Thời gian hiện tại gắn với cuộc sống đời thường

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tập thơ hoa cỏ may của xuân quỳnh (Trang 42 - 45)

Nếu các nhà Thơ Mới cảm nhận sự chảy trôi của thời gian với nỗi tủi hờn, xót xa, tiếc nuối thì ở Xuân Quỳnh, ý thức về thời gian gắn liền với cảm nhận một tình yêu tha thiết, đắm say, một khát vọng sống mãnh liệt. Tác giả Lê Thị Ngọc Quỳnh trong Thế giới thiên nhiên trong thơ Xuân Quỳnh viết:

“Quả thực trong thơ chị ý thức về thời gian luôn song hành cảm giác về

hạnh phúc” [3, tr 23].

Như một con ong chăm chỉ chi chút từng giọt mật ngọt cho đời, Xuân Quỳnh đong đếm những giọt hạnh phúc quý giá của đời mình bằng định lượng thời gian từng phút, từng giờ. Không giống như Chế Lan Viên tìm hạnh phúc ở những điều cao siêu, Hàn Mặc Tử tìm tới cõi điên, cõi say để mơ, để ru, Xuân Quỳnh tìm thấy hạnh phúc ở những điều bình dị nhất trong cuộc sống hàng ngày. Hạnh phúc đâu phải là những điều lớn lao, hạnh phúc tiềm ẩn trong những lời ru chồng ru con:

Anh không ngủ được anh yêu Nghe chi con lũ đang chiều nước dâng

(Hát ru chồng những đêm khó ngủ)

Thời gian hạnh phúc nhất đối với Xuân Quỳnh chính là khoảng thời gian sau một ngày làm việc mệt nhọc ở toà soạn, bà trở về tổ ấm của mình, được nấu những món ăn ngon cho chồng, cho con, được ru con ngủ trong vòng tay ấm áp:

Ngủ đi con mẹ Chim về tổ chim Đàn kiến đang khiêng Cái mồi to quá

(Ngủ nào ngủ ngoan)

Nhà thơ trân trọng những phút giây hiện tại đang có. Bởi vì khi con người ta trân trọng thực tại nghĩa là người ta còn yêu cuộc sống. Bằng con mắt tinh tế và một trái tim mẫn cảm của người phụ nữ, bà lắng nghe những âm thanh cuộc sống đang tấu lên bản nhạc đa âm sắc:

Ở ngoài kia trời gió Ở ngoài kia trời mua

Cây bàng đêm ngẩn ngơ Nước qua đường chảy xiết

(Anh)

Mỗi một ngày trôi qua, cánh cửa thời gian khép lại một ngày cũ, mở ra một ngày mới cũng là lúc nhà thơ được tắm mình trong không khí mới mẻ, tinh khôi để cảm nhận sự sống đang bắt đầu:

Lại bắt đầu từ những trang giấy trắng Lại ngọn đèn, màu mực, những câu thơ Lại nhịp đập bắt đầu tim rạo rực

Trước biết bao náo nức với mong chờ (Lại bắt đầu)

Đất nước trải qua những đau thương trong chiến tranh, vết thương bom đạn đã dần lên da non, thay vào đó là lớp da mới mẻ, hồng hào. Cánh cửa quá khứ bi tráng ấy đã khép lại, lịch sử đã sang trang mới, Xuân Quỳnh cũng hòa vào dòng hiện tại để tắm mình trong công cuộc dựng xây đất nước sau chiến tranh:

Ba mươi năm tiếng súng đã lặng yên Đất đã trở về với khoai với lúa Miền đất xưa lẫy lừng một thuở

Những Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam …Màu ban trắng khắp đèo cao vực thẳm Cỏ xanh rờn như tiếng hát lan xa

(Màu hoa còn lại)

Xuân Quỳnh sống với thực tại để chứng kiến những đổi thay của đất nước, để thấy cái cây hạnh phúc đã nở hoa kết trái trên mảnh đất gian khó, cằn cỗi, như nhà văn Nguyễn Khải từng ví: “Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những gian khổ, hy sinh” (Mùa lạc)

Thời gian trôi qua những chiến hào Qua nỗi khổ niềm vui ngày chiến thắng Chỉ còn lại một màu hoa rất trắng Như ban đầu miền đất mới khai sinh

(Màu hoa còn lại)

Có thể thấy, Xuân Quỳnh ý thức sâu sắc được giá trị của thời gian hiện tại nên bà luôn trân trọng từng giọt giây phút thời gian. Cảm thức về thời gian hiện tại gắn với hiện thực đời thường đã thể hiện tâm trạng một cái tôi trữ tình yêu đời, yêu cuộc sống và khát khao gắn bó với cuộc đời dù cuộc đời đầy giông bão.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tập thơ hoa cỏ may của xuân quỳnh (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)