Không gian hiện thực đời thường

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tập thơ hoa cỏ may của xuân quỳnh (Trang 52 - 55)

Thơ Xuân Quỳnh rất giàu chất nữ tính. Bà không ngại ngần đưa vào trong thơ của mình những lo toan của cuộc sống đời thường. Gắn với nỗi lo toan ấy Xuân Quỳnh đã thiết lập không gian nhỏ bé, ấm áp riêng của mình mà tác giả Chu Văn Sơn gọi là “chất thơ từ tổ ấm”. Trong không gian ấy ta nhận ra những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày

như: “bình hoa”, “phích nước”, “giá sách”, “ngọn đèn”, “lọ mực”, “chiếc

bàn con”…Những đồ vật ấy tưởng chừng như quá quen thuộc sẽ làm nghèo

đi chất xúc cảm trong thơ nhưng ngược lại nó đã đem đến cho người đọc cảm giác thân thiết, dung dị:

Tấm rèm cửa màu xanh Trang thơ còn viết dở Tách nước nóng trên bàn

Và lòng em mong nhớ

(Anh)

Xuân Quỳnh hay nói vềcăn phòng con riêng của chúng mình” như một sự xác định không gian biệt lập, một tiểu vũ trụ riêng của gia đình so với vũ trụ rộng lớn bên ngoài của mọi người. Đó là không gian riêng tư của hai vợ chồng, của các con. Không gian ấy đã nhen nhóm lên ngọn lửa của tình yêu thương và thắp sáng tổ ấm bé nhỏ của nhà thơ. Không gian ấy tuy có nhỏ

bé, chật chội nhưng nó chất chứa những tình cảm nồng ấm bởi bàn tay chăm sóc của bà:

Anh không ngủ được ư anh

Để em mở quạt quấn mành lên cho Ngủ đi em khép cửa phòng

Để em lên gác em trông xem nào

(Hát ru chồng những đêm khó ngủ)

Xuân Quỳnh đưa thơ vào trong tổ ấm của mình có lẽ vì bà luôn thiếu tổ ấm từ khi còn bé dại. Những mặc cảm côi cút của tuổi ấu thơ không có một gian phòng, không có bàn tay chăm sóc của mẹ đã trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi. Khi có một mái ấm gia đình để sum họp rồi thì bà ra sức giữ gìn, vun đắp tổ ấm ấy bằng tất cả tâm sức của mình.

Vượt ra khỏi không gian tổ ấm gia đình nhỏ bé, Xuân Quỳnh để cho nhân vật trữ tình trong thơ mình thả hồn vào không gian cuộc sống xung quanh – không gian thiên nhiên bao la, rộng lớn. Đó là không gian lí tưởng để cái tôi trải nghiệm lòng mình. Xuân Quỳnh là người có tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết. Bà lắng nghe những âm thanh cuộc sống đời thường bằng một trái tim tinh tế, nhạy cảm:

Tôi yêu những dòng sông mùa nước lũ Sau phá phách ngàn đời vẫn là lượng phù sa Cơn mưa rào yêu biết mấy cơn mưa

Qua sấm sét cỏ cây từng trải

(Thơ viết cho mình và những người con gái khác)

Xuân Quỳnh đưa cả không gian sống vào trong những lời ru đưa nôi ngọt ngào để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ:

Hát về con cá Hát về dòng sông

Cây lúa trên đồng Máy cày dưới ruộng Bát canh rau muống Cái bếp đèn dầu

(Ngủ nào ngủ ngoan)

Một điều đáng chú ý trong thơ Xuân Quỳnh là người đọc hay bắt gặp không gian được tạo nên bởi cảnh sắc bốn mùa. Dường như có một sự gặp gỡ ngẫu nhiên giữa những tâm hồn người thi sỹ khi họ cùng cảm nhận được sự hiện diện của các các mùa. Đó là mùa xuân thướt tha, yểu điệu trong chiếc áo đầy quyến rũ:

Có một thời vừa bước chân ra Mùa xuân đã gọi mời trước cửa

(Có một thời như thế)

Đó là mùa hạ rực rỡ, chói chang, tràn trề sức sống:

Đó là mùa của những tiếng chim reo Trời xanh biếc nắng tràn lên mọi ngả Đất thành cây, mật trào lên vị quả

Bước chân người bỗng mở những đường đi (Mùa hạ)

Đặc biệt tâm hồn nữ thi sỹ có một mối dây liên hệ thân thiết đến lạ lùng với cảnh sắc mùa thu. Nhà thơ để cho nhân vật trữ tình đối diện với mùa thu để nghe tiếng thu ngân rung những cung bậc xao xuyến, gợi về biết bao kỉ niệm. Trong Hoa cỏ may, Xuân Quỳnh chớp lấy cái khoảnh khắc giao mùa từ thu sang đông:

Cát vắng sông đầy cây ngẩn ngơ

Giao mùa thường là lúc kết thúc một mùa cũ, đón chào một mùa mới. Khi ấy bước chân vội vã gấp gáp của thời gian vang động hơn bao giờ hết. Nó gieo vào lòng người đọc nỗi niềm tiếc nuối thời gian đã qua, hồi hộp chờ đợi thời gian chầm chậm bước tới. Trước khoảnh khắc giao mùa, nhân vật trữ tình cảm nhận được sự chảy trôi của thời gian và sự thay đổi của chính mình: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lối cũ em về nay đã thu

Từ đầu đến cuối bài thơ được bao phủ bởi không gian rợn ngợp của những bông cỏ may. Cỏ may xơ xác khiến nhân vật trữ tình không khỏi hốt hoảng, bâng khuâng dấy lên niềm hoài nghi, băn khoăn:

Lời yêu mỏng mảnh như màu khói Ai biết tình anh có đổi thay

Không gian trong thơ Xuân Quỳnh là một không gian mang đầy tâm trạng. Ở bài thơ Thời gian trắng người đọc nhận ra một không gian bị bao phủ bởi màu trắng tang tóc chia lìa:

Phía trước, phía sau, dưới đất trên đầu Dường như trong suốt một màu vô tận trắng

Không gian càng rộng lớn, thênh thang bao nhiêu thì con người càng nhỏ bé, cô độc bấy nhiêu. Người phụ nữ bé nhỏ ấy như bị khuất lấp, bị nhấn chìm trong không gian mênh mông trắng xóa. Và hơn bao giờ hết, nhân vật trữ tình thấu hiểu tận cùng nỗi cô đơn trong trái tim mình.

Có thể thấy, không gian hiện thực trong thơ Xuân Quỳnh là không gian của tổ ấm gia đình, không gian của thiên nhiên xung quanh, không gian bốn mùa, không gian mang đầy tâm trạng…Với không gian hiện thực đời thường, Xuân Quỳnh đã đưa ta về với thiên nhiên tạo vật, với những gì gần gũi thân thuộc trong cuộc sống hàng ngày để ta biết và trân trọng cuộc sống này hơn.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tập thơ hoa cỏ may của xuân quỳnh (Trang 52 - 55)