8. Bố cục khoá luận
2.2. Hình tượng thời gian và không gian nghệ thuật
Thế giới nghệ thuật bao giờ cũng có không gian, thời gian riêng. Đó là mảnh đất màu mỡ để cái cây nghệ thuật có thể đơm hoa, kết trái. Trần Đình Sử định nghĩa: “Nếu hiểu thơ ca là sự cảm nhận về thế giới và con người thì thời gian, không gian chính là hình thức để con người cảm nhận về thế giới
và về mình” [4, tr.160]. Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều được gắn
với hệ toạ độ không gian - thời gian xác định nên những cảm nhận của con người về thế giới bắt đầu từ sự thay đổi của không gian - thời gian. Từ sự thay đổi của không gian - thời gian, con người nhận ra sự thay đổi của chính mình.
Không gian, thời gian trong thế giới nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh có những đặc điểm riêng, chính là nơi thể hiện quan niệm của tác giả về thế giới.
2.2.1. Thời gian nghệ thuật
Thời gian nghệ thuật là một yếu tố đặc trưng thuộc phương thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Thời gian nghệ thuật là thời gian phản ánh sự cảm thụ, thời gian của con người trong thời kì lịch sử, từng giai đoạn phát triển. Nó cũng thể hiện sự cảm thụ độc đáo của
tác giả về phương thức tồn tại của con người trong thế giới” [4, tr.323].
Ở mỗi thời đại, quan niệm về thời gian nghệ thuật có sự thay đổi. Trong văn học trung đại đó là thời gian tuần hoàn, bất biến: Xuân qua trăm hoa
rụng/ Xuân tới trăm hoa tươi (Cáo tật thị chúng – Mãn Giác Thiền Sư).
Trong Thơ Mới là thời gian chảy trôi, gấp gáp, vội vã như nhịp sống hối hả của đời người: Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua/ Xuân còn non
nghĩa là xuân sẽ già (Vội vàng – Xuân Diệu). Trong thơ hiện đại, thời gian
nghệ thuật có sự co dãn kì diệu, có thể đang ở hiện tại lùi về quá khứ để hoài niệm hoặc vươn tới tương lai để dự cảm mà không vấp phải sự cản trở nào.
Khảo sát tập thơ Hoa cỏ may, chúng tôi thấy Xuân Quỳnh thể hiện thời gian nghệ thuật với ba kiểu thời gian tiêu biểu: thời gian hiện tại gắn với cuộc sống đời thường; thời gian quá khứ gắn với những hoài niệm và sự giao thoa giữa thời gian quá khứ - hiện tại - tương lai.
a. Thời gian hiện tại gắn với cuộc sống đời thường
Nếu các nhà Thơ Mới cảm nhận sự chảy trôi của thời gian với nỗi tủi hờn, xót xa, tiếc nuối thì ở Xuân Quỳnh, ý thức về thời gian gắn liền với cảm nhận một tình yêu tha thiết, đắm say, một khát vọng sống mãnh liệt. Tác giả Lê Thị Ngọc Quỳnh trong Thế giới thiên nhiên trong thơ Xuân Quỳnh viết:
“Quả thực trong thơ chị ý thức về thời gian luôn song hành cảm giác về
hạnh phúc” [3, tr 23].
