Hình ảnh thơ

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tập thơ hoa cỏ may của xuân quỳnh (Trang 59)

b. Không gian hoài niệm

3.1. Hình ảnh thơ

3.1.1. Hình ảnh tả thực

Thơ Xuân Quỳnh chịu sự chi phối mãnh mẽ bởi cảm quan phụ nữ nên rất giàu vẻ đẹp nữ tính. Đến với thơ ca, Xuân Quỳnh không có ý định gây ấn tượng với độc giả bằng những hình ảnh cách tân, độc đáo như Xuân Diệu, trừu tượng như Chế Lan Viên, cũng không ước lệ truyền thống như Nguyễn Bính. Hình ảnh thơ Xuân Quỳnh thiên về cụ thể, rất gần tự nhiên và sinh hoạt đời thường. Không phải đến Xuân Quỳnh những hình ảnh đời thường mới xuất hiện trong thơ mà ngay từ thời Nguyễn Trãi những hình ảnh “rau

muống”,” bè núc nác”, “dậu mùng tơi” đã đưa vào thơ ca hồn nhiên sinh

động nhưng ở Xuân Quỳnh ta bắt gặp hình ảnh đời thường hơn, để khi soi bóng vào đó ta bắt gặp chính ta đang ngụp lặn trong những lo toan, thiếu thốn.

Xuân Quỳnh đã đưa vào thơ tất cả những gì gắn bó với cuộc sống sinh hoạt đời thường. Đó là hình ảnh “gian phòng”, “mái phố”, ”con

đường”...là những đồ vật sinh hoạt đơn sơ: “phích nước”, “bình hoa’’,

“tấm rèm’’, “xô chậu”, “củi lửa”, ”gạo nước”…Đó là những hình ảnh rất

đời thường, ai cũng biết, ai cũng thấy nhưng không phải thi sỹ nào cũng mạnh dạn đưa vào trong thơ vì sợ sẽ làm mất đi vẻ đẹp của thơ. Nữ sỹ Xuân Quỳnh không ngại ngần đưa những hình ảnh tả thực vào trong thơ, biến

chúng thành những hình ảnh sinh động, khiến thơ mang vẻ đẹp đời thường hơn:

Chúng tôi chỉ là những người đàn bà bình thường không tên tuổi Quen với việc nhỏ nhoi bếp núc hàng ngày

Cuộc sống ngặt nghèo phải tính sao đây Gạo, bánh, củi, dầu chia thế nào cho đủ

(Thơ vui về phái yếu)

Xuân Quỳnh đã thiết lập hình ảnh “gian phòng” - tổ ấm bé nhỏ của gia đình trong thơ của mình. Đó là hình ảnh tả thực chứ không phải mang tính biểu tượng như các nhà thơ khác. Gian phòng là nơi sum vầy, đoàn tụ của gia đình sau một ngày làm việc mệt nhọc:

Tấm rèm cửa màu xanh Trang thơ còn viết dở Tách nước nóng trên bàn Và lòng em mong nhớ

(Anh)

Hình ảnh đời thường cũng đi vào những lời ru ngọt ngào, đưa nôi con ngủ. Những hình ảnh quen thuộc với trí óc non nớt của trẻ thơ: “con cá,

dòng sông, máy cày, bếp đèn dầu”…dần dần hiện ra trong những câu hát ru:

Hát về con cá Hát về dòng sông Cây lúa trên đồng Máy cày dưới ruộng Bát canh rau muống Cái bếp đèn dầu

Không chỉ đưa vào trong thơ ca những hình ảnh gắn liền với cuộc sống sinh hoạt gia đình mà Xuân Quỳnh còn hướng tâm hồn ra bên ngoài, trải lòng mình với thiên nhiên cây cỏ, để thâu vào trong trang thơ của mình những hình ảnh gần gũi quen thuộc của cuộc sống xung quanh:

Một con tàu chuyển bánh ngoài ga Làn nước mới, trời xanh và mây trắng Ngô non mướt, bãi cát vàng đầy nắng Như chưa hề có mùa lũ đi qua

