Ngôn ngữ giản dị

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tập thơ hoa cỏ may của xuân quỳnh (Trang 71 - 73)

b. Không gian hoài niệm

3.1. Ngôn ngữ giản dị

Vì giọng điệu chính trong tập thơ Hoa cỏ may là giọng giãi bày, bộc bạch nên nhà thơ nghiêng về lựa chọn ngôn ngữ giản dị, mang đậm chất hiện thực đời thường. Đó là thứ ngôn ngữ lột tả tận đáy bề bộn và thô nhám của cuộc sống. Hiện thực cuộc sống có thế nào thì nói thế ấy, nhà thơ không phải tô vẽ hay thêm bớt gì.

Khi mô tả lại bức chân dung con người mình, Xuân Quỳnh không hề màu mè, hoa mỹ mà nhà thơ sử dụng ngôn ngữ giản dị chân thực đến không ngờ để phác hoạ mình:

Trán tôi dô ra bướng bỉnh hơn, bàn tay lại còn thô vụng hơn nữa Vụng đến nỗi không chỉ mó tới đâu là đổ vỡ

Mỗi khi nói chuyện với ai, tôi thấy tay thừa không biết giấu vào đâu

(Thơ viết cho mình và những người con gái khác)

Khi nói về những lo toan bộn bề của cuộc sống, Xuân Quỳnh cũng không hề giấu diếm hay lẩn tránh. Bà tâm sự những khó khăn, thiếu thốn đó bằng ngôn ngữ giản dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày:

Chúng tôi chỉ là những người đàn bà không tên tuổi Quen với việc nhỏ nhoi bếp núc hàng ngày

Cuộc sống ngặt nghèo phải tính sao đây Gạo bánh củi dầu biết chia thế nào cho đủ Đầu óc linh tinh nghĩ về chợ búa

Trong những năm tháng sau chiến tranh, đời sống nhân dân vô cùng thiếu thốn, cực khổ, Xuân Quỳnh không ru ngủ mình trong hào quang chiến thắng mà bà nói về hiện thực cuộc sống bằng ngôn ngữ chân xác và giọng thơ đầy nghẹn ngào:

Thương gì người đói lang thang Xin ăn trên khắp phố phường ngoài kia

Lòng thương chỉ nói bằng lời Lấy đâu ra gạo cho người được no

(Hát ru chồng những đêm khó ngủ)

Ngay trong lãnh địa của tình yêu, thông thường người ta sử dụng ngôn

ngữ có cánh để trao lời yêu thương nhưng Xuân Quỳnh vẫn ưa sử dụng ngôn

ngữ giản dị, chân thật. Xuân Quỳnh quan niệm: “Đừng lo đi tìm ngôn ngữ,

cảm xúc sẽ tự chọn ngôn ngữ của mình”. Xuân Quỳnh không có ý định trau

chuốt cho thơ của mình. Bà để thơ tự bộc lộ những cung bậc cảm xúc chân thành, coi thơ là tiếng nói tự trái tim. Trong vương quốc của tình yêu, Xuân Quỳnh không hề ngại ngần bày tỏ tình yêu của mình với một nửa yêu thương. Nhà thơ sử dụng thứ ngôn ngữ thật thật giản dị, thân mật như cách người ta trò chuyện với nhau:

Và cả anh, anh yêu của em

Khi anh nói yêu em trái tim em đập chừng mạnh quá Em yêu anh, yêu như điên

Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh thật là nồng nàn, sâu sắc và đượm nỗi thoảng thốt lo âu, tất cả được diễn đạt bằng một ngôn ngữ giản dị, trong sáng, hầu như không cách điệu. Đó là thứ ngôn ngữ đạt tới tầm cao của nghệ thuật nhưng vẫn dễ hiểu với đông đảo quần chúng, vẫn có thể gây được những niềm xúc động. Đúng như tác giả Mai Hương trong bài viết Xuân

điểm này ở Xuân Quỳnh khá rõ. Thơ của chị nhiều khi như một lời trò chuyện tâm tình, khẽ khàng, nhỏ bé, khiến người nghe phải gần lại mới thấy hết được những gì nhà thơ muốn nói ẩn vào sau mỗi dòng thơ. Xuân Quỳnh

luôn nói thật, nói hết, nói đến tận cùng những tình cảm của mình” [3,tr.50].

Xuân Quỳnh còn sử dụng những cặp đại từ xưng hô rất quen thuộc trong sinh hoạt hàng ngày như anh – em; mình – ta …nhất là lối xưng em

của nhân vật trữ tình khiến cho lời thơ mang đậm tính thân mật:

Anh không ngủ được ư anh

Để em mở quạt, quấn mành lên cho

(Hát ru chồng những đêm khó ngủ) Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may

Áo em sơ ý cỏ găm dày

(Hoa cỏ may)

Ngôn ngữ trong thơ Xuân Quỳnh là một thứ ngôn ngữ giản dị, thân mật như lời ăn tiếng nói hàng ngày. Nữ thi sỹ không khoác tấm áo choàng sặc sỡ, diêm dúa lên ngôn ngữ thơ mình, trái lại bà để cho dòng cảm xúc thăng hoa rồi sau đó lựa chọn ngôn ngữ thể hiện. Chính đặc điểm trên đã khiến cho thơ của Xuân Quỳnh mang một vẻ đẹp chân xác, giản dị, bà được mệnh danh là nhà thơ của đời thường.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tập thơ hoa cỏ may của xuân quỳnh (Trang 71 - 73)