Sự cần thiết phải phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thị xã phônsavặn, tỉnh xiêng khoảng nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 34 - 38)

1.4.1.1.Vai trò của giáo dục trong sự phát triển kinh tế - xã hội

Tăng trưởng kinh tế cùng với sự phát triển nhanh, liên tục của KH-CN đã làm biến đổi nền giáo dục một cách cơ bản, đồng thời có yêu cầu càng cao đối với giáo dục. Trong xã hội xuất hiện sự chuyển dịch lao động từ lĩnh vực công

nghệ chế tạo sang lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao: như công nghệ thông tin, công nghệ năng lượng, công nghệ tự động hoá, công nghệ sinh học....; sản xuất tri thức, sản xuất công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất, tiêu biểu và luôn biến đổi, chu kỳ sống của sản phẩm rút ngắn, tri thức có giá trị là tri thức mới. Xu thế chuyển từ sản xuất theo quy mô lớn, sang sản xuất phân tán theo cấu trúc mạng và linh hoạt theo yêu cầu của khách hàng. Đồng hành cùng với sự phát triển của xã hội, loài người cũng sớm nhận ra sự cần thiết của giáo dục đối với sự phát tiển KT-XH. Giáo dục là quá trình truyền đạt và lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và những kinh nghiệm nhằm chuẩn bị cho con người bước vào cuộc sống. Trong xu thế toàn cầu hoá, lợi thế cạnh tranh ngày càng nghiêng về những quốc gia có nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là đội ngũ nhân tài. Với những biến đổi cực kỳ nhanh chóng, sự phát triển mạnh mẽ về khoa học KT-CN, sự hình thành nền kinh tế tri thức, toàn cầu hoá trở thành một xu thế tất yếu; các quốc gia muốn phát triển phải đầu tư cho giáo dục, giáo dục phát triển tác động trở lại thúc đẩy các hoạt động KT-XH phát triển. Ngay từ khi mới thành lập Đảng ta đã quan tâm, chăm lo phát tiển sự nghiệp giáo dục và đào tạo; cùng với tiến trình phát triển của đất nước, đã xác định vị trí vai trò của giáo dục và đào tạo là “quốc sách hàng đầu”; “Giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, là một động lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới”; “Phát triển sự nghiệp giáo dục là nhằm phát huy yếu tố con người, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá”.

- GD-ĐT góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài làm nền tảng cho sự phát triển đất nước, Trình độ dân trí của một dân tộc càng cao đó là sức mạnh to lớn trong công cuộc phát triển KT-XH của mỗi đất nước, nếu dân trí thấp sẽ kéo theo sự nghèo nàn và lạc hậu.

- GD-ĐT cung cấp nguồn nhân lực cho sự phát KT-XH, Giáo dục và Đào tạo luôn gắn bó chặt chẽ với kinh tế; kinh tế có vai trò quyết định sự phát triển

GD P1

P3 P2

giáo dục, nhưng giáo dục cũng là động lực để phát triển kinh tế; GD-ĐT có thực hiện được sứ mệnh của mình hay không còn phụ thuộc vào những điều kiện của hệ thống về nhân lực, cơ sở vật chất, thiết bị, và nguồn đầu tư.

- Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc rất lớn vào trình độ KH-KT; cộng đồng dân cư nào có trình độ khoa học KT-CN cao thì năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động cao hơn. Giáo dục và Đào tạo là nhân tố nòng cốt trong phát triển KH-CN; không có một sự tiến bộ nào của nền kinh tế, sản xuất, đời sống xã hội lại không có yếu tố cấu thành của nền giáo dục.

- Giáo dục giúp con người nhận thức đúng đắn các mối quan hệ xã hội, biết làm những việc cần làm, biết tránh những vấn đề phải tránh. Giúp cho mỗi người và cộng đồng tăng cường nâng cao trình độ dân trí, biết phân biệt đúng - sai; lợi - hại..., biết loại trừ được cái bất lợi, xấu xa, hướng tới cái chân - thiện - mỹ. Giáo dục giúp cho mỗi người và cộng đồng nắm được ý nghĩa của sự phát triển dân số, một thành phần quan trọng tác động đến đường lối phát triển KT- XH, từ đó mà tự giác thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình.

Ngược lại, KT-XH đảm bảo cho sự phát triển của giáo dục thông qua việc đầu tư nguồn lực, định hướng cho sự phát triển, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển, trực tiếp hỗ trợ các điều kiện đảm bảo cho sự phát triển giáo dục; sử dụng các sản phẩm của giáo dục – đào tạo.

Chúng ta có thể thấy giáo dục có các chức năng đối với xã hội sau đây: P1: Chức năng phát triển xã hội (đầu tư phát triển giáo dục, nguồn lực). P2: Chức năng phúc lợi xã hội (bao cấp)

P3: Chức năng phục vụ xã hội (có hạch toán - tính toán chi phí - hiệu quả).

Sơ đồ 1: Mối liên hệ ba chức năng của giáo dục

Văn hoá Chính trị Xã hội Giá o dục Kin h tế Môi trường

Giáo dục phổ thông là cơ sở của hệ thống Giáo dục quốc dân, là nền tảng giáo dục quốc gia, xây dựng nền tảng văn hoá tương lai cho dân tộc, giữ vai trò quan trọng góp phần xây dựng nền văn hoá mới, con người mới, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước; "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người, xây dựng tư cách và trách nhịêm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

Vai trò của giáo dục đặt trong sự gắn kết giữa giáo dục, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội thường được mô tả sơ đồ sau:

Sơ đồ 2: Mối quan hệ giữa kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.

1.4.1.2. Vai trò của giáo viên trong giáo dục

Mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục nước CHDCND Lào hiện nay là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Phát triển giáo dục tạo ra động lực trực tiếp cho sự phát triển KT-XH, làm thay đổi mọi mặt đời sống xã hội, tạo lập nguồn vốn con người - nguồn lực quan trọng nhất của quá trình phát triển đất nước. Nhưng giáo dục muốn phát triển cũng phải xuất phát từ nhân tố con người, mà trước hết là đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Đây là “những người trực tiếp thực hiện và vì vậy giữ vai trò quyết định trực tiếp đến chất lượng và sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân”. Tổ chức Văn hoá

và giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) cũng đã từng khuyến cáo: Mọi cuộc cải cách đều bắt đầu từ người giáo viên.

Trong nhà trường nói chung, nhà trường THPT nói riêng, đội ngũ giáo viên là người trực tiếp tổ chức quá trình dạy học trên lớp và quá trình giáo dục theo nội dung chương trình của Bộ Giáo và Thể thao quy định, với phương pháp sư phạm nhằm đạt mục tiêu giáo dục của cấp học, của nhà trường. Vì vậy, đội ngũ giáo viên THPT bao giờ cũng là lực lượng trực tiếp quyết định chất lượng giáo dục bậc THPT. Có thể nói, muốn có trò giỏi, chăm ngoan, trước hết phải có thầy giáo giỏi, có đạo đức, có nhân cách tốt. Cha ông ta cũng đã từng rất coi trọng nghề dạy học và tôn vinh vị trí cao cả của người thầy: “Không thầy đố mày làm nên”, Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “Nhiệm vụ của giáo dục là rất vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục”. Người cũng khẳng định “nhiệm vụ của các cô giáo, thầy giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang”, đồng thời yêu cầu phải xây dựng những “người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo”.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thị xã phônsavặn, tỉnh xiêng khoảng nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 34 - 38)