Kinh nghiệm một số địa phương

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, hđh trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 34 - 42)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

1.5.1. Kinh nghiệm một số địa phương

* Kinh nghiệm của Đà Nẵng

Đà Nẵng là một trong các địa phương điển hình trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, vùng dưới tác động mạnh mẽ của CNH, HĐH và đô thị hóa tốc độ cao chưa từng thấy trong cả nước.

Xét về cơ cấu ngành ở Đà Nẵng, hướng đột phá trong giai đoạn bắt đầu CNH và đô thị hóa là ưu tiên phát triển công nghiệp. Những ưu tiên chính sách và chỉ đạo thực tiễn tập trung cho việc nâng cao trình độ công nghiệp và tỷ trọng công nghiệp trong tổng thu nhập quốc dân. Từ 2005 tới nay, Đà Nẵng chuyển dịch trọng tâm trong cơ cấu ngành, ưu tiên cho phát triển dịch vụ, đáp ứng yêu cầu của đô thị mới nổi ở miền Trung Việt Nam.

Đà Nẵng phát triển theo một hướng đi mới, lấy ngành dịch vụ làm chủ đạo. Giai đoạn 2006-2013 đánh dấu sự tăng trưởng mạnh của ngành dịch vụ với tốc độ tăng bình quân gần 20%/năm, cao hơn gấp hai lần so với giai đoạn 1997-2005. Sự phát triển của ngành dịch vụ không chỉ đóng góp cao trong cơ cấu GDP mà còn tạo sự chuyển dịch lao động mạnh mẽ ra khỏi ngành nông nghiệp. Giai đoạn này, lượng vốn đầu tư bắt đầu chảy vào ngành dịch vụ cao

hơn so với các ngành còn lại, với tỷ trọng 70% tổng lượng vốn đầu tư. Sự chuyển dịch trong nội bộ ngành thương mại, vận tải, thông tin liên lạc, khách sạn, tài chính... đang tạo ra giá trị tăng thêm của ngành dịch vụ, làm tăng tỷ trọng đóng góp của ngành trong cơ cấu GDP thành phố.

Chính quyền thành phố Đà Nẵng thông qua và thực hiện các chính sách định hướng cho việc chuyển dich cơ cấu kinh tế nhằm phát huy lợi thế của thành phố trẻ với nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch và các loại hình dịch vụ cho phát triển các ngành sản xuất vật chất khác trong thành phố và khu vực lân cận. Chính vì thế, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đà Nẵng là một quá trình tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng sức cạnh tranh ở khu vực dịch vụ với tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ước đạt 16%/năm.

Một đặc điểm quan trọng nữa trong việc lựa chọn chiến lược phát triển, các nhà quản trị công đã biết lựa chọn những ngành đột phát phù hợp với điều kiện sẵn có của thành phố, biết cách vận dụng linh hoạt các cơ chế chính của Trung ương cho điều kiện địa phương mình.

Sự thay đổi mạnh mẽ của Đà Nẵng thể hiện rõ ở nhiều phương diện như khẳng định cơ cấu kinh tế hợp lý, phúc lợi xã hội được nâng lên,...Kết quả này nhờ việc tập trung chuyển dịch sâu trong nội bộ ngành dịch vụ, trong đó lựa chọn du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn. Tổng lượng khách du lịch đến thành phố giai đoạn 2003-2013 ước đạt 16 triệu lượt khách, tăng 19,3%/năm; doanh thu du lịch thuần túy ước tăng 23,5%/năm với giá trị năm 2013 ước đạt 2.800 tỷ đồng.

Đà Nẵng đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, để đến năm 2020 cơ bản hình thành mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, bảo đảm chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Trong thời gian tới, định hướng dài hạn cho Đà Nẵng là chuyển dịch cơ cấu và duy trì cơ cấu kinh tế theo hướng “dịch vụ - công nghiệp - nông

nghiệp”, trong đó dịch vụ được coi là ngành trọng điểm bứt phá của địa phương. Với chiến lược như vậy, Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm dịch vụ lớn cho các vùng trong Việt Nam và mở rộng giao thương với nước ngoài.

