phổ thông
Phải có thế giới quan khoa học: người giáo viên là người giác ngộ XHCN gắn liền với lý tưởng nghề nghệp trong sáng,luôn say sưa học tập không ngừng nâng cao kiến thức trình độ cách mạng, có năng lực trình độ tổ chức thực hiện thành công quá trình dạy học và giáo dục
- Lòng thương yêu học sinh: đây là một phẩm chất đạo đức cao quý của con người và là một phẩm chất đặc trưng trong nhân cách của người giáo viên
- Luôn là tấm gương sáng cho mọi người: giáo viên vừa là người thầy vừa là người bạn lớn thân thiết của học sinh. Giáo viên phải là tấm gương sáng soi chiếu vào tâm hồn trong trắng, hồn nhiên của các em, giáo dục và rèn luyện thói quen tốt cho các em.
- Lòng yêu nghề: luôn tìm tòi nội dung, phương pháp để giáo dục sát đối tượng, đảm bảo hiệu quả của các hoạt động giáo dục, biết lo lắng, thông cảm, chủ động tìm ra các phương pháp dạy học phù hợp, tình yêu đối với học sinh là động lực mạnh mẽ giúp người giáo viên vượt qua khó khăn, thử thách để thực hiện chức năng “ người kĩ sư tâm hồn” với tinh thần trách nhiệm cao và niềm say mê sáng tạo, ý chí không ngừng vươn lên hoàn thiện mình để cống hiến cho sự nghiệp “ trồng người”.
- Ngoài ra người giáo viên còn có những phẩm chất: phải là công dân gương mẫu có ý thức trách nhiệm cao, hăng hái tham gia vào sự phát triển của cộng đồng và phải là người có phong cách mô phạm, sống khiêm tốn, dản dị chan hòa,gần gũi, sẵn sằng giúp đỡ mọi người, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
1.3.4.1. Yêu cầu về phẩm chất đạo đức
Phẩm chất đầu tiên mà người giáo viên cần có là:
- Phải có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, chấp hành luật pháp, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào, thực hiện nghĩa vụ công dân đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; giáo dục học sinh lòng yêu nước,
yêu CNXH thông qua các hoạt động Giáo dục và Dạy học, tham gia và hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động liên quan đến nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Phải có lòng yêu nghề, yêu trẻ: Đây là phẩm chất quan trọng nhất của người thầy giáo. Bởi lẽ, nghề thầy giáo là một nghề có đối tượng quan hệ trực tiếp là con người. Hơn nữa, đây lại là đối tượng con người đang lớn, đang trưởng thành, đang trong thời kỳ chuẩn bị khẳng định mình. Mặt khác, công cụ chủ yếu mà người thầy giáo sử dụng trong quá trình dạy học và giáo dục là nhân cách của mình, như K.Đ.Usinxki đã từng khẳng định: “dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”. Nghề thầy giáo là nghề lao động nghiêm túc, không được phép tạo ra thứ phẩm hay phế phẩm như một số ngành nghề khác. Có người từng nói: làm hỏng một đồ vàng, ta có thể nấu lại, một viên ngọc quý ta có thể bỏ đi, làm hỏng một con người là một tội lớn, một lỗi lầm không thể chuộc lại được. Vàng, ngọc, kim cương đều quý nhưng không thể sánh chúng với tâm hồn, nhân cách của một con người, đặc biệt, đây lại là đối tượng con người đang lớn, đang trưởng thành, đang chuẩn bị bước vào đời. Vì lẽ đó, người giáo viên cần phải có lòng yêu nghề mến trẻ, và cũng chỉ có lòng yêu nghề, mến trẻ mới giúp cho người giáo viên cố gắng nỗ lực để tìm tòi, học hỏi, chắt chiu kiến thức, kỹ năng để chuyển tải, truyền thụ, bồi đắp cho thế hệ trẻ những tri thức, những kỹ năng cần thiết để hình thành và phát triển nhân cách của mình. Chỉ có những người yêu nghề, mến trẻ mới có thái độ thân thiện với học sinh, quan tâm đến tình hình chung của cả lớp học, đồng thời hiểu được đặc điểm, điều kiện, hoàn cảnh, năng lực học tập của từng em học sinh để có những biện pháp tác động phù hợp; chăm lo đến sự phát triển toàn diện của các em về đạo đức, tình cảm, năng lực, sức khoẻ, hứng thú, sở thích, nguyện vọng, ước muốn..., để có những định hướng đúng đắn trong học tập, trong sinh hoạt, trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Lòng yêu nghề mến trẻ còn giúp giáo viên nhiệt tình giảng dạy, không ép buộc học sinh học thêm, tự giác giúp đỡ các học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có biểu hiện chậm tiến, tích cực tham gia các hoạt động
bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; không xúc phạm nhân phẩm, danh dự, thân thể học sinh; thực hiện dân chủ trong quan hệ thầy trò, công bằng, không phân biệt đối xử với học sinh.
