Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, hđh trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 95 - 110)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

3.2.5. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất

nông nghiệp hiện đại

Ưu tiên đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ về chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao kiến thức nông nghiệp và kỹ năng lao động cho nông dân, nhằm đáp ứng mục tiêu của huyện đến năm 2020 có 30% lao động qua đào tạo, trong đó có 20% lực lượng lao động được đào tạo nghề. Đi đôi với tăng cường đầu tư cho giáo dục để nâng cao trình độ văn hóa, tạo tiền đề cho nông dân học tập nâng cao kiến thức nông nghiệp và kỹ năng lao động, công tác đào tạo trong thời gian tới cần tập trung vào các giải pháp sau:

- Đa dạng hóa ngành nghề và hình thức đào tạo phù hợp với trình độ của đối tượng đào tạo và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hội nhập trên cơ sở: (1) Tăng cường mở các lớp tập huấn, các lớp khuyến nông, khuyến ngư và các hình thức đào tạo khác để đào tạo tay nghề cho nông dân, nhất là về kỹ năng chế biến và bảo quản sản phẩm, cơ giới hóa nông nghiệp, thú y, bảo vệ thực vật, kiến thức quản lý sản xuất - kinh doanh nông nghiệp; (2) Xây dựng kế hoạch đào tạo đồng bộ từ công nhân kỹ thuật bán lành nghề, đến công nhân kỹ thuật lành nghề và công nhân có kỹ năng sản xuất nông nghiệp cao, nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các trang trại và các doanh nghiệp; (3) Chú trọng đào tạo đội ngũ quản lý sản xuất - kinh doanh nông nghiệp, trước hết là cán bộ hợp tác xã, chủ trang trại, chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn.

- Địa phương cần xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp, trong đó xác định số lượng lao động, cơ cấu ngành nghề và cơ cấu trình độ cần đào tạo; đào tạo theo hướng gắn lý thuyết với thực tiễn; tăng vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp đào tạo đồng bộ từ cấp huyện đến cụm xã từ ngân sách nhà nước, trong đó chú trọng xây dựng các trung tâm dạy nghề; có chính sách hỗ trợ theo đối tượng ngành nghề và chú trọng đối với các ngành hàng chủ lực, vùng sâu, vùng xa và hộ nghèo, hộ

đồng bào dân tộc; có chính sách khuyến khích và đãi ngộ thỏa đáng để thu hút đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ và kinh nghiệm tham gia vào công tác đào tạo nghề cho nông dân trong huyện.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cho phát triển đào tạo và dạy nghề cho nông dân, trong đó ưu tiên cho lĩnh vực đào tạo kỹ năng sản xuất nông, ngư nghiệp, chế biến và kinh doanh nông nghiệp.

- Triển khai có hiệu quả chương trình hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho nông dân và con em của họ có nhu cầu tham gia vào các lớp học nghề.

3.2.6. Đẩy mạnh cơ giới hoá nông nghiệp, mở rộng ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Thứ nhất, tăng cường cơ giới hóa nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm và giảm bớt nhu cầu lao động lúc thời vụ căng thẳng, nhất là đối với các vùng sản xuất lúa tập trung. Cần tiếp tục đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, trong đó chú trọng vào các khâu sử dụng nhiều lao động sống và có tỷ lệ cơ giới hóa còn thấp như gieo mạ, thu hoạch, phơi sấy bằng các giải pháp cơ bản sau:

- Hỗ trợ tín dụng cho các hợp tác xã, tổ kinh tế hợp tác, chủ trang trại mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ nhu cầu cơ giới hóa của hộ, đồng thời làm dịch vụ cho các hộ khác trong vùng.

- Khuyến khích các cơ sở kinh doanh máy móc nông nghiệp mở rộng các hình thức bán trả góp hoặc cho thuê thông qua chính sách tín dụng và thuế.

