Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theohướng

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, hđh trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 80 - 84)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

3.2.2. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theohướng

sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên nông nghiệp

Thứ nhất, phát huy lợi thế cạnh tranh, hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hóa chủ lực tập trung có quy mô lớn, chất lượng sản phẩm cao gắn với công nghiệp chế biến.

Xu hướng phát triển phổ biến của nền nông nghiệp hiện đại là chuyên môn hóa, tập trung hóa để đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, chuyên môn hóa, tập trung hóa lại phụ thuộc rất nhiều vào tiềm năng tự nhiên, lợi thế so sánh và khả năng phát triển công nghiệp chế biến nông sản. Đối với huyện Thọ Xuân, các nông sản hàng hóa có quy mô sản lượng lớn là lúa gạo và nông sản, thực phẩm, nhưng nhìn chung chất lượng các sản phẩm này còn thấp và hiệu quả sản xuất chưa cao. Do vậy, các loại cây trồng, vật nuôi này cần được tập trung đầu tư thâm canh để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Về sản xuất lúa gạo: Trước mắt cũng như lâu dài, lúa gạo vẫn là sản phẩm chủ lực số một của huyện, vừa góp phần bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, vừa đóng góp phần lớn vào sản lượng gạo xuất khẩu của đất nước. Để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng này, ngoài việc tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình "ba tăng, ba giảm", một số giải pháp nhằm điều chỉnh cơ cấu sản xuất lúa như sau:

- Chuyển diện tích lúa 2 vụ bấp bênh kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở những nơi điều kiện sinh thái cho phép. Từng bước mở rộng diện tích các cây rau, màu, cây dược liệu có giá trị kinh tế cao theo nhu

cầu của thị trường. Như vậy, mặc dù diện tích gieo trồng lúa của huyện sẽ giảm, song vẫn có thể đảm bảo sản lượng lúa ổn định như hiện nay do tiềm năng tăng năng suất lúa của huyện nhờ đầu tư thâm canh vẫn còn khá lớn.

- Xây dựng quy trình canh tác phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, trong đó đặc biệt coi trọng biện pháp bón phân hợp lý, cải thiện biện pháp bảo vệ cây lúa trước sâu bệnh và cỏ dại để vừa nâng cao chất lượng, vừa hạ giá thành sản xuất lúa, tăng sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

- Giảm tổn thất trong và sau thu hoạch thông qua đẩy mạnh chương trình cho vay vốn đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp, trong đó tập trung cho các khâu có mức độ trang bị cơ giới còn thấp, yêu cầu sử dụng lao động nhiều và có tính thời vụ cao, tỉ lệ hao hụt sản phẩm còn lớn là khâu cắt và phơi sấy.

Về chăn nuôi gia súc, gia cầm: Để tăng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính với các vật nuôi chủ lực là lợn, gia cầm (chủ yếu là vịt đàn) và bò thịt, giải pháp chủ yếu cần được thực hiện như sau:

- Tiếp tục quy hoạch vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung để tạo điều kiện thuận lợi chuyển địa bàn nuôi ra khỏi các đô thị và khu dân cư nông thôn, giảm số lượng cơ sở chăn nuôi và tăng quy mô đàn trên một cơ sở nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu sản phẩm chăn nuôi cho thị trường tiêu dùng nội địa là chính; tập trung cải thiện chất lượng đàn thông qua hoàn thiện hệ thống sản xuất giống để cung cấp kịp thời các giống tốt, có năng suất và chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng; hỗ trợ vốn tín dụng, kỹ thuật, dịch vụ thú y, xử lý chất thải tới tất cả các hộ chăn nuôi để giúp hộ nhanh chóng chuyển đổi từ phương thức nuôi phân tán, nhỏ lẻ ở hộ gia đình sang phương thức chăn nuôi hàng hóa ở quy mô lớn trang trại.

- Về lâu dài, đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất thức ăn công nghiệp với giá thành thấp hơn so với hiện nay, gắn cơ sở chăn nuôi tập trung có công

nghệ hiện đại, quy trình khép kín từ chăn nuôi đến chế biến và đến người tiêu dùng, nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh, kiểm soát tốt dịch bệnh và môi trường, vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa, vừa vươn ra thị trường xuất khẩu; đồng thời các doanh nghiệp thực hiện phương thức nuôi gia công đến các hộ chăn nuôi lớn và các hộ chịu sự kiểm soát về mọi mặt của doanh nghiệp thông qua hợp đồng nuôi.