Người giáo viên phải thực sự yêu nghề, tận tuỵ với nghề, có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt các chủ trương của ngành, thực hiện tốt các kỷ cương, nền nếp của nhà trường; giữ gìn phẩm chất, danh dự của nhà giáo, uy tín của nhà trường; có tinh thần hợp tác, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau với các đồng nghiệp, với phụ huynh học sinh, với cộng đồng trong công tác giảng dạy, giáo dục.
Người giáo viên phải có tinh thần tự học, tham dự các chương trình, các lớp tập huấn bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao phẩm chất và năng lực nghề nghiệp; xác định nhu cầu, xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; có ý thức tìm hiểu những vấn đề đổi mới trong giáo dục để vận dụng vào công tác giáo dục và dạy học; có ý thức rèn luyện thân thể để đảm bảo công tác tốt.
1.3.4.2. Yêu cầu về năng lực
- Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó.
Nghề dạy học là một nghề đặc biệt, đã từng được tôn vinh là “nghề cao quý”. Đây là nghề trực tiếp tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội, nghề đòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sáng tạo cao, đồng thời cũng là một nghề lao động trí óc chuyên nghiệp. Vì vậy bên cạnh phẩm chất, người giáo viên nói chung và giáo viên THPT nói riêng cần phải có những năng lực cần thiết, bao gồm: năng lực chuyên môn; năng lực giảng dạy; năng lực sư phạm; năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục, cụ thể:
- Năng lực chuẩn đoán nhu cầu và đặc điểm của đối tượng dạy học, giáo dục; - Năng lực thiết kế dạy học, giáo dục;
- Năng lực giám sát, đánh giá kết quả các hoạt động dạy học, giáo dục; - Năng lực giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tế dạy học, giáo dục;
Để có những năng lực nói trên, người giáo viên THPT cần phải có kiến thức và kỹ năng cần thiết, cụ thể:
a) Về tri thức khoa học:
Người giáo viên THPT cần có các kiến thức cơ bản sau đây:
- Kiến thức về các môn học mà mình phụ trách: Người giáo viên phải đạt trình độ đào tạo từ chuẩn trở lên đối với môn học mà mình trực tiếp giảng dạy theo quy định của Luật Giáo dục của Nước CHDCND Lào. Cụ thể, đối với giáo viên THPT, phải đạt trình độ đào tạo đại học sư phạm đúng chuyên ngành giảng dạy hoặc trình độ đại học đúng chuyên ngành giảng dạy và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm theo quy định của Bộ Giáo dục và Thể thao.
- Kiến thức về đặc điểm tâm sinh lý đối tượng: giáo viên phải có kiến thức cần thiết về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi học sinh THPT để vận dụng vào công tác giảng dạy, giáo dục.
- Kiến thức về ngoại ngữ, tin học: giáo viên phải có trình độ tin học và ngoại ngữ để có thể sử dụng các công cụ, phương tiện dạy học hiện đại để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục.
- Kiến thức về xã hội:
+ Người giáo viên phải hiểu biết về chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành giáo dục, của địa phương và phương hướng, nhiệm vụ của nhà trường.
+ Có kiến thức phổ thông về những vấn đề xã hội, môi trường, dân số, an ninh quốc phòng, an toàn giao thông, về chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên, về phòng chống ma tuý, tệ nạn xã hội...
b) Về kỹ năng sư phạm
Dạy học nói chung và Dạy học ở bậc THPT nói riêng là một nghề mà bất cứ ai muốn hành nghề đều cần được đào tạo một cách chuyên biệt trong các trường sư phạm. Tâm lí học dạy học hiện đại đã chỉ ra rằng, muốn làm nghề dạy học với đúng nghĩa của nó thì Giáo viên cần có những kĩ năng sư phạm, bao gồm:
- Kỹ năng dạy học: Kỹ năng dạy học liên quan đến việc tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh, các mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh trong giờ học. Đây là là kỹ năng rất quan trọng của người giáo viên, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả của bài dạy.
Để có bài dạy tốt, Giáo viên phải có khả năng thiết kế, chế biến tài liệu học tập. Đây là kỹ năng quan trọng, là năng lực gia công về mặt sư phạm của giáo viên đối với tài liệu học tập, đảm bảo tính lôgic, đặc điểm nhận thức của học sinh:
+ Xác định rõ mục tiêu bài dạy.