Như một con ong chăm chỉ chi chút từng giọt mật ngọt cho đời, Xuân Quỳnh đong đếm những giọt hạnh phúc quý giá của đời mình bằng định lượng thời gian từng phút, từng giờ. Không giống như Chế Lan Viên tìm hạnh phúc ở những điều cao siêu, Hàn Mặc Tử tìm tới cõi điên, cõi say để mơ, để ru, Xuân Quỳnh tìm thấy hạnh phúc ở những điều bình dị nhất trong cuộc sống hàng ngày. Hạnh phúc đâu phải là những điều lớn lao, hạnh phúc tiềm ẩn trong những lời ru chồng ru con:
Anh không ngủ được anh yêu Nghe chi con lũ đang chiều nước dâng
(Hát ru chồng những đêm khó ngủ)
Thời gian hạnh phúc nhất đối với Xuân Quỳnh chính là khoảng thời gian sau một ngày làm việc mệt nhọc ở toà soạn, bà trở về tổ ấm của mình, được nấu những món ăn ngon cho chồng, cho con, được ru con ngủ trong vòng tay ấm áp:
Ngủ đi con mẹ Chim về tổ chim Đàn kiến đang khiêng Cái mồi to quá
(Ngủ nào ngủ ngoan)
Nhà thơ trân trọng những phút giây hiện tại đang có. Bởi vì khi con người ta trân trọng thực tại nghĩa là người ta còn yêu cuộc sống. Bằng con mắt tinh tế và một trái tim mẫn cảm của người phụ nữ, bà lắng nghe những âm thanh cuộc sống đang tấu lên bản nhạc đa âm sắc:
Ở ngoài kia trời gió Ở ngoài kia trời mua
Cây bàng đêm ngẩn ngơ Nước qua đường chảy xiết
(Anh)
Mỗi một ngày trôi qua, cánh cửa thời gian khép lại một ngày cũ, mở ra một ngày mới cũng là lúc nhà thơ được tắm mình trong không khí mới mẻ, tinh khôi để cảm nhận sự sống đang bắt đầu:
Lại bắt đầu từ những trang giấy trắng Lại ngọn đèn, màu mực, những câu thơ Lại nhịp đập bắt đầu tim rạo rực
Trước biết bao náo nức với mong chờ (Lại bắt đầu)
Đất nước trải qua những đau thương trong chiến tranh, vết thương bom đạn đã dần lên da non, thay vào đó là lớp da mới mẻ, hồng hào. Cánh cửa quá khứ bi tráng ấy đã khép lại, lịch sử đã sang trang mới, Xuân Quỳnh cũng hòa vào dòng hiện tại để tắm mình trong công cuộc dựng xây đất nước sau chiến tranh:
Ba mươi năm tiếng súng đã lặng yên Đất đã trở về với khoai với lúa Miền đất xưa lẫy lừng một thuở
Những Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam …Màu ban trắng khắp đèo cao vực thẳm Cỏ xanh rờn như tiếng hát lan xa
(Màu hoa còn lại)
Xuân Quỳnh sống với thực tại để chứng kiến những đổi thay của đất nước, để thấy cái cây hạnh phúc đã nở hoa kết trái trên mảnh đất gian khó, cằn cỗi, như nhà văn Nguyễn Khải từng ví: “Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những gian khổ, hy sinh” (Mùa lạc)
Thời gian trôi qua những chiến hào Qua nỗi khổ niềm vui ngày chiến thắng Chỉ còn lại một màu hoa rất trắng Như ban đầu miền đất mới khai sinh
(Màu hoa còn lại)
Có thể thấy, Xuân Quỳnh ý thức sâu sắc được giá trị của thời gian hiện tại nên bà luôn trân trọng từng giọt giây phút thời gian. Cảm thức về thời gian hiện tại gắn với hiện thực đời thường đã thể hiện tâm trạng một cái tôi trữ tình yêu đời, yêu cuộc sống và khát khao gắn bó với cuộc đời dù cuộc đời đầy giông bão.
