Triển vọng của quan hệ Ấn Độ ASEAN

Một phần của tài liệu Luận văn Quan hệ Ấn Độ - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (1991-2014) (Trang 87 - 89)

7. Bố cục của luận văn

3.3.Triển vọng của quan hệ Ấn Độ ASEAN

Sau hơn hai thập kỷ Ấn Độ thực hiện chính sách hướng Đông, quan hệ hợp tác Ấn Độ - ASEAN đã đạt được những thành tựu quan trọng đáp ứng sự kỳ vọng của các bên tham gia. Trong tương lai, hợp tác Ấn Độ - ASEAN còn được đánh giá là một tiến trình tiềm năng và nhiều triển vọng.

Ấn Độ và các nước ASEAN đều là các quốc gia đang phát triển có nhiều điểm tương đồng về lich sử, địa lý, văn hóa, đang vươn lên mạnh mẽ trong một môi trường chính trị mới từ sau Chiến tranh Lạnh. Sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Nam Á và Nam Á khiến Ấn Độ và ASEAN thực sự mong muốn đẩy mạnh hợp tác vì những lợi ích chiến lược của hai bên.

Ấn Độ là một cường quốc trong lĩnh vực quốc phòng. Với lực lượng hải quân mạnh và trang thiết vị hiện đại, Ấn Độ đã và đang làm chủ Ấn Độ Dương. Với ASEAN, Ấn Độ luôn sẵn sàng giúp đỡ trong việc cung cấp, nâng cấp trang thiết bị quân sự, đồng thời giúp đỡ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực quốc phòng an ninh. Ấn Độ và ASEAN đều nhận thấy lợi ích chung trong việc thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực, cũng như duy trì một môi trường thích hợp cho sự phát triển nội tại của mình.

Là nước có đường biên giới đất liền và trên biển tiếp xúc với Myanmar và Thái Lan nên Ấn Độ có mối quan hệ chặt chẽ về quốc phòng và an ninh với khu vực. Ấn Độ muốn thiết lập một vành đai vững chắc để bảo vệ Ấn Độ

82

Dương thì trước hết Ấn Độ phải nhận được sự đồng lòng của các nước quanh vòng cung Ấn Độ Dương trong đó có Myanmar, Thái Lan, Indonesia. Mối quan hệ quân sự giữa Ấn Độ với ASEAN càng trở nên chặt chẽ hơn khi Trung Quốc đưa ra yêu sách Biển Đông đe doạ trực tiếp đến lợi ích và quyền lợi của các nước ASEAN và gián tiếp đe dọa đến quyền lợi của Ấn Độ tại Ấn Độ Dương. Các nước ASEAN đang tìm giải pháp cho vấn đề Biển Đông và Ấn Độ thực sự là một trong những nước có khả năng đối trọng với Trung Quốc. Bởi Ấn Độ không chỉ là cường quốc quân sự có truyền thống yêu chuộng hòa bình mà còn là quốc gia có lợi ích sát sườn ở Biển Đông, vì vậy, các nước ASEAN có thể tin tưởng và hợp tác. Xuất phát từ những nhu cầu trên, hợp tác an ninh quốc phòng Ấn Độ - ASEAN trong tương lai sẽ thật sự là cần thiết và đầy triển vọng.

Trong lĩnh vực kinh tế, những thành quả hợp tác kinh tế giữa Ấn Độ và ASEAN trong hơn hai thập niên qua đã khiến hai bên nhận thấy tầm quan trọng của nhau trong tương lai. Kinh tế Ấn Độ từ sau Chiến tranh lạnh phát triển khá ổn định và bền vững. Từ năm 1991, GDP của Ấn Độ tăng trưởng nhanh chóng, bình quân 6,5%, trong một thập niên gần đây tốc độ tăng trưởng còn đạt trung bình 7- 8%/năm [13, tr.42]. ASEAN một khu vực phát triển năng động và hiệu quả sẽ là một thị trường đầy tiềm năng của Ấn Độ và ngược lại. Các hiệp định hợp tác được ký kết giữa Ấn Độ và ASEAN sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác kinh tế hai bên trong những năm tiếp theo. Ấn Độ luôn coi ASEAN là trọng tâm để Ấn Độ bước vào thị trường châu Á - Thái Bình Dương và thị trường châu Á - Thái Bình Dương sẽ là “tấm ván bật” để Ấn Độ bước vào thị trường toàn cầu. Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, từ ASEAN mà Ấn Độ đã tham gia vào nhiều cơ chế hợp tác của khu vực như EAS (2005), ASEM (2008) và đang tiến tới APEC trong thời gian tới. Sự thiện chí và những cố gắng của Ấn Độ được ASEAN đánh giá cao và đây sẽ là tiền đề thuận lợi cho những mối quan hệ hợp tác tốt đẹp trong tương lai.

83

Một phần của tài liệu Luận văn Quan hệ Ấn Độ - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (1991-2014) (Trang 87 - 89)