(Lại bắt đầu)

Xuân Quỳnh trở về ký ức tuổi thơ, gợi nhớ trong lòng người đọc bao hình ảnh quê hương bình dị, thân thiết:

Đó là mùa của những buổi chiều

Cánh diều giấy nghiêng vòm trời cao vút Tiếng dế thức suốt đêm dài oi bức

Tiếng cuốc dồn thúc giục nắng đang trưa (Mùa hạ)

Có thể nói, thế giới hình ảnh thơ Xuân Quỳnh không cầu kỳ mà ngược lại toàn là những hình ảnh gần gũi, quen thuộc với cuộc sống sinh hoạt của con người. Có lẽ Xuân Quỳnh là nhà thơ của phụ nữ cho nên bà đã đưa vào trong thơ nhiều hình ảnh tả thực gắn liền với cuộc sống đời thường và biến chúng trở thành những hình ảnh rất giàu chất nữ tính.

3.1.2. Hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng

Xuân Quỳnh không chỉ sử dụng những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà nhà thơ còn sử dụng những hình ảnh ẩn dụ tượng trưng để diễn tả những cảm xúc, những nỗi niềm riêng tư không dễ gì bày tỏ. Có thể nhắc đến bài thơ Sóng, một trong những thi phẩm tình yêu xuất sắc nhất của Xuân Quỳnh, tiêu biểu cho nghệ thuật sử dụng hình ảnh

“sóng” - ẩn dụ cho tâm trạng sôi nổi của người con gái đang yêu hay bài thơ

Thuyền và biển mượn hình ảnh cặp đôi “thuyền - biển” trong ca dao để biểu

thị sự gắn bó lứa đôi khăng khít:

Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mông nhường nào Chỉ có biển mới biết

Thuyền đi đâu về đâu

Đến tập thơ Hoa cỏ may, bên cạnh những hình ảnh quen thuộc với cuộc sống thì Xuân Quỳnh còn đưa vào trong thơ những hình ảnh ẩn dụ tượng trưng. Điều đó chứng tỏ dù là một nhà thơ hiện đại nhưng thơ Xuân Quỳnh vẫn bắt rễ từ mạch nguồn truyền thống, hấp thu những tinh hoa văn hoá dân tộc để tạo nên một phong cách riêng trong thơ của bà.

Bằng trí tưởng tưởng phong phú và khả năng liên tưởng sinh động, Xuân Quỳnh đã sáng tạo ra một loạt hình ảnh ẩn dụ tượng trưng. Những hình ảnh này đã nói hộ những cung bậc cảm xúc tinh tế trong tâm hồn thi sỹ. Có thể liệt kê hàng loạt các hình ảnh ẩn dụ tượng trưng trong thơ Xuân Quỳnh như hình ảnh “bàn tay”, hình ảnh “trái tim”, hình ảnh “hoa dại, cỏ dại”, hình ảnh “con đường”…Những hình ảnh này lặp đi lặp lại trong thơ Xuân Quỳnh và trở thành những môtíp quen thuộc mang tính biểu tượng cao.

Hình ảnh “bàn tay” từng xuất hiện rất nhiều lần trong thơ của Xuân Quỳnh. Trước hết đó là bàn tay thực, tiết lộ một số phận không hề an nhàn của bà:

Bàn tay em ngón chẳng thon dài Vệt chai cũ đường gân xanh vất vả

Lại Nguyên Ân từng kể lại: “Ai quen biết với Xuân Quỳnh hẳn sẽ để ý đến nét khác lạ nơi tay chị: một đôi bàn tay như già hơn khá nhiều so với

gương mặt” [3, tr.209 ].

