0
Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Nguyên nhân những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỊ XÃ PHÔNSAVẶN, TỈNH XIÊNG KHOẢNG NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO (Trang 67 -70 )

- Nội dung các chủ đề trao đổi tập trung vào các vấn đề sau đây:

2.6.2. Nguyên nhân những tồn tại, hạn chế

Qua thực tế, thực hiện công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT Thị xã Phônsavặn ở tỉnh Xiêng Khoảng. còn bộc lộ các mặt hạn chế sau:

- Về cơ cấu đội ngũ : số lượng giáo viên có trình độ trên chuẩn (thạc sỹ) còn hạn chế, có trường chỉ có 01 giáo viên là thạc sỹ.

- 14% giáo viên được đánh giá năng lực ở mức khá, chủ yếu là giáo viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Các hiệu trưởng cần có biện pháp bồi dưỡng bộ phận giáo viên này để giúp họ hoàn thiện hơn.

- Một bộ phận giáo viên chưa tích cực tự học, tự nghiên cứu, ý thức phấn đấu chưa cao, còn e ngại đối với công tác tập huấn nâng chuẩn năng lực ngoại ngữ hiện nay.

- Các công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên còn một số hạn chế như: + Công tác lập kế hoạch phát triển đội ngũ chưa được chú trọng đúng mức. + Công tác tuyển dụng chủ yếu dựa vào hình thức xét tuyển, chỉ xem hồ sơ của ứng viên nên đôi lúc chưa thật sự khách quan.

+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng được chú trọng nhưng chưa được tổ chức thường xuyên và hiệu quả.

+ Công tác kiểm tra, đánh giá và sàng lọc đội ngũ đôi lúc thể hiện tính khách quan và công bằng chưa cao.

+ Công tác thi đua, khen thưởng còn hình thức, bị hạn chế bởi tỉ lệ qui định nên chưa có hiệu quả động viên cao.

- Số lượng giáo viên có trình độ trên chuẩn còn ít do kinh phí đào tạo của nhà trường và địa phương hạn chế. Vì thế việc xét tuyển để cử giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng do chỉ tiêu phân bổ của ngành và địa phương.

- Năng lực chuyên môn của một bộ phận giáo viên trẻ chưa cao vì họ có tuổi đời, tuổi đời còn trẻ, nên nhận thức và hành động cần có thời gian rèn luyện thêm.

- Một bộ phận giáo viên còn ngại khó đối với việc tự học, tự nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn do lớn tuổi nên ý thức phấn đấu giảm, bị ảnh hưởng hoàn cảnh gia đình và bị áp lực nghề nghiệp.

- Công tác lập kế hoạch phát triển đội ngũ chưa đạt hiệu quả cao do phần lớn các trường THPT phụ thuộc vào sự chỉ đạo chung của Sở giáo dục, hiệu trưởng chưa năng nổ, sáng tạo trong công tác này.

- Hạn chế của công tác tuyển dụng giáo viên hiện nay do các trường chưa được giao tự chủ công tác tuyển dụng và hình thức tuyển dụng còn mang tính truyền thống, chưa được cải cách hiệu quả.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa đạt hiệu quả cao do kinh phí hạn chế, phương thức tổ chức chưa đổi mới, chưa thường xuyên.

- Công tác kiểm tra, đánh giá còn ảnh hưởng sự cả nể, ngại va chạm còn quá lớn của các thành viên trong tập thể sư phạm và đôi lúc cách thức tổ chức của hiệu trưởng chưa khoa học. Do vậy, công tác này chưa tạo động lực thúc đẩy đội ngũ như mong muốn.

- Công tác thi đua, khen thưởng bị ảnh hưởng lớn bởi cơ chế bình xét, kinh phí khen thưởng hạn chế, do vậy công tác này chưa phát huy hiệu quả thật sự.

Kết luận chương 2

Quản lý để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ trọng tâm của Hiệu trưởng, là công tác trọng yếu nhất của các cấp quản lý các trường THPT hiện nay. Chỉ có thể nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT khi mọi người ý thức được tầm quan trọng của đội ngũ trong việc đổi mới và phát triển giáo dục. Thực tế để xây dựng đội ngũ giáo viên ngang tầm với sự phát

triển và đòi hỏi của xã hội cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ được xây dựng trên cơ sở lý luận, dựa trên các kết quả điều tra và khảo sát, phân tích các hoạt động thực tiễn ở các trường THPT Thị xã Phônsavặn trên địa bàn Tỉnh Xiêng Khoảng. Chúng tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường THPT Thị xã Phônsavặn là hết sức cần thiết vì nó sẽ tác động tới việc nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng giáo dục ở bậc học THPT tại Thị xã Phônsavặn tỉnh Xiêng Khoảng. Do vậy những giải pháp dưới đây được xác định trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản và xuất phát từ điều kiện thực tế ở các trường THPT trong Thị xã Phônsavặn, đồng thời phải xét đến tính khả thi của chúng trong điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương, từ đó tạo nên sức mạnh nội lực để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở bậc THPT trong toàn Tỉnh Xiêng Khoảng.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊNTRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỊ XÃ PHÔN SA VẶN, TỈNH XIÊNG

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỊ XÃ PHÔNSAVẶN, TỈNH XIÊNG KHOẢNG NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO (Trang 67 -70 )

×