Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, hđh trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 77 - 78)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

3.1.2. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi sang những cây, con có năng suất, chất lượng và giá trị cao. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi tốc độ đô thị hoá của huyện diễn ra nhanh, một số diện tích đất nông nghiệp chuyển sang sử dụng vào mục đích khác như phát triển công nghiệp, dịch vụ và xây dựng khu công nghiệp…

- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành trồng trọt, trên cơ sở kết hợp giữa tăng vụ với chuyển vụ và đa dạng hoá nhanh các loại cây màu có giá trị kinh tế cao, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất tập trung, đặc biệt là các loại rau, màu theo hướng an toàn và bền vững môi trường. Hướng điều chỉnh cơ cấu sản xuất các ngành là giảm dần diện tích canh tác lúa; mở rộng quy mô diện tích cây ăn trái và diện tích nuôi trồng thủy sản (chủ yếu là tăng diện tích nuôi thủy sản kết hợp với sản xuất nông nghiệp).

- Quy hoạch vùng chăn nuôi gia cầm tập trung theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp tại các xã Xuân Thành, Xuân Minh, Xuân Sơn, Xuân

Hoà... Đồng thời phát triển mạnh ngành chăn nuôi, trong đó chú trọng phát triển đàn lợn.

- Xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất lúa chất lượng cao gắn với việc hình thành các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo quy trình khép kín các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, từ khi xuống giống đến khi thu hoạch và tiêu thụ nông sản ở các xã Hạnh Phúc, Xuân Thành, Thọ Nguyên, Thọ Trường. Phát triển vùng sản xuất đa canh theo mô hình 2 vụ lúa + 1 Ngô, đậu, dưa, ớt…tại các xã Xuân Hoà, Thọ Trường…

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, hđh trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w