b. Thời gian quá khứ gắn với những hoài niệm
Không chỉ viết về thời gian hiện tại, Xuân Quỳnh còn viết về quá khứ. Quá khứ là khoảng thời gian gắn với những kỉ niệm buồn vui của mỗi con người. Nhìn lại quá khứ chính là cơ hội để con người ta có thể chiêm nghiệm lại chính bản thân mình. Trong tập thơ Hoa cỏ may cảm thức về quá khứ cứ trở đi trở lại, ám ảnh vào những vần thơ của bà. Quá khứ được tái hiện bằng những cụm từ quá khứ, kí ức, ngày xưa …Xuân Quỳnh đẩy những khung cảnh tự nhiên về quá khứ bằng những yếu tố chỉ , lại, vẫn, cứ, tự bao giờ:
-Hoa cúc tím trong bài hát cũ Dẫu vẫn là cung bậc của ngày xưa -Hoa cúc xanh có hay là không có Trong đầm lầy tuổi nhỏ của anh xưa
Xuân Quỳnh mang trong mình nỗi mặc cảm, bất hạnh của tuổi thơ bơ vơ, côi cút nên ở hầu hết những bài thơ trong tập thơ, ta bắt gặp hình ảnh quá khứ cứ len lỏi trong những giấc mơ của bà và trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi. Xuân Quỳnh nhớ về kỉ niệm tuổi thơ với những trò chơi con trẻ:
Bên mái rạ một mảnh vườn hẻo lánh (Hoa tường vi)
Soi mình trong tấm gương của quá khứ, Xuân Quỳnh còn được tắm mình trong dòng sông kí ức tuổi thơ ngọt ngào hư ảo của miền cổ tích:
Hoa cúc xanh có hay là không có Tháng năm nào ấp ủ thuở ngây thơ Có hay không thung lũng của ngày xưa Anh đã ở và em thường tới đó
(Hoa cúc xanh)
Những giấc mơ ngọt ngào mang dáng dấp hư ảo của câu chuyện cổ tích đã in đậm trong kí ức của Lưu Quang Vũ. Xuân Quỳnh tin vào giấc mơ ấy. Niềm tin ấy đã trở thành chất keo kết dính hai tâm hồn tạo nên sự hòa hợp, gắn bó:
Anh đã nghĩ chắc là hoa cũng có Mọc xanh đầy thung lũng của ta xưa
(Hoa cúc xanh)
Ngoái nhìn về quá khứ, Xuân Quỳnh giống như một lữ khách cảm nhận con thuyền thời gian đã đưa bà đi qua những chặng đường đời. Hiện tại lắng xuống cũng là lúc nhà thơ có điều kiện để suy tư, chiêm nghiệm về những điều đã xảy ra trong cuộc đời mình:
Tôi đã đi qua biết mấy buổi chiều Bao hồi hộp lo âu, hạnh phúc
Tôi trăn trở nhiều đêm cùng hoa cúc Đợi tiếng gà đánh thức sự bình yên
(Thơ tình cho bạn trẻ)
Bớt dần vẻ trẻ trung, sôi nổi có phần bồng bột của người con gái trong
Xuân Quỳnh càng về cuối càng đằm thắm, giàu chất suy tư và trải nghiệm. Bà nhận ra màu xám bên cạnh màu hồng của cuộc đời.
Nhìn chung,những kỉ niệm tuổi thơ ngọt ngào lẫn cay đắng đã được tái hiện trong thơ Xuân Quỳnh. Thời gian quá khứ giống như một người bạn đã chứng kiến những niềm vui, nỗi buồn của tuổi thơ bà. Tìm về quá khứ, Xuân Quỳnh như tìm lại chính mình của thời gian xa xôi, để được sống lại những kỉ niệm ấu thơ đến niên thiếu, để người đọc mãi bắt gặp hình ảnh “cô bé
mười sáu tuổi” đầy hồn nhiên, trẻ trung, yêu đời.
c. Sự giao thoa giữa thời gian quá khứ - hiện tại - tương lai
Nếu như trong hội họa, điêu khắc, thời gian tồn tại bất biến khiến hình tượng nghệ thuật bị đông cứng trong đường nét, hình khối, màu sắc, người nghệ sỹ chỉ chớp được một khoảnh khắc nào đó của sự vật thì trong văn học, do lấy ngôn từ làm chất liệu nên thời gian luôn vận động và biến đổi không ngừng. Thời gian trong nghệ thuật có khả năng co dãn kì diệu. Thời gian vận động ba chiều, cả ở quá khứ - hiện tại - tương lai. Trong thơ Xuân Quỳnh ba bình diện: quá khứ - hiện tại - tương lai này đồng hiện, giao thoa với nhau trong sự soi chiếu vào nhau. Điều đó tạo nên sự độc đáo trong cách thể hiện hình tượng thời gian trong thơ Xuân Quỳnh.