- Chú trọng đầu tư cải tạo mặt bằng đồng ruộng, mở rộng quy mô đất sản xuất hình thành các vùng sản xuất tập trung đi đôi với phát triển hệ thống giao thông vận chuyển để tạo thuận lợi cho việc đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng.

Thứ hai, mở rộng ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Thọ Xuân hiện nay, nếu như vốn được xem là yếu tố quan trọng nhất để các thành phần kinh tế thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo thêm việc làm, gia tăng thu nhập, thì yếu tố khoa học và công nghệ được xem là động lực thúc đẩy việc tăng năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài nguyên, thúc đẩy cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch nhanh theo hướng CNH, HĐH, nâng cao trình độ kiến thức cho nông dân và giảm bớt những rủi ro trong sản xuất do thiếu hiểu biết gây ra. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, để khoa học và công nghệ phát huy hiệu quả cần tập trung vào cả ba khâu là nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng vào sản xuất. Cụ thể như sau:

Một là, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và công nghệ gắn với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp của huyện, trong đó tập trung cho một số lĩnh vực cơ bản như sau:

- Về giống và công nghệ sinh học: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vi sinh vào các lĩnh vực: Chọn, tạo và nhân giống cây trồng, vật nuôi có khả năng kháng được nhiều loại sâu, bệnh để giảm sử dụng các loại nông dược và thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, đồng thời có năng suất và chất lượng sản phẩm cao; nghiên cứu các chế phẩm phân bón, nông dược, thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, sản xuất theo hướng công nghiệp, an toàn thực phẩm và môi trường; các phương pháp kỹ thuật chuẩn đoán nhanh, chính xác về sâu, bệnh, dịch hại, dư lượng thuốc và hóa chất trong nông sản hàng hóa.

- Về cơ giới hóa nông nghiệp: Tập trung vào nghiên cứu các loại máy móc phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp có giá thành hạ, công nghệ phù hợp với đặc điểm và quy mô sản xuất, trình độ quản lý và khả năng đầu tư của nông

hộ, trong đó ưu tiên cho nghiên cứu các loại máy móc phục vụ khâu gieo sạ, thu hoạch, phơi sấy và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.

- Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và triển khai đối với lĩnh vực nông nghiệp.

Hai là, đổi mới hoạt động khuyến nông, nâng cao kiến thức và khả năng tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật cho nông dân. Mặc dù, hoạt động khuyến nông của huyện trong thời gian qua đã được củng cố và tăng cường cả về mặt tổ chức, cơ chế quản lý và phương thức hoạt động nhưng vẫn còn những hạn chế như: Lực lượng khuyến nông còn mỏng, nhất là khuyến nông ở cơ sở, nội dung hoạt động còn hạn hẹp, phương pháp tiếp cận chưa phù hợp và hình thức hoạt động thiếu đa dạng.

- Hoàn thiện công tác khuyến nông của huyện bằng một số giải pháp như sau: (1) Khuyến khích mọi thành phần trong xã hội tham gia vào hoạt động khuyến nông. (2) Đối với khuyến nông Nhà nước: Tăng cường hệ thống khuyến nông từ huyện xuống cơ sở, xây dựng lực lượng cán bộ khuyến nông đủ về số lượng (mỗi xã có ít nhất 01 đến 02 cán bộ khuyến nông vào năm 2020) và giỏi về kỹ năng chuyển giao; tích cực phối hợp giữa cơ quan khuyến nông với cơ quan nghiên cứu và đào tạo; tăng kinh phí hàng năm từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động khuyến nông. (3) Đối với tổ chức đoàn thể: Có cơ chế, chính sách để gắn các hoạt động khuyến nông với các chương trình, kế hoạch hoạt động của các tổ chức đoàn thể, nhất là hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông dân và hội cựu chiến binh. (4) Đối với các doanh nghiệp: Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp, chế biến nông sản tham gia vào hoạt động khuyến nông thông qua chương trình quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, đầu tư vùng nguyên liệu. Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phát huy vai trò trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho nông dân và doanh nghiệp đổi mới công nghệ, mua