* Kinh nghiệm của Đồng Nai

Với vị trí địa lí thuận lợi: nằm ở vùng Đông Nam Bộ, là 1 trong 3 tỉnh nằm trong tam giác kinh tế (thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bình Dương), Đồng Nai có độ tăng trưởng trung bình 10 năm (1999-2009) đạt 13% khá cao so với bình quân cả nước. Trong đó đóng góp chính là nhóm ngành công nghiệp - xây dựng, CDCCKT đúng hướng, vốn đầu tư tăng trưởng khá nhanh, đáp ứng đủ nhu cầu phát triển, năng lực cạnh tranh cao so với cả nước. Xuất phát từ những yêu cầu khách quan của Đồng Nai, cơ cấu kinh tế phù hợp sẽ phát huy tối đa những thuận lợi hiện có của địa phương cho động lực phát triển của khu tam giác kinh tế trong điểm phía Nam.

Những tác động chính sách tích cực làm cho cơ cấu kinh tế Đồng Nai chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp. Với việc đặt trọng tâm vào phát triển những ngành công nghệ cao như công nghiệp lắp ráp linh kiện điện tử, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp dệt may, da dày, công nghiệp hóa-mĩ phẩm…

Đồng Nai phấn đấu đến năm 2020 tỉnh cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế kinh tế ngành của tỉnh Đồng Nai có đi theo hướng phát triển công nghiệp - xây dựng, tỉnh chú trọng vào xây dựng các khu công nghiệp, các khu chế xuất công nghệ cao để tạo ra nền tảng ban đầu cho sự chuyển dịch kinh tế.

Một điểm nổi bật của Đồng Nai là tạo cơ chế thuận lợi thu hút các thành phần kinh tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia góp vốn phục

vụ cho hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh. Điều này góp phần quan trọng cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hương vào các ngành công nghệ có khả năng cạnh tranh.

Chiến lược phát triển của tỉnh Đồng Nai là xây dựng những ngành công nghiệp mũi nhọn làm động lực thúc đẩy nền kinh tế đi lên. Cùng với đó, tăng cường ứng dụng những công nghệ mới, cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn để nâng cao năng suất trong lĩnh vực này khi mà diện tích và lao động trong khu vực này đang bị thu hẹp một cách nhanh chóng.

Kết quả cho thấy rằng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Đồng Nai dựa trên cơ sở tận dụng lợi thế địa lý, tỉnh đã có những chính sách hết sức hiệu quả trong việc lựa chọn cơ cấu ngành mũi nhọn, hợp lý nhằm khai thác tối đa tiềm năng thế mạnh của tỉnh về các ngành công nghiệp công nghệ cao, từ đó tạo nền tảng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo động lực kéo nền kinh tế đi lên.

* Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương

Bình Dương là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát triển công nghiệp năng động của cả nước. Đất đai Bình Dương rất đa dạng, phong phú về chủng loại và màu mỡ, phù hợp với nhiều loại cây trồng, là điều kiện thuận lợi thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh theo hướng CNH, HĐH.

Dựa vào những lợi thế của tỉnh và nhận thức được tầm quan trọng của nông nghiệp, nông thôn, Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiêp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH là một nhiệm vụ quan trọng. Cụ thể hoá chủ trương đó, Đảng bộ tỉnh đã ban hành nhiều Nghị quyết, triển khai thực hiện nhiều chương trình, đề án phát triển công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp như

chương trình xây dựng mục tiêu kết cấu hạ tầng nông thôn, giống cây, con phát triển khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ lãi suất mua máy nông nghiệp…, đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết 06 NQ/TƯ (10-11-1998) của Bộ Chính trị về “Một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn”, Tỉnh Uỷ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-TU về một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bình Dương, đề ra mục tiêu, phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thời kỳ tiếp theo nhằm xây dựng và phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện theo hướng CNH, HĐH, hướng tới một nền nông nghiệp sạch, phát triển bền vững.

Thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW Hội nghị Trung ương 5 khoá IX, (tháng 7-2002), Tỉnh Uỷ Bình Dương đã xây dựng Chương trình hành động số 14-CTr/TU về đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn để triển khai thực hiện trên toàn địa bàn. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VIII (tháng 12-2005), tiếp tục khẳng định “Phát triển các ngành nông lâm ngư nghiệp của tỉnh theo hướng bền vững, cung cấp hàng hoá nông sản chất lượng cao gắn với phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại hoá, nông nghiệp nông thôn”.

Với sự nỗ lực trong lãnh đạo của Đảng bộ và sự đồng thuận của nhân dân trong tỉnh, Năm 2013, giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp ước đạt 3.024 tỷ đồng, tăng 3,7% so với năm 2012, trong đó giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng 3,8%, lâm nghiệp tăng 23,5% và thủy sản giảm 24,7%. Trong năm, không xảy ra dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi.

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 23.124 ha (giảm 11,2% so với năm 2012), tổng diện tích cây lâu năm đạt 139.781 ha (tăng 1,4% so với năm 2012), trong đó cây cao su với tổng diện tích 132.234 ha (tăng 297 ha so với năm 2012). Thực hiện chăm sóc 1.685,3 ha diện tích rừng trồng các năm,

diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh là 460,91 ha, diện tích rừng giao khoán bảo vệ là 7.483,92 ha, nâng tỷ lệ che phủ cây công nghiệp và cây lâu năm toàn tỉnh đạt 56,8%.

Tổng đàn trâu bò của tỉnh đạt 28.191 con, giảm 7.6% so với năm 2012, tổng sản lượng thịt lợn hơi đạt 198,6 ngàn tấn (tăng 21,9% so với năm 2012), trong đó thịt heo hơn 82 ngàn tấn, thịt gia cầm hơn 18 ngàn tấn. Diện tích nuôi trồng thủy hải sản ước đạt 398 ha (giảm 1,5% so với 2012).

Đã phối hợp với các địa phương triển khai 21 điểm nghiên cứu đồng ruộng, 205 lớp tập huấn, 07 hội nghị chuyên đề, tọa đàm về kỹ thuật trồng chăm sóc, khai thác cây trồng, sản xuất theo hướng VietGAP, kỹ thuật chăn nuôi, biện pháp phòng trừ sinh vật hại... với 8.636 lượt người tham gia. Thực hiện 188 mô hình trình diễn về khuyến nông, khuyến ngư trên các loại cây trồng, vật nuôi như cá kiểng, thủy sản, cây cảnh,...

Công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai được duy trì diễn tập hàng năm, đảm bảo ứng cứu kịp thời khi có thiên tai. Thực hiện được 17 bản đồ theo dõi bão, áp thấp nhiệt đới, phát 16.750 tờ rơi tuyên truyền về tác hại và biện pháp phòng chống bão, lũ lụt cho các sở, ngành, đoàn thể và các địa phương.

Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch phù hợp với điều kiện đất đai, cơ sở vật chất, tập quán canh tác vùng tạo sự chuyển dịch cơ cấu vùng rất rõ nét, góp phần khai thác tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng trong tỉnh như vùng trồng lúa năng suất cao dọc sông Sài Gòn, sông Thị Tính và sông Đồng Nai; cao su, điều ở Dầu Tiếng, Bến Cát, Tân Uyên, Phú Giáo; mía, đậu phộng ở Phú Giáo, Tân Uyên; Cây ăn quả ở Bến Cát (xã Lai Uyên, Lai Hưng, xã Trừ Văn Thố, xã Cây Trường); vùng bưởi Tây Uyên; vùng trồng rau màu ở thành phố Thủ Dầu Một, huyện Tân Uyên; vườn cây ăn trái Lái Thiêu... Bên cạnh đó, Bình Dương đã triển khai xây dựng ba khu nông nghiệp công nghệ cao: xã An Thái, xã Phước Sang, xã Hiếu Liêm.

Trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng cường sử dụng giống mới, công nghiệp sinh học, phương thức canh tác tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, thủy sản. Chương trình giống được triển khai thực hiện với nhiều dự án: lúa, cây ăn trái chất lượng cao, Sinh hóa đàn bò, nạc hóa đàn heo,.. đáp ứng giống chất lượng cao, sạch bệnh.

Kinh tế trang trại Bình Dương phát triển theo hướng tăng về giá trị đầu tư và hiệu quả. Loại hình trang trại có sự chuyển dịch, giảm trang trại trồng trọt, tăng trang trại chăn nuôi và kinh doanh tổng hợp. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, làng nghề truyền thống và dịch vụ nông thôn được phục hồi và phát triển, giải quyết nhiều việc làm cho người dân, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động có sự chuyển biến tích cực: lao động trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản giảm nhanh. Bên cạnh đó, tính chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn và bộ đội xuất ngũ trong quá trình chuyền dịch cơ cấu lao động phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, tình hình chính trị - xã hội, an ninh, quốc phòng ổn định vững chắc. Từ năm 2005, Bình Dương đã không còn hộ đói, xóa hộ nghèo theo tiêu chí cả nước. Hiện nay, Tỉnh đang thực hiện nâng cao chuyển nghèo giai đoạn 2011- 2015, ở mức: nông thôn 800 nghìn đồng/ người/ tháng và thành thị 1 triệu đồng/ người/ tháng. Đến nay có 100% số xã có đường ô tô, nhựa hóa tới trung tâm, có điện lưới quốc gia, có điện thoại, 100% số hộ dân sử dụng điện, 98% hộ nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, 100% trạm y tế xã có bác sĩ, có nhân viên y tế khu, ấp hoạt động, xây mới, nâng cấp nhiều chợ, khu dân cư, khu đô thị.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, Bình Dương vẫn gặp không ít khó khăn, bất cập: Sản xuất nông

nghiệp tuy tăng trưởng khá nhưng chưa thật sự bền vững, luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro về thiên tai, dịch bệnh; sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ, phân tán, phần lớn nông sản kém sức cạnh tranh. Cơ cấu nông nghiệp, cơ cấu lao động chuyển dịch đúng hướng nhưng chậm, trồng trọt còn chiếm tỷ trọng lớn; chăn nuôi tuy phục hồi nhưng còn nhiều khó khăn; ngành thủy sản có sự phát triển đột phá nhưng chưa vững chắc, chưa phát huy hết tiềm năng; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn chưa đồng bộ; trình độ dân trí, thu nhập và đời sống người dân ở nông thôn nhìn chung còn thấp và khó khăn; môi trường sinh thái ở một số vùng nông thôn có biểu hiện suy giảm...

Để đẩy mạnh và thực hiện hiệu quả các mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cần thực hiện các giải pháp sau:

Một là, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, gần quy hoạch với kế hoạch để thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cần rà soát lại các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng ngành, từng vùng, địa phương; cập nhật các dự báo, xem xét lại thực trạng, xác định lại cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế, tiềm năng của tỉnh, gắn kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm và nâng cao mức sống của nhân dân. Rà soát lại tất cả các quy hoạch ngành và sản phẩm quan trọng để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới, đi đôi với tăng cường chỉ đạo thực hiện theo đúng quy hoạch, bảo đảm kỷ cương trong công tác quy hoạch, tránh tình trạng "quy hoạch một đằng kế hoạch một nẻo", dẫn tới phá vỡ kế hoạch và gây hậu quả xấu.

Hai là, tăng nhanh nguồn vốn đầu tư hướng vào mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong các ngành kinh tế. Các chương trình đầu tư trong thời gian tới cần hướng vào mục tiêu thúc đẩy nhanh việc chuyển dịch nhanh cơ cấu sản xuất, cơ cấu sản phẩm trong các ngành kinh tế. Bên cạnh nguồn vốn ngân sách, cần chú trọng thu hút các nguồn vốn khác cùng đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Ba là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học và công nghệ. Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ; tạo điều kiện thuận lợi

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, hđh trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w