Hình ảnh “bàn tay” không chỉ là hình ảnh tả thực mà còn là hình ảnh ẩn dụ bộc lộ tình yêu, chăm lo hạnh phúc:

Tay này đây em may áo cho anh Bàn sẽ cắm hoa tường sẽ treo tranh Em sẽ làm theo những điều anh mơ ước “ (Thơ viết cho mình và những người con gái khác)

Đó là bàn tay lam lũ, tảo tần của người phụ nữ với những công việc hàng ngày như vá, may, cắm hoa, là bàn tay đã chăm bón và vun trồng cho mầm non tình yêu nảy nở. Hình ảnh bàn tay xấu xí, thô vụng ấy đối lập hẳn với tâm hồn đẹp đẽ của nhà thơ. Qua hình ảnh bàn tay cái tôi trữ tình hiện lên đầy đủ với phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam vừa ân cần, tha thiết, vừa chu đáo, tận tình.

Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói giãi bày của cái tôi cô đơn, mang mặc cảm về thân phận. Bà hay mượn những hình ảnh mỏng manh, tiêu sơ để nói về thân phận bé nhỏ, côi cút của mình. Trong tập thơHoa cỏ may người đọc bắt gặp nhiều nhất hình ảnh “hoa dại, cỏ dại”. Nó trở thành chất liệu tự ca hát của đời bà như những ám ảnh khó nhạt phai. Đó là những loài cây cỏ gần gũi đến không ngờ: rau dền, rau dệu và hoa. Đó không phải là những loài hoa quí được con người chăm bón, nâng niu:

Không phải hoa được ở cùng người Được chăm sóc trong mảnh vườn sạch cỏ

mà đó chỉ là những loài hoa dại nhỏ bé, mong manh, mọc ở nơi triền đê, bờ cỏ. Đó là những bông cỏ may li ti, run rẩy trước khoảnh khắc giao mùa (Hoa

câu chuyện cổ tích (Hoa cúc xanh), là hoa lau trắng trải dài bờ sông (Thơ

tình cho bạn trẻ), là hoa ngâu thơm ngát ấp ủ trong giờ phút chia tay (Thơ

tình tôi viết), là hoa tường vi tim tím, trăng trắng mọc ở bờ rào (Hoa tường

vi)...Thậm chí trong bốn câu thơ mà xuất hiện bốn loài hoa:

Những mùa sen, mùa phượng đã xa Trên khắp nẻo lại bắt đầu hoa cúc Rồi hoa đào lại tươi hồng nô nức Như chưa hề biết đến chia ly

(Lại bắt đầu)

Những loài hoa dại bé nhỏ, chẳng được bàn tay người chăm bón, nâng niu lại được thi sỹ để ý đến và biến chúng thành những sự vật có hồn. Những loài hoa mỏng manh, dễ vỡ ấy ẩn dụ cho thân phận côi cút, bơ vơ, dễ bị gió bão quật ngã như thân phận Xuân Quỳnh.

Ai đọc thơ Xuân Quỳnh không thể không thấy thấp thoáng ẩn hiện trong sau những trang thơ là hình ảnh một “mái che” với những biến thể khác nhau của nó. Khi là “vòm cây, mái nhà”: “Cho tôi ở dưới mái nhà

bình yên”, khi là bầu trời, căn phòng: “Căn phòng của chúng mình”…Đó là

hiện thân khác nhau của cùng một hình hài chung nhất, thiêng liêng nhất:

“tổ ấm”. Hiện diện thường trực và phong phú trong cảm thức thơ ca Xuân

Quỳnh, tổ ấm là biểu tượng sống động của sự gắn bó, chở che. Với người khác, yêu có khi chỉ cần giao cảm với đời, nhưng với Xuân Quỳnh hạnh phúc yêu đương nhất thiết phải gắn liền với hạnh phúc gia đình, phải kết thành tổ ấm. Tổ ấm mới là mối hàn bền chắc gắn kết từng cá nhân nhỏ nhoi riêng lẻ vào nhau và vào cuộc đời mênh mông vô tận.