+ Thiết kế bài dạy thể hiện được các bước lên lớp, các nội dung cơ bản của bài dạy, các phương pháp, phương tiện dạy học.
+ Trên cơ sở kiến thức SGK, giáo viên chế biến, bổ sung vào bài giảng của mình những tri thức từ các sách, báo khác và từ cuộc sống để bài giảng sinh động, hấp dẫn, có cấu trúc lôgic chặt chẽ.
+ Xác định được các phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp với nội dung bài dạy:
Biết tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh: bao quát được lớp học, biết sử dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, phương tiện dạy học, trình bày bảng hợp lý, lời giảng rõ ràng, mạch lạc. Tổ chức tốt các mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và tài liệu học tập, giữa học sinh với nhau trong giờ học.
Biết tổ chức quá trình kiểm tra, đánh giá để xác định mức độ chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng kỹ xảo hiện có ở học sinh.
- Kỹ năng giáo dục học sinh: Cùng với kỹ năng dạy học, kỹ năng giáo dục học sinh là một yếu tố không thể thiếu được trong tay nghề của người giáo viên. Kỹ năng giáo dục học sinh được đặc trưng bởi các hành động sau:
+ Xây dựng nội dung, kế hoạch giáo dục học sinh (kế hoạch tuần, tháng, học kỳ, năm học, …).
+ Lựa chọn các con đường, biện pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh và nội dung cần giáo dục.
+ Tổ chức các hoạt động giáo dục phong phú, đa dạng nhằm hình thành ở học sinh các phẩm chất nhân cách đáp ứng yêu cầu của xã hội.
+ Biết cách giao tiếp, ứng xử với học sinh, cha mẹ học sinh, đồng nghiệp và cộng đồng (lời nói, cử chỉ, ăn mặc phù hợp với môi trường giáo dục, khéo léo thuyết phục, động viên, uốn nắm những biểu hiện lệch lạc trong nhân cách của học sinh, tiếp xúc với phụ huynh, với nhân dân đúng mực, lịch sự).
+ Đánh giá kết quả của quá trình giáo dục, căn cứ vào sự phát triển nhân cách của học sinh.
- Kỹ năng vận động và phối hợp các lực lượng giáo dục gia đình, xã hội: Đây cũng là kỹ năng không kém phần quan trọng của người giáo viên. Nhất là trong điều kiện toàn xã hội và giáo dục như hiện nay. Kỹ năng này được đặc trưng bởi các hành động sau:
+ Giúp cho mọi người nhận thức được đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với sự nghiệp giáo dục.
+ Cung cấp cho các bậc cha mẹ những hiểu biết cần thiết để giúp đỡ con, em học tập ở nhà.
+ Vận động các tổ chức, đoàn thể xã hội tích cực tham gia giáo dục học sinh trên địa bàn dân cư.
+ Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, có ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, …
- Kỹ năng tự học, tự nâng cao trình độ: Bản thân lao động nghề nghiệp đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng tự học, tự nâng cao trình độ. Khẩu hiệu: “Sống là học, học tập là công việc suốt đời” có ý nghĩa rất thiết thực đối với người giáo viên. Kỹ năng này được đặc trưng bởi các hành động sau:
+ Thường xuyên trang bị cho bản thân những kiến thức mới, những thông tin mới;
+ Tiếp cận nhanh chóng với các phương pháp và xu thế dạy học mới, phát huy cao độ tính tích cực, độc lập của người học;
+ Mở rộng phạm vi hiểu biết các vấn đề xã hội, các vấn đề có ý nghĩa quốc gia, quốc tế (hoà bình, dân số, môi trường, AIDS, ma tuý, nghèo đói, ..).
- Kỹ năng nghiên cứu khoa học: Người giáo viên còn cần phải có kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng này giúp người giáo viên giải quyết tốt các vấn đề thường xuyên nảy sinh trong thực tiễn công tác giảng dạy - giáo dục của mình, biết vận dụng những kinh nghiệm thành công của đồng nghiệp. Kỹ năng này được đặc trưng bởi các hành động sau:
+ Xác định đề tài nghiên cứu; + Lập kế hoạch nghiên cứu;
+ Thực hiện công trình nghiên cứu; + Bảo vệ công trình nghiên cứu, …
- Kỹ năng giao tiếp với học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp: Thể hiện khả năng duy trì và phát triển mối quan hệ với đồng nghiệp, giữa giáo viên và học sinh và giữa học sinh với nhau...