Giọng giãi bày, bộc bạch

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tập thơ hoa cỏ may của xuân quỳnh (Trang 65 - 68)

b. Không gian hoài niệm

3.2.1. Giọng giãi bày, bộc bạch

Xuân Quỳnh làm thơ để giãi bày bộc bạch về chính cuộc đời mình hay nói rõ hơn thơ chính là đời sống của bà, là những tâm trạng thật của nhà thơ trong mỗi bước vui buồn của cuộc sống. Chính vì lẽ đó mà thơ Xuân Quỳnh mang giọng điệu tự nhiên, giống như lời giãi bày, bộc bạch từ chính đáy lòng thi sỹ. Nguyễn Hoà Bình nhận xét: “Đó là một giọng thơ trầm lắng,

Trong thơ Xuân Quỳnh người ta nhận thấy tính chất tự truyện khá rõ. Bà dùng thơ như một phương tiện để thoả mãn nhu cầu được giãi bày, được sẻ chia những suy nghĩ tự đáy lòng. Nhà thơ tâm sự những nỗi niềm riêng tư với những người cùng phái với mình:

Như các cô tôi có một tình yêu rất sâu

Rất dữ dội nhưng không bao giờ yêu được hết Ở các cô, các cô âm thầm chịu đựng

Cho đến ngày tình yêu đó tắt đi Còn ở tôi, tôi mang nó nặng nề Muốn nguôi quên, nó lại càng lớn

(Thơ viết cho mình và những người con gái khác)

Không chỉ sẻ chia giãi bày với những người cùng phái, Xuân Quỳnh còn làm thơ để bộc bạch nỗi lòng với cả một nửa còn lại của thế giới để họ có thể thấu hiểu những suy nghĩ của nhà thơ cũng như những người phụ nữ khác. Bằng ngôn ngữ giản dị thân mật chuyện trò, Xuân Quỳnh nhẹ nhàng đề cao vai trò của người phụ nữ:

Nếu ví dụ không có chúng tôi đây Liệu cuộc sống có còn là cuộc sống

Ai sẽ mang lại cho các anh vui buồn hạnh phúc Mở lòng đón các anh sau thất bại nhọc nhằn

(Thơ vui về phái yếu)

Xuân Quỳnh rất hay sử dụng giọng điệu giãi bày để thổ lộ tình cảm với người bà yêu thương. Đó là những lời bộc bạch của một một trái tim đa sầu đa cảm, lúc nào cũng rạo rực bởi những con sóng tình yêu:

Em yêu anh hơn cả thời xưa Cái thời tưởng chết vì tình ái

Em cộng anh vào với cuộc đời em (Có một thời như thế)

Giọng giãi bày là giọng điệu phổ biến trong thơ Xuân Quỳnh, đặc biệt là ở tập thơ Hoa cỏ may giọng giãi bày là giọng chủ đạo. Xuân Quỳnh đã đi qua hai phần ba chặng đường đời, đã nếm trải hết những vui, buồn, đắng cay trong cuộc sống nên bà thấu hiểu hết lẽ đời. Tập thơ cuối của Xuân Quỳnh như là nơi để bà trút hết nỗi lòng mình, như một người bộ hành ngoái đầu nhìn lại chặng đường mình đã trải qua:

Tôi đã đi qua mấy buổi chiều Bao hồi hộp lo âu và hạnh phúc Tôi trăn trở nhiều đêm cùng hoa cúc Đợi tiếng gà đánh thức sự bình yên

(Thơ tình cho bạn trẻ)

Xuân Quỳnh không chỉ giãi bày, bộc bạch trực tiếp tâm sự của mình mà bà còn mượn những lời ru để thổ lộ nỗi niềm với mọi người. Nhà thơ dùng những lời ru để vỗ về, chở che cho người mình yêu thương. Những lời ru ngọt ngào như có cánh đã ru anh ngủ trong những đêm hè nóng nực:

-Anh không ngủ được ư anh Để em mở quạt quấn mành lên cho

-Khuya rồi anh hãy ngủ đi Để em trở dậy em che bớt đèn

(Hát ru chồng những đêm khó ngủ)

Xuân Quỳnh còn gửi gắm tình yêu thương của trái tim người mẹ cho con thông qua những dòng sữa ngọt ngào và những lời ru đầm ấm. Những bất hạnh tuổi thơ của bà đã được bù đắp cho con thông qua những lời ru:

Ngủ nào ngủ ngoan Mí yêu của mẹ

Mẹ hát khe khẽ Cái lá, cái hoa

(Ngủ nào ngủ ngoan)

Mặc dù ở tập thơ cuối giọng điệu lời ru có ít đi nhưng đọng lại trong trái tim độc giả là sự gần gũi, thân thuộc bởi ở đó có những tình cảm đằm thắm, hồn hậu không chỉ của riêng nhà thơ mà còn có cả hình bóng của người phụ nữ truyền thống Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tập thơ hoa cỏ may của xuân quỳnh (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)