Không chỉ viết về thời gian hiện tại, Xuân Quỳnh còn viết về quá khứ. Quá khứ là khoảng thời gian gắn với những kỉ niệm buồn vui của mỗi con người. Nhìn lại quá khứ chính là cơ hội để con người ta có thể chiêm nghiệm lại chính bản thân mình. Trong tập thơ Hoa cỏ may cảm thức về quá khứ cứ trở đi trở lại, ám ảnh vào những vần thơ của bà. Quá khứ được tái hiện bằng những cụm từ quá khứ, kí ức, ngày xưa …Xuân Quỳnh đẩy những khung cảnh tự nhiên về quá khứ bằng những yếu tố chỉ , lại, vẫn, cứ, tự bao giờ:
-Hoa cúc tím trong bài hát cũ Dẫu vẫn là cung bậc của ngày xưa -Hoa cúc xanh có hay là không có Trong đầm lầy tuổi nhỏ của anh xưa
Xuân Quỳnh mang trong mình nỗi mặc cảm, bất hạnh của tuổi thơ bơ vơ, côi cút nên ở hầu hết những bài thơ trong tập thơ, ta bắt gặp hình ảnh quá khứ cứ len lỏi trong những giấc mơ của bà và trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi. Xuân Quỳnh nhớ về kỉ niệm tuổi thơ với những trò chơi con trẻ:
Bên mái rạ một mảnh vườn hẻo lánh (Hoa tường vi)
Soi mình trong tấm gương của quá khứ, Xuân Quỳnh còn được tắm mình trong dòng sông kí ức tuổi thơ ngọt ngào hư ảo của miền cổ tích:
Hoa cúc xanh có hay là không có Tháng năm nào ấp ủ thuở ngây thơ Có hay không thung lũng của ngày xưa Anh đã ở và em thường tới đó
(Hoa cúc xanh)
Những giấc mơ ngọt ngào mang dáng dấp hư ảo của câu chuyện cổ tích đã in đậm trong kí ức của Lưu Quang Vũ. Xuân Quỳnh tin vào giấc mơ ấy. Niềm tin ấy đã trở thành chất keo kết dính hai tâm hồn tạo nên sự hòa hợp, gắn bó:
Anh đã nghĩ chắc là hoa cũng có Mọc xanh đầy thung lũng của ta xưa
(Hoa cúc xanh)
Ngoái nhìn về quá khứ, Xuân Quỳnh giống như một lữ khách cảm nhận con thuyền thời gian đã đưa bà đi qua những chặng đường đời. Hiện tại lắng xuống cũng là lúc nhà thơ có điều kiện để suy tư, chiêm nghiệm về những điều đã xảy ra trong cuộc đời mình:
Tôi đã đi qua biết mấy buổi chiều Bao hồi hộp lo âu, hạnh phúc
Tôi trăn trở nhiều đêm cùng hoa cúc Đợi tiếng gà đánh thức sự bình yên
(Thơ tình cho bạn trẻ)
Bớt dần vẻ trẻ trung, sôi nổi có phần bồng bột của người con gái trong
Xuân Quỳnh càng về cuối càng đằm thắm, giàu chất suy tư và trải nghiệm. Bà nhận ra màu xám bên cạnh màu hồng của cuộc đời.
Nhìn chung,những kỉ niệm tuổi thơ ngọt ngào lẫn cay đắng đã được tái hiện trong thơ Xuân Quỳnh. Thời gian quá khứ giống như một người bạn đã chứng kiến những niềm vui, nỗi buồn của tuổi thơ bà. Tìm về quá khứ, Xuân Quỳnh như tìm lại chính mình của thời gian xa xôi, để được sống lại những kỉ niệm ấu thơ đến niên thiếu, để người đọc mãi bắt gặp hình ảnh “cô bé
mười sáu tuổi” đầy hồn nhiên, trẻ trung, yêu đời.