Có thể nhận thấy, hình ảnh là một trong những yếu tố làm nên thế giới nghệ thuật trong tập thơ Hoa cỏ may. ThơXuân Quỳnh đã có sự kết hợp hài hoà giữa những hình ảnh tả thực gần gũi quen thuộc trong đời sống sinh

hoạt hàng ngày và những hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng. Nếu những hình ảnh tả thực nghiêng về miêu tả cuộc sống bên ngoài thì những hình ảnh ẩn dụ lại là nơi nhà thơ gửi gắm những cung bậc cảm xúc đang ngân rung trong tâm hồn bà.

3.2. Giọng điệu thơ

Thơ không thể thiếu giọng điệu. “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng đạo đức của nhà văn với hiện thực, được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm

biếm” [4, tr 134]. Giọng điệu là nơi thể hiện lập trường xã hội, thái độ tình

cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả. Giọng điệu cũng là nơi in đậm dấu ấn cá nhân của một nhà thơ, ở đó tài năng, số phận, cá tính của họ được bộc lộ. Mỗi nhà thơ có một giọng điệu riêng. Thơ Xuân Quỳnh cũng vậy. PGS Nguyễn Thị Bình khẳng định: “Có thể nói chính giọng điệu giúp nhận ra thơ Xuân Quỳnh là thơ của người phụ nữ và người phụ nữ ấy tự phân biệt mình với những chị em đồng nghiệp khác cũng bằng giọng điệu khi dịu dàng hát ru, khi ngọt ngào thủ thỉ, khi hồn nhiên dí dỏm, khi thiết tha, sâu lắng”

[7, tr 328]. Dù khá đa dạng về sắc thái nhưng có thể nói đặc điểm nổi bật trong giọng điệu thơ Xuân Quỳnh đó là giọng giãi bày, bộc bạch và giọng lo âu, day dứt.

3.2.1. Giọng giãi bày, bộc bạch

Xuân Quỳnh làm thơ để giãi bày bộc bạch về chính cuộc đời mình hay nói rõ hơn thơ chính là đời sống của bà, là những tâm trạng thật của nhà thơ trong mỗi bước vui buồn của cuộc sống. Chính vì lẽ đó mà thơ Xuân Quỳnh mang giọng điệu tự nhiên, giống như lời giãi bày, bộc bạch từ chính đáy lòng thi sỹ. Nguyễn Hoà Bình nhận xét: “Đó là một giọng thơ trầm lắng,

Trong thơ Xuân Quỳnh người ta nhận thấy tính chất tự truyện khá rõ. Bà dùng thơ như một phương tiện để thoả mãn nhu cầu được giãi bày, được sẻ chia những suy nghĩ tự đáy lòng. Nhà thơ tâm sự những nỗi niềm riêng tư với những người cùng phái với mình:

Như các cô tôi có một tình yêu rất sâu

Rất dữ dội nhưng không bao giờ yêu được hết Ở các cô, các cô âm thầm chịu đựng

Cho đến ngày tình yêu đó tắt đi Còn ở tôi, tôi mang nó nặng nề Muốn nguôi quên, nó lại càng lớn

(Thơ viết cho mình và những người con gái khác)

Không chỉ sẻ chia giãi bày với những người cùng phái, Xuân Quỳnh còn làm thơ để bộc bạch nỗi lòng với cả một nửa còn lại của thế giới để họ có thể thấu hiểu những suy nghĩ của nhà thơ cũng như những người phụ nữ khác. Bằng ngôn ngữ giản dị thân mật chuyện trò, Xuân Quỳnh nhẹ nhàng đề cao vai trò của người phụ nữ:

Nếu ví dụ không có chúng tôi đây Liệu cuộc sống có còn là cuộc sống

Ai sẽ mang lại cho các anh vui buồn hạnh phúc Mở lòng đón các anh sau thất bại nhọc nhằn

(Thơ vui về phái yếu)

Xuân Quỳnh rất hay sử dụng giọng điệu giãi bày để thổ lộ tình cảm với người bà yêu thương. Đó là những lời bộc bạch của một một trái tim đa sầu đa cảm, lúc nào cũng rạo rực bởi những con sóng tình yêu:

Em yêu anh hơn cả thời xưa Cái thời tưởng chết vì tình ái

Em cộng anh vào với cuộc đời em (Có một thời như thế)

Giọng giãi bày là giọng điệu phổ biến trong thơ Xuân Quỳnh, đặc biệt là ở tập thơ Hoa cỏ may giọng giãi bày là giọng chủ đạo. Xuân Quỳnh đã đi qua hai phần ba chặng đường đời, đã nếm trải hết những vui, buồn, đắng cay trong cuộc sống nên bà thấu hiểu hết lẽ đời. Tập thơ cuối của Xuân Quỳnh như là nơi để bà trút hết nỗi lòng mình, như một người bộ hành ngoái đầu nhìn lại chặng đường mình đã trải qua:

Tôi đã đi qua mấy buổi chiều Bao hồi hộp lo âu và hạnh phúc Tôi trăn trở nhiều đêm cùng hoa cúc Đợi tiếng gà đánh thức sự bình yên

(Thơ tình cho bạn trẻ)

Xuân Quỳnh không chỉ giãi bày, bộc bạch trực tiếp tâm sự của mình mà bà còn mượn những lời ru để thổ lộ nỗi niềm với mọi người. Nhà thơ dùng những lời ru để vỗ về, chở che cho người mình yêu thương. Những lời ru ngọt ngào như có cánh đã ru anh ngủ trong những đêm hè nóng nực:

-Anh không ngủ được ư anh Để em mở quạt quấn mành lên cho

-Khuya rồi anh hãy ngủ đi Để em trở dậy em che bớt đèn

(Hát ru chồng những đêm khó ngủ)

Xuân Quỳnh còn gửi gắm tình yêu thương của trái tim người mẹ cho con thông qua những dòng sữa ngọt ngào và những lời ru đầm ấm. Những bất hạnh tuổi thơ của bà đã được bù đắp cho con thông qua những lời ru:

Ngủ nào ngủ ngoan Mí yêu của mẹ

Mẹ hát khe khẽ Cái lá, cái hoa

(Ngủ nào ngủ ngoan)

Mặc dù ở tập thơ cuối giọng điệu lời ru có ít đi nhưng đọng lại trong trái tim độc giả là sự gần gũi, thân thuộc bởi ở đó có những tình cảm đằm thắm, hồn hậu không chỉ của riêng nhà thơ mà còn có cả hình bóng của người phụ nữ truyền thống Việt Nam.

3.2.2. Giọng lo âu, day dứt

Bên cạnh giọng giãi bày bộc bạch thì trong tập thơ Hoa cỏ may người đọc nhận ra đằng sau ước vọng được đi đến “tận cùng đau đớn, tận cùng yêu” là một tâm trạng lo âu, day dứt. Đó là phần khuất lấp, ẩn đi sau hình ảnh một người phụ nữ khao khát yêu hết mình, sẵn sàng trải lòng mình với người mình yêu. Không phải vô cớ khi trong thơ bà xuất hiện nhiều từ chỉ tâm trạng: lòng da diết, lo âu phấp phỏng, lo âu, khao khát đợi chờ… đặc biệt từ nhớ xuất hiện với mật độ dày đặc. Nó góp phần thể hiện tâm trạng buồn, khắc khoải khôn nguôi của nhân vật trữ tình. Nhà thơ âu lo về thời gian sẽ qua đi, tuổi trẻ chẳng bao giờ là vĩnh viễn. Người đàn bà ấy dám nhìn thẳng vào quy luật khắc nghiệt của cuộc sống: cái gì đã đi qua thì không thể lấy lại được:

Một quá khứ ra đi cùng gió thổi Thời gian trôi kí ức sẽ phai nhòa

(Lại bắt đầu)

Bước chân của thời gian đi qua khiến cho người đàn bà khao khát yêu dương năm nào nay bỗng cảm thấy trống trải, cô đơn. Bà lo sợ một tình yêu

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tập thơ hoa cỏ may của xuân quỳnh (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)