Xuân Quỳnh cảm nhận cuộc sống trong sự chảy trôi của dòng thời gian. PGS Nguyễn Thị Bình từng nhận xét: “Trong số các nhà thơ hiện đại Việt Nam, Xuân Diệu và Xuân Quỳnh có lẽ là những người bị ám ảnh bởi bước đi
của thời gian nhiều nhất” [7, tr.315]. Trước đây Xuân Diệu cũng có cách
cảm nhận thời gian khác người, đó là khi thời gian chưa tới, đang tới mà ông đã có cảm giác tiếc nuối thời gian sẽ qua đi:
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Xuân Quỳnh cũng cảm nhận được bước đi của thời gian: dù ở hiện tại nhưng bà đã cảm thấy thời gian vụt trôi qua mất:
Dẫu hiện tại mà như là quá khứ (Cố đô)
Trong khoảnh khắc giao mùa, nàng Thu sắp tạm biệt trời đất để nhường chỗ cho nàng Đông giá rét, chỉ còn vài chiếc lá rụng thưa thớt, màu hoàng hôn sắp tắt…Xuân Quỳnh đi giữa ranh giới giữa hai mùa mà vẫn tưởng như trời đất còn ngập tràn sắc thu. Có lẽ vì tiếc, vì nhớ khoảng thời gian đẹp đẽ nhất trong năm nên nhà thơ mới cảm, mới thấy như thế:
Cũng có thể là mùa thu chưa hết Vẫn còn đang lưu luyến khách đi qua Cũng có thể là tôi đến chậm
Thấy màu mây rừng lá tưởng còn thu
(Không đề)
Những ngày nằm trên giường bệnh, bị bệnh tim hành hạ, dày vò, nhà thơ đếm từng bước thời gian nặng nề trôi. Bà lo sợ thời gian đi qua, bước chân của thần Chết đang tới rất gần:
Quá khứ em không chỉ ngày xưa Mà ngay cả hôm nay thành quá khứ Quá khứ của em ngoài cánh cửa
Gương mặt anh, gương mặt các con yêu (Thời gian trắng)
Những ngày nằm trên giường bệnh, có những lúc nhà thơ cảm thấy thời gian ngừng trôi. Thời gian vật lí mất đi, chỉ còn một màu thời gian trắng - thời gian của sự chết chóc, chia lìa bủa vây lấy bà. Nỗi lo âu đã trở thành nỗi bi quan:
Thời gian trắng vẫn ngừng trong bệnh viện Chăn màn trắng, nỗi lo và cái chết
Ngày với đêm có phân biệt gì đâu (Thời gian trắng)
Người đàn bà nổi tiếng mạnh mẽ, bạo dạn một thời nay bỗng trở nên yếu mềm. Bởi bà ý thức rất rõ sự hữu hạn của kiếp người, sự tàn phai của nhan sắc. Bà biết Xuân Quỳnh -đóa hoa quỳnh mùa xuân sẽ chỉ nở và toả hương một lần duy nhất rồi sẽ tàn lụi, héo úa. Bà dần tuột mất tình yêu của mình mà không có gì lấy lại được. Tình yêu đã dần trôi vào quá khứ, còn hiện tại chỉ là nỗi đau đớn thất bại trong tình yêu:
Lúc anh đến anh đi thành quá khứ
Anh thuộc về những người ngoài cánh cửa Của con đường, trang viết, câu thơ
(Thời gian trắng)
Xuân Quỳnh là người yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết. Bà cảm nhận được bước đi của thời gian, dù ở hiện tại nhưng nhà thơ vẫn ngoái nhìn về quá khứ. Sợi dây ràng buộc mong manh giữa quá khứ - hiện tại đan cài vào nhau tạo cảm giác thời gian chảy trôi, con người ta thấy tiếc, thấy nhớ thời gian đã qua. Trong ranh giới thời gian ấy, hình tượng nhân vật trữ tình hiện lên là một con người cô đơn, mang nặng nỗi niềm tâm sự.