Về nuôi trồng thủy sản: Nhằm thúc đẩy nuôi trồng thủy sản phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, chú trọng phát triển ao, nuôi trồng thủy sản thâm canh, mô hình lúa - thủy sản, vườn - thủy sản, trong đó chủ yếu là nuôi cá phù hợp với điều kiện khuyến khích giảm dần số lượng lồng bè nuôi trên sông.

Giải pháp chủ yếu cần thực hiện là ưu tiên cho đầu tư hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng các vùng nuôi trồng thủy sản, trong đó nhất thiết phải có hệ thống cấp nước và tiêu nước riêng biệt để hạn chế tình trạng lây lan dịch bệnh và ô nhiễm môi trường nước; tổ chức tốt hệ thống sản xuất và cung cấp giống thủy sản sạch bệnh cho nông dân; hoàn thiện quy trình nuôi trồng thủy sản thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến và nuôi kết hợp; đầu tư thêm nhà máy chế biến gắn với vùng nguyên liệu và tổ chức tốt khâu thu mua nguyên liệu thông qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

Thứ hai, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp để tạo thêm việc làm, gia tăng thu nhập cho nông hộ và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên. Trong điều kiện khả năng chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp của địa phương diễn ra còn chậm như hiện nay, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp là hết sức cần thiết, cho phép khai thác có hiệu quả cao các nguồn lực của hộ, nhất là vốn, lao động và đất đai nhàn rỗi, tạo thêm việc làm, gia tăng thu nhập và cải thiện môi trường. Phương hướng đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp của huyện trong thời gian tới diễn ra theo 3 cấp độ từ thấp đến cao như sau:

Đa dạng hóa cơ cấu cây trồng: Sản xuất nông nghiệp của địa phương hiện nay chủ yếu ở quy mô nhỏ hộ gia đình và cây lúa đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản xuất, đặc biệt là hiệu qủa sản xuất lúa đang có xu hướng giảm dần và thu nhập của các hộ trồng lúa thường thấp hơn nhiều so với hộ sản xuất lúa kết hợp với trồng rau, màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên, tốc độ đa dạng hóa các cây trồng của địa phương trong thời gian qua diễn ra còn chậm, đòi hỏi phải có những giải pháp tác động theo hướng cơ bản sau:

- Nhóm cây rau đậu: Chọn tạo hoặc nhập nội các giống mới có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng; ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật, nhất là công nghệ cao vào sản xuất để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đảm bảo được các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm; tổ chức tốt khâu tiêu thụ trong nước, từng bước tìm kiếm thị trường xuất khẩu đi đôi với đầu tư mở rộng và xây dựng mới các nhà máy chế biến rau quả.

- Nhóm cây màu và cây công nghiệp hàng năm (chủ yếu là ngô và đậu tương): Khuyến khích nông dân thay đổi tập quán canh tác thông qua hỗ trợ giá giống và kỹ thuật để nông dân chuyển một phần diện tích gieo trồng lúa sang trồng màu và cây công nghiệp hàng năm ở những nơi có nguồn nước tưới hạn chế, hỗ trợ vốn tín dụng, đổi mới công nghệ đối với các doanh nghiệp thu mua, chế biến các sản phẩm, chỉ nên mở rộng diện tích ở quy mô lớn khi có các doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nông dân.

Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp: Hướng chính là tạo sự thay đổi từ trồng trọt sang chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản thông qua phát triển mạnh các mô hình sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao hơn như: VAC, RVAC, RC, RA… Tuy nhiên, để các mô hình này phát triển cần quy hoạch vùng chuyển đổi tập trung và đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tạo điều kiện thuận lợi về thủ

tục pháp lý để hộ chuyển mục đích sử dụng đất; hỗ trợ vốn tín dụng với thời gian và lãi suất vay phù hợp với từng mô hình sản xuất.

a d ng hóa d ch v nông nghi p

Đ ạ ị ụ ệ : H ng chính l y m nh phátướ à đẩ ạ

tri n các d ch v v gi ng, t i tiêu, c gi i hóa, b o v th c v t v thú y, sể ị ụ ề ố ướ ơ ớ ả ệ ự ậ à ơ

ch , b o qu n v tiêu th s n ph m nông nghi p thông qua th c hi n ch ngế ả ả à ụ ả ẩ ệ ự ệ ươ

trình phát tri n gi ng cây con, ch ng trình phát tri n c gi i hóa nôngể ố ươ ể ơ ớ

nghi p v ch ng trình phát tri n ng nh ngh v d ch v nông thôn.ệ à ươ ể à ề à ị ụ

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, hđh trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w