sắm máy móc nông nghiệp, đồng thời là người tư vấn về khoa học và công nghệ cho người vay vốn nhằm đảm bảo an toàn về vốn. (5) Đối với nông dân: Nông dân vừa là đối tượng hưởng lợi, vừa là đối tượng tham gia vào quá trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật theo hình thức lan rộng, do đó cần khuyến khích nông dân tham gia vào mạng lưới tuyên truyền viên khuyến nông tự nguyện ở cơ sở. (6) Đa dạng hóa nội dung và đổi mới phương pháp khuyến nông nhằm tạo điều kiện cho nông dân tiếp thu và áp dụng thành công tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.

- Tiến bộ khoa học kỹ thuật chuyển giao cho nông dân phải phù hợp với trình độ dân trí, khả năng kinh tế và điều kiện sinh thái của từng địa phương. Để làm được điều này nên phân loại trình độ của đối tượng tham gia thành các nhóm hộ khác nhau, sau đó khuyến khích các nhóm hộ hình thành các câu lạc bộ hay hiệp hội những người cùng nguyện vọng, sở thích. Với sự tương đồng về trình độ, điều kiện kinh tế và cùng nguyện vọng, sở thích, khi gặp nhau sẽ dễ dàng trao đổi, tiếp thu và học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

- Khơi dậy tâm tư, nguyện vọng về học tập cũng như tháo gỡ những vướng mắc trong sản xuất của hộ, từ đó lựa chọn chủ đề tập huấn, nội dung trao đổi phù hợp. Có như vậy mới lôi cuốn được họ tích cực tham gia.

- Đào tạo, lựa chọn được đội ngũ giáo viên, tuyên truyền viên khuyến nông giỏi. Họ thực sự phải là những chuyên gia có kinh nghiệm và khả năng giải đáp từng chủ đề, có kỹ năng và phương pháp tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng nông dân có đặc điểm và trình độ khác nhau.

- Tài liệu phục vụ cho tuyên truyền viên khuyến nông cơ sở và học viên phải hết sức ngắn gọn, dễ hiểu và tiện lợi trong quá trình sử dụng và lưu giữ.

Ba là, khuyến khích nông dân tích cực ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh tổ chức lại sản xuất với quy mô lớn để tạo thuận lợi cho việc đưa tiến bộ kỹ thuật vào tất cả các khâu sản xuất nông

nghiệp. Từ thực tiễn cho thấy, với tình trạng đất sản xuất phân tán, quy mô nhỏ lẻ ở hộ gia đình như hiện nay của huyện, khó có thể đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật về giống để tạo ra khối lượng nông sản có phẩm chất đồng nhất cũng như đưa cơ giới vào sản xuất để giảm chi phí, đặc biệt là việc tưới tiêu, kiểm soát dịch bệnh và chất thải trong sản xuất hết sức khó khăn. Vì vậy, thúc đẩy tích tụ đất đai, tăng cường liên kết trong sản xuất bằng các hình thức phù hợp được xem là giải pháp quan trọng để đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Phát huy vai trò đầu tàu trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh tế trang trại. Các doanh nghiệp, các hộ kinh tế trang trại trong huyện không chỉ là đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, mà còn là hạt nhân quan trọng thu hút các hộ trong huyện cùng thực hiện thông qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Các hợp tác xã sẽ là đầu mối liên kết các hộ xã viên trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất thông qua các hoạt động dịch vụ của hợp tác xã.

Tăng cường chính sách khuyến khích và hỗ trợ nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nhất là các hộ nghèo và hộ đồng bào dân tộc.

- Về giống và công nghệ sinh học: Thực hiện chương trình trợ giá giống và hỗ trợ vật tư đối với các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng nông sản hàng hóa.