Không chỉ hướng về quá khứ để hoài niệm những gì đã qua, Xuân Quỳnh còn tiên đoán trước được thời gian ở tương lai. Bằng trái tim mẫn cảm và mặc cảm thân phận bà đã nhìn thấy trước nỗi chia xa:
Dẫu em biết không phải là vĩnh biệt Vẫn thấy lòng da diết lúc chia xa
Người phụ nữ ấy không chìm đắm trong ảo tưởng quá khứ mà bà dám sống, dám nhìn thẳng vào quy luật khắc nghiệt của cuộc sống:
Tôi biết chắc mùa xuân rồi cũng hết Hôm nay non, cỏ ngày mai sẽ già
(Có một thời như thế)
Xuân Quỳnh đã đi qua những năm tháng thời gian, trải qua những sóng gió trong cuộc đời, có cả niềm vui lẫn nỗi buồn thấm thía. Cuối cùng bà đã lựa chọn lối sống trong thực tại chứ không rơi vào ảo tưởng quá khứ hay hứa hẹn ở tương lai. Xuân Quỳnh nói về quá khứ, tương lai bằng những thời khắc của thực tại dẫu rằng ở thời khắc ấy một tâm hồn đa mang luôn chất chứa đầy giông bão. Nữ thi sỹ biết thời gian quá khứ đã đi qua không lấy lại được, thời gian tương lai đang tới nên bà luôn trân trọng thực tại. Với bà quá khứ chỉ là tấm gương để soi chiếu, để suy ngẫm về những gì đã qua. Quá khứ dù đẹp đến đâu cũng chỉ là quá khứ. Người ta không thể sống mãi với những hoài niệm:
Quá khứ đáng yêu, quá khứ đáng tôn thờ Nhưng đâu phải là điều em nuối tiếc
Xuân Quỳnh trân trọng thực tại bởi nhà thơ ý thức sâu sắc được hạnh phúc không phải tìm kiếm đâu xa, hạnh phúc tồn tại ngay trong những điều tưởng như bình dị nhất. Con người ta phải trân trọng những gì đang có:
Tay trong tay tôi đã đến bên người Tôi chẳng nói điều chi về vĩnh viễn Vì mỗi ngày mặt trời hiển hiện Là một ngày tôi lại bắt đầu yêu
Vượt lên trên tất cả thời gian quá khứ - hiện tại - tương lai, Xuân Quỳnh đã khẳng định được lẽ sống của mình. Thời gian có thể đi qua, nhan sắc có thể tàn phai nhưng có một thứ tồn tại mãi mãi. Đó chính là Tình yêu:
Chẳng có thời gian, chẳng có không gian Chỉ tuổi trẻ, chỉ tình yêu vĩnh viễn
(Thơ tình cho bạn trẻ)
Xây dựng hình tượng thời gian là một nét độc đáo trong thế giới nghệ thuật tập thơ Hoa cỏ may của Xuân Quỳnh. Hình tượng thời gian được biểu hiện ở nhiều dạng thức khác nhau: Thời gian quá khứ gắn với những hoài niệm; thời gian hiện tại gắn với cuộc sống đời thường; đặc biệt thời gian quá khứ - hiện tại - tương lai đan cài, giao thoa vào nhau tạo nên mối dây ràng