASEAN thập niên 70 của thế kỷ XX đã thu hút sự quan tâm của Ấn Độ. Quan hệ thương mại, đầu tư song phương giữa Ấn Độ và các nước thành viên ASEAN tăng lên nhanh chóng, qua đó chúng ta có thể khẳng định Đông Nam Á nói chung và các nước ASEAN cũ nói riêng là những thị trường đầu tư, là một trong những đối tác kinh tế quan trọng nhất của Ấn Độ thời kỳ Chiến tranh lạnh. Sự khác biệt về quan điểm chính trị dường như không ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN.

Bước vào thập niên 90, khi môi trường quốc tế đã thay đổi, Ấn Độ và ASEAN có nhiều cơ hội để tăng cường hợp tác trên mọi lĩnh vực. Trong đó phát triển kinh tế thực sự trở thành nhu cầu thiết thực nhất của các bên. Với Ấn Độ, cuộc cải cách toàn diện tháng 7/1991 và sự điều chỉnh chính sách đối ngoại được xem là sự “lột xác” của nước này trong thời kỳ mới. Quan hệ với Đông Nam Á thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh, sẽ không chỉ là quan hệ tự phát vì những lợi ích trước mắt, mà đó là sự hoạch định có chiến lược của Ấn Độ nhằm những mục tiêu lớn hơn. Sự ra đời của chính sách hướng Đông và việc thực thi chính sách này là một minh chứng cho chiến lược của Ấn Độ và tầm quan trọng của ASEAN trong thời kỳ mới.

32

TIỂU KẾT

Như vậy, sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, tình hình thế giới có những chuyển biến to lớn, Liên Xô sụp đổ, trật tự hai cực tan rã, một trật tự mới đang bắt đầu hình thành. Ấn Độ một quốc gia có lợi ích kinh tế và quân sự gắn liền với Liên Xô buộc phải có những điều chỉnh để thích ứng với tình hình mới. Tháng 7 năm 1991, ngay sau khi lên nắm quyền Thủ tướng N. Rao đã tiến hành cải cách toàn diện đất nước, trong đó tập chung vào điều chỉnh những chính sách về kinh tế và đối ngoại. Từ lý tưởng xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa, Ấn Độ chuyển sang chủ trương xây dựng một xã hội tư bản hiện đại, lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, đi từ chủ nghĩa ngoại giao nước lớn sang chủ nghĩa thực dụng. Sự ra đời của chính sách hướng Đông được xem là một sự điều chỉnh chiến lược trong chính sách ngoại giao của Ấn Độ, trong bối cảnh quốc gia này đang gặp nhiều khó khăn trong quan hệ với các nước Nam Á, sự chậm chạp trong cải thiện quan hệ với Mỹ, đặc biệt là sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực Nam Á và Ấn Độ Dương. Nói cách khác, triển khai chính sách hướng Đông là nhiệm vụ bắt buộc của chiến lược ngoại giao của Ấn Độ lúc đó. Hướng Đông là hướng tới châu Á - Thái Bình Dương với hai nhóm mục tiêu cơ bản về chính trị chiến lược và kinh tế - xã hội, với hy vọng khu vực này sẽ là “tấm ván bật” để Ấn Độ bước vào thị trường toàn cầu. Trong đó Ấn Độ xác định, Đông Nam Á chính là điểm xuất phát của chính sách hướng Đông.

ASEAN, một tổ chức khu vực được thành lập vào năm 1967. Trong Chiến tranh lạnh, cơ chế hoạt động của ASEAN còn khá lỏng lẻo và mờ nhạt, hơn nữa bản thân các thành viên của hiệp hội đều là những nước thuộc địa, phụ thuộc của tư bản Âu - Mỹ. Môi trường quốc tế thay đổi từ sau Chiến tranh lạnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho ASEAN vươn lên mạnh mẽ trở thành một khu vực phát triển năng động nhiều tiềm năng trên thế giới. Năm 1999,

33

việc mở rộng thành viên từ ASEAN-5 lên ASEAN-10 đã hoàn tất với sự gia nhập của Campuchia. Từ đây, ASEAN có thể bỏ lại sau lưng lịch sử là những nước thuộc địa, có quan điểm khác nhau trong quan hệ với các cường quốc để tiến tới củng cố nội khối, xây dựng một Cộng đồng ASEAN. Song song với củng cố nội khối, ASEAN mở rộng hợp tác với các cường quốc trong khu vực và thế giới, trong đó Ấn Độ một cường quốc khu vực đang lên được xem là đối tác quan trọng của hiệp hội trong bối cảnh mới.

Ngay trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, mặc dù bị chi phối bởi chiến cuộc Đông - Tây, sự khác biệt về quan điểm chính trị, nhưng giữa Ấn Độ và các nước ASEAN đã có những mối quan hệ hợp tác song phương chủ yếu về kinh tế thương mại và đầu tư. Tuy nhiên hợp tác chính trị an ninh thời kỳ này còn

Một phần của tài liệu Luận văn Quan hệ Ấn Độ - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (1991-2014) (Trang 31 - 40)