Yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng CNH,

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, hđh trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 29 - 31)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

1.3.3. Yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng CNH,

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải phát huy tối đa lợi thế vùng kinh tế

Nông nghiệp trên địa bàn huyện là một bộ phận của nền nông nghiệp cũng như nền kinh tế nói chung của tỉnh, của vùng và cả nước. Do đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn phải gắn kết với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, của vùng và của cả nước về mục tiêu, phương hướng và giải pháp.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải kết hợp giữa truyền thống và hiện đại

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, một mặt phải kế thừa những kinh nghiệm truyền thống, bao gồm cả ngành nghề truyền thống ở nông thôn, nông nghiệp lúa nước, kinh nghiệm thâm canh cây trồng, vật nuôi, giống cây đặc sản… Mặt khác, phải tiếp cận với xu thế hiện đại của thế giới và khu vực, thực hiện phương châm “đi tắt đón đầu”, nhanh chóng ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và quy trình công nghệ tiên tiến vào phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn với hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội

Một cơ cấu kinh tế hợp lý phải là cơ cấu đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế và xã hội cao. Trong điều kiện kinh tế thị trường, sản xuất chỉ có thể tồn tại được khi sản phẩm có khả năng cạnh tranh, hay nói cách khác sản xuất phải đạt hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế không phải bao giờ cũng

thống nhất với hiệu quả xã hội. Do vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp không chỉ tính đến hiệu quả về mặt kinh tế mà còn phải tính đến hiệu quả về mặt xã hội, phải được đo lường bằng các chỉ tiêu tổng hợp, cả về kinh tế và công bằng xã hội.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với công nghiệp hóa, đô thị hóa và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn

Xu hướng và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải phù hợp với xu hướng và tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa và phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn trong từng giai đoạn. Mối tương quan xuất phát từ thực tế ở nước ta và kinh nghiệm của các nước: Công nghiệp hóa, đô thị hóa và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn vừa tạo ra điều kiện vật chất, vừa thu hút lao động dư thừa của khu vực này trong quá trình CNH, HĐH.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn với nền kinh tế mở và hội nhập quốc tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn phải phù hợp với xu hướng hội nhập và mở cửa với thế giới và khu vực. Yêu cầu trên còn là cơ sở để hình thành các giải pháp xây dựng cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn hợp lý trong giai đoạn hiện nay.

1.3.4. Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế tới thay đổi kinh tế xã hội nông thôn

- Tác động tới lực lượng sản xuất nông thôn

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có tác động lớn đến trình độ, kỹ năng của người lao động, tập quán canh tác, ngành nghề truyền thống cũng chi phối mạnh mẽ đến bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu sản phẩm ở mỗi vùng, mỗi địa phương. Các nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ cũng tác động tích cực tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH tất yếu phải phát triển lực lượng

sản xuất, trong đó lực lượng lao động là nhân tố hàng đầu. Chỉ có đội ngũ lao động với chất lượng cao, cơ cấu hợp lý mới có khả năng tiếp thu được khoa học công nghệ, nhất là công nghệ tin học, sinh học để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

- Tác động tới quan hệ sản xuất nông thôn

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, hđh trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w