Đặc điểm tiến hành CNH,HĐH nông nghiệp và nông thôn ở

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, hđh trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 53 - 56)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

2.1.3. Đặc điểm tiến hành CNH,HĐH nông nghiệp và nông thôn ở

Thọ Xuân

2.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế

- Các chính sách hổ trợ đầu tư của Nhà nước, của tỉnh đã tạo thêm nguồn lực quan trọng giúp huyện vượt qua những khó khăn và tăng cường thu hút thêm các nguồn lực cho đầu tư phát triển trên địa bàn.

- Sự phát triển của lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của huyện thời gian qua đã tạo động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của huyện, thúc đẩy việc hình thành các cụm kinh tế tập trung phát triển nông - công nghiệp - dịch vụ, thu hút lao động địa phương.

2.1.3.2. Cơ sở vật chất - kỹ thuật

Huyện Thọ Xuân đã tập trung vào đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng phục vụ sản xuất và nhu cầu đi lại của người dân, các công trình hạ tầng ngày càng được đầu tư, nâng cấp.

a. Hệ thống giao thông

Trên địa bàn huyện hiện có 1.209 km đường bộ, bao gồm hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, đường xã quản lý. Các tuyền quốc lộ 4, 47, 506, 15a, Đường Hồ Chí Minh chạy qua huyện, làm cầu nối giao thông giữa

các xã, vùng kinh tế, địa điểm du lịch trên địa bàn. Hệ thống giao thông nông thôn với tổng chiều dài 790 km.

Đường quốc lộ, đường tỉnh lộ trong huyện đã tạo thành hệ thống đường trục chính, kết hợp với hệ thống đường huyện, đường xã tạo thành mạng lưới giao thông tương đối hoàn chỉnh.

Về quy mô cấp đường, kết cấu mặt đường đang ở mức thấp, trừ tuyến Quốc lộ 47, đường Mục Sơn - Cửa Đạt và đường Hồ Chí Minh mới được xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, còn lại tất cả các tuyến đường trên địa bàn huyện mới đạt tiêu chuẩn cấp V, cấp VI trở xuống. Các tuyến đường được nhựa hoá chiếm tỷ lệ thấp nên hiện tại việc đi lại còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng tốt các nhu cầu vận tải và sự đi lại của nhân dân. Hệ thống đường giao thông nông thôn do xã quản lý cơ bản là đường loại A, loại B, kết cấu mặt đường đá dăm, cấp phối, đường đất là chủ yếu, chiếm 83%. Hệ thống cầu trên các tuyến đường huyện và đường nông thôn phần nhiều là cầu có tải trọng nhỏ, khổ hẹp, hiện tại nhiều cầu đã hư hỏng, không đáp ứng cho xã đi lại.

Hoạt động giao thông đường thuỷ đã tham gia tích cực vào quá trình vận chuyển lưu thông hàng hoá trong và ngoài vùng, đặc biệt là chuyên chở lâm sản từ miền núi tới vùng ven biển của tỉnh.

Trên địa bàn huyện có 2 tuyến sông đi qua gồm:

- Sông chu: đi qua huyện từ Bái thượng đến xã Xuân Khánh (Giáp Thiệu Hoá) dài 34,0 km. Đặc trưng luồng lạch, về mùa kiệt chiều rộng luồng 20 - 40 m, chiều sâu 1,0- 1,5m, bán kính cong r = 300 m. Hiện tại được xếp loại sông cấp 4.

- Sông Cầu Chày đi qua khu vực phía Bắc huyện từ xã Quảng Phú đến xã Xuân Vinh, chiều dài 39,5 km. Do đặc điểm sông quanh co uốn khúc, luồng cạn và hẹp nên khả năng đưa vào khai thác vận tải ở đoạn cuối.

nước 0,5 - 1,0 m, bán kính cong 50 - 100 m. Hiện tại được xếp loại sông cấp 6.

b. Hệ thống thuỷ lợi

Hệ thống thuỷ nông của huyện được chia làm 2 vùng, vùng tả sông Chu và vùng hữu sông Chu.

+ Vùng hữu sông Chu

Có 6 trạm bơm, gồm trạm bơm tiêu Đồng Ngầu, trạm bơm tiêu Xuân Giang, trạm bơm Xuân Trường, trạm bơm tưới C2, trạm bơm tưới C1A, trạm kênh nam. Các đập điều tiết nước gồm đập Bàn Thạch, đập âu Phong Lạc, cùng các đập điều tiết nước đầu kênh cấp II, cấp III.

+ Vùng tả ngạn sông Chu

Toàn vùng có 26 km kênh tưới cấp I, 1 đập dâng nước trên sông Cầu Chày, 5 trục tiêu liên xã, đảm bảo tưới cho hơn 2.500 ha và tiêu cho 8.000 ha đất tự nhiên cho 16 xã tả ngạn Thọ Xuân.

Sự phát triển và hoàn thiện nhanh chính hệ thống tưới tiêu cả 2 vùng hữu ngạn và tả ngạn đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành nông nghiệp của Thọ Xuân phát triển với tốc độ vượt bậc. Đến nay phần lớn diện tích đất đai canh tác trong huyện đều cấy được 2 vụ lúa, 1 vụ mầu/ năm, góp phần quan trọng làm cho nền kinh tế Thọ Xuân đi lên một cách bền vững.

c. Hệ thống Điện

Toàn huyện có 101 trạm biến áp với tổng dung lượng đạt 26.220 KVA, tăng 14% so năm 2000. Tổng chiều dài đường dây 358 km.

Đến nay, trên địa bàn huyện 100% số xã, thị trấn đã được sử dụng điện lưới quốc gia, ngành điện cơ bản đã cung cấp đủ nguồn điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân sinh. Tỷ lệ hộ dùng điện tăng từ 69,19% (năm 1994) lên 95,91% (năm 2001) và 99,8% (năm 2012).

d. Hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông

Toàn huyện đã có 7 bưu cục, 35 điểm đã có bưu điện văn hoá xã. Hiện tại hệ thống văn hoá xã chủ yếu phục vụ điện thoại. Phục vụ kịp thời 100% các Đảng bộ, chi bộ thôn xã có báo chí phát hành trong ngày. ở những khu vực chưa

có bưu cục thì đảm nhiệm thêm chức năng chuyển bưu kiện, chuyển phát nhanh. Mạng cố định gồm có 20 trạm chuyển mạch (Tổng đài) phục vụ cho 41 xã, thị trấn. Trong đó có 6 trạm chuyển mạch có thiết bị DSLAM phục vụ cho chuy cập Internet tốc độ cao (ADSL).

Mạng di động gồm có 6 trạm phát sóng Vinaphone và 3 trạm phát sóng Mobiphone phủ sóng cho toàn bộ địa giới hành chính trong toàn huyện và các huyện lân cận. 2 doanh nghiệp khác cung cấp dịch vụ viễn thông CNTT trên địa bàn huyện như Viễn thông Quân đội, viễn thông điện lực.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, hđh trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w