Những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn Quan hệ Ấn Độ - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (1991-2014) (Trang 83 - 85)

7. Bố cục của luận văn

3.2.1.Những hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được trong thời gian qua, hợp tác Ấn Độ - ASEAN còn tồn tại những hạn chế nhất định.

Về chính trị - an ninh, trong chương 1 chúng tôi đã phân tích, một trong những nguyên nhân ra đời của chính sách hướng Đông, đó là nhân tố Trung Quốc. Vì vậy cả Ấn Độ và ASEAN đều nhận được thái độ không mấy thiện cảm từ Trung Quốc khi quan hệ Ấn Độ và ASEAN ngày càng thắt chặt.

Trong hợp tác Đông Á, Trung Quốc chủ trương về một Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) chỉ có các nước ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Vì vậy Trung Quốc đã gây sức ép với các nước ASEAN bằng cách cử các phái viên ngoại giao tới Lào và các nước Đông Nam Á khác, để thuyết

78

phục các nước này không ủng hộ tư cách thành viên của Ấn Độ. Trong khi đó, Nhật Bản lại rất ủng hộ Ấn Độ. Tình thế đó làm cho các nước trong khối ASEAN khó xử và bị chia rẽ thành hai nhóm nước có quan điểm trái ngược nhau. Malaysia, Thái Lan, Myanmar ủng hộ đề xuất của Trung Quốc về việc để ASEAN +3 làm nòng cốt trong EAS còn ba nước Ấn Độ, Australia và New Zealand là nhóm vòng ngoài. Các nước ASEAN khác như Indonesia, Philippin, Singapore và Việt Nam thì ủng hộ một EAS bình đẳng gồm cả ASEAN và 6 nước đối tác đó là: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand.

Việc tổ chức một Hội nghị cấp cao giữa Ấn Độ và ASEAN cũng bị tác động ít nhiều bởi thái độ của Trung Quốc. Khi Ấn Độ đưa ra ý tưởng về một Hội nghị cấp cao vào năm 1999 và được các nước ASEAN nhất trí tổ chức hội nghị này vào năm 2001 nhưng ý tưởng này đã không thành công phần nhiều là do sự cản trở từ phía Trung Quốc. Sau đó, năm 2002, với sự nỗ lực của các bên tham gia, đặc biệt là từ phía Ấn Độ, ASEAN và Ấn Độ đã tổ chức thành công hội nghị cấp cao ASEAN - Ấn Độ lần thứ nhất. Từ đây, hội nghị này được tổ chức thường niên đánh dấu mốc quan trọng trong quan hệ giữa Ấn Độ và ASEAN.

Về phía Ấn Độ, khi đưa ra chính sách hướng Đông mặc dù chưa bao giờ công khai mục tiêu chính là nhằm cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc ở châu Á - Thái Bình Dương và kiềm chế ảnh hưởng của nước này ở Nam Á và Ấn Độ Dương nhưng về lâu dài, có thể sẽ đưa tới những đụng độ về lợi ích giữa Ấn Độ với các cường quốc ở khu vực, đặc biệt là Trung Quốc.

Về kinh tế, hợp tác kinh tế Ấn Độ - ASEAN chưa xứng với tiềm năng hợp tác hai bên. Sau nhiều năm đàm phán cùng với những nỗ lực của cả hai bên, Ấn Độ và ASEAN đã ký FTA về hàng hóa vào năm 2009. Tuy nhiên trước và sau khi ký FTA với ASEAN, Ấn Độ phải đối mặt với những khó

79

khăn lớn từ trong nước đó là sự biểu tình của nông dân miền Nam, sự không ủng hộ của nhiều tổ chức dân sự, thậm chí cả một số thành viên nội các và chính quyền… Với ASEAN, khi đàm phán FTA hàng hóa với Ấn Độ, sự chậm chạp và cứng nhắc của Ấn Độ đôi khi làm cho ASEAN nản lòng. Hơn nữa việc Ấn Độ theo đuổi các FTA, CECA với các nước thành viên ASEAN như Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan sẽ làm tăng sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế trong ASEAN.

Một phần của tài liệu Luận văn Quan hệ Ấn Độ - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (1991-2014) (Trang 83 - 85)