Trên các lĩnh vực khác

Một phần của tài liệu Luận văn Quan hệ Ấn Độ - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (1991-2014) (Trang 52 - 55)

7. Bố cục của luận văn

2.1.4. Trên các lĩnh vực khác

Ngoài mối quan hệ hợp tác trên lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế thương mại, Ấn Độ còn triển khai hợp tác với ASEAN thông qua nhiều cơ

47

chế khác như: Ủy ban hỗn hợp hợp tác Ấn Độ - ASEAN ( IAJCC), Hội đồng kinh doanh chung Ấn Độ - ASEAN (IAJBC), Quỹ Ấn Độ - ASEAN, cùng hàng loạt các dự án, chương trình hợp tác trong nhiều lĩnh vực với những kết quả khả quan. Tháng 11 năm 1996, tại New Delhi Ủy ban hỗn hợp về hợp tác Ấn Độ - ASEAN, cơ chế chủ yếu để thực hiện sự hợp tác theo quy chế đối thoại đầy đủ đã họp phiên đầu tiên với nhiều thỏa thuận quan trọng như thành lập các nhóm công tác về thương mại đầu tư, khoa học và công nghệ. Hội đồng kinh doanh chung Ấn Độ - ASEAN được thành lập góp phần kết nối giới doanh nghiệp hai bên. Lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực (HRD) và công nghệ thông tin là điểm mạnh của Ấn Độ, vì vậy Ấn Độ tặng 100 suất học bổng cho chương trình kỹ thuật (ITEC) cho một số nước ASEAN. Ấn Độ cũng chủ động đề nghị thành lập các trung tâm tin học tại một số nước ASEAN và tăng cường hoạt động cho trung tâm này, như cung cấp trang thiết bị hiện đại, thiết lập một chương trình đào tạo kỹ thuật cao cấp về tin học…

Năm 1997, Sáng kiến Vịnh Bengal về hợp tác Kinh tế Kỹ thuật đa ngành (BIMSTEC) được triển khai, ban đầu gồm bốn quốc gia là Ấn Độ, Sri Lanka, Bangladesh và Thái Lan, sau được mở rộng thêm Bhutan, Nepal và Myanmar vào năm 2004. BIMSTEC ra đời với mục tiêu kết hợp “chính sách hướng Tây” của Thái Lan với “chính sách hướng Đông” của Ấn Độ và Nam Á. BIMSTEC gồm bảy thành viên đó là sự liên kết giữa một số thành viên ASEAN và SAARC bao gồm các nước có đường biên giới liền kề nhau và kéo dài từ Nam Á sang Đông Nam Á (trừ Sri Lanka là một quốc đảo độc lập).

Các thành viên của BIMSTEC nhất trí triển khai hợp tác trên 13 lĩnh vực đó là: Thương mại và đầu tư, công nghệ, năng lượng, vận tải và thông tin liên lạc, du lịch, nghề cá, nông nghiệp, hợp tác văn hóa, môi trường và quản lý thảm họa, y tế, giao lưu nhân dân, giảm nghèo chống khủng bố và tội pham xuyên quốc gia. Với những lĩnh vực hợp tác như trên, BIMSTEC hướng tới

48

nhiều mục tiêu quan trọng như tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của các nước thành viên trong khu vực, thúc đẩy tiến trình phát triển xã hội, tăng cường hợp tác giúp đỡ lẫn nhau về các vấn đề quan tâm chung, trợ giúp về đào tạo và nghiên cứu, bổ xung cho kế hoạch phát triển quốc gia của các thành viên, duy trì mối quan hệ và mang lại lợi ích với các tổ chức quốc tế và khu vực, hợp tác và chia sẻ công nghệ trong các lĩnh vực sản xuất tại khu vực… Thông qua BIMSTEC, các nước Nam Á và Đông Nam Á có thêm sự hiểu biết lẫn nhau và hợp tác hiệu quả trên nhiều lĩnh vực.

Tháng 6 năm 1998, Ấn Độ cùng một nước nằm ven Vịnh Bengal là Myanmar, Thái Lan, Sri Lanka và Bangladesh đã thành lập một tổ chức hợp tác kinh tế có tên gọi là BIMST-EC, nhằm mục đích thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội của các nước trong khối, hợp tác giúp đỡ nhau trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học. Trong lĩnh vựa kinh tế, hợp tác chú trọng đến xây dựng cơ sở hạ tầng, thông tin, năng lượng, mậu dịch, đầu tư, du lịch và đánh cá. Sự ra đời của những tổ chức hợp tác tiểu khu vực và liên khu vực trong những năm cuối thế kỷ XX, thể hiện xu thế đa phương hóa trong quan hệ ngoại giao, mở cửa hội nhập kinh tế sau nhiều thập kỷ “hướng nội ” của Ấn Độ.

Trước kế hoạch phát triển sông Mekong và tuyến đường sắt xuyên Á của Trung Quốc (từ Côn Minh, Trung Quốc, đến Singapore đi qua Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và Malaysia) đang được tiến hành, Ấn Độ cũng đưa ra sáng kiến thành lập Tổ chức hợp tác sông Mekong - sông Hằng (MGC) trong Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN (ADM) ở Bangkok, Thái Lan tháng 7 năm 2000, gồm sáu thành viên. Ngày 10 tháng 11 năm 2000 Hội nghị Bộ trưởng MGC lần đầu tiên được tổ chức tại Viêng Chăn, Lào. MGC nhấn mạnh bốn lĩnh vực hợp tác là du lịch, văn hóa, giáo dục, giao thông và thông tin liên lạc nhằm tăng cường mối quan hệ và sự hiểu biết lẫn nhau giữa Ấn Độ và năm quốc gia thành viên ASEAN.

49

Một phần của tài liệu Luận văn Quan hệ Ấn Độ - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (1991-2014) (Trang 52 - 55)