- Về cơ giới hóa nông nghiệp: Hỗ trợ vốn tín dụng để nông dân đầu tư các loại máy móc nông nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh máy nông nghiệp áp dụng phương thức bán trả chậm; tăng cường quản lý nhà nước về tiêu chuẩn chất lượng, quy trình công nghệ và kỹ thuật cơ giới hóa nông nghiệp.

- Về thuỷ lợi hóa nông nghiệp: Miễn, giảm thuỷ lợi phí đối với hộ

nằm trong các vùng dự án đầu tư, hộ ở vùng sâu, vùng xa; mở rộng hình thức khoán quản lý vận hành, khai thác, duy tu, bảo dưỡng các công trình

thủy lợi có quy mô thích hợp cho các tổ chức và cá nhân để nâng cao hiệu quả công trình.

- Về điện khí hóa nông nghiệp: Hỗ trợ nông dân đầu tư hệ thống điện phục vụ sản xuất bằng nguồn vốn ứng trước của ngành điện hoặc nguồn vốn tín dụng; trợ giá điện cho nông dân trong các vùng dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng như vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến, nhất là vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc.

- Về ứng dụng quy trình canh tác nông nghiệp tiên tiến: Hỗ trợ nông dân thay đổi tập quán canh tác, tư duy sản xuất cũ để nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa thông qua các dự án đầu tư vùng nguyên liệu; mở rộng hình thức liên kết sản xuất theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân.

3.2.7. Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn

Tăng cường đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn, bao gồm hệ thống điện, đường giao thông, chợ (chợ đầu mối), hệ thống kho chứa, hệ thống thuỷ lợi…

- Đối với hệ thống thuỷ lợi: Hoàn thiện công tác phân vùng phát triển thủy lợi; tập trung đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các công trình kiểm soát lũ theo phương châm “sống chung với lũ”, tránh gây tác động xấu về môi trường; xây dựng các công trình phù hợp với đặc điểm tự nhiên và yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp của từng tiểu vùng và phân khu phát triển thủy lợi, trong đó ưu tiên cho cải tạo và xây mới các công trình thủy lợi đối với các khu vực nuôi trồng thủy sản, bảo đảm cách ly được nguồn nước cấp và nguồn nước thải đã bị ô nhiễm ra khỏi vùng sản xuất; hoàn thiện quy trình tưới, kiên cố hóa hệ thống kênh mương nội đồng và các cống đầu kênh, tăng đầu tư cho hệ thống trạm bơm điện vừa và nhỏ, nhằm sử dụng tiết kiệm nguồn nước tưới và giảm chi phí tưới để hạ giá thành sản phẩm.

- Đối với hệ thống điện: Phát triển đồng bộ mạng lưới truyền tải điện gắn với các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, khu trang trại để tạo thuận lợi đưa máy móc, thiết bị cơ khí vào phục vụ sản xuất, giảm tổn thất điện trong quá trình sử dụng.

- Đối với hệ thống chợ: Tiếp tục phát triển mạng lưới chợ cả về số lượng và chất lượng, theo chương trình mục tiêu nông thôn mới.

- Đối với hệ thống giao thông: Huy động tối đa mọi nguồn lực, tăng cường phối hợp giữa Nhà nước và nhân dân để thực hiện hoàn chỉnh các tuyến đường liên huyện, các tuyến đường nối với Tỉnh lộ, Quốc lộ tạo thành một mạng giao thông liên hoàn, thông suốt đảm bảo ôtô đến được trung tâm xã. Kết hợp với thủy lợi mở đường đảm bảo tiêu chuẩn mặt đường rộng 5-7m. Các tuyến đường liên xã, liên thôn có mặt đường rộng từ 3-5m, đảm bảo xe tải 3-5 tấn lưu thông dễ dàng, tỷ lệ mặt đường nhựa đạt trên 50%, góp phần

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, hđh trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 95 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w