Tạo vốn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, hđh trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 90 - 95)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

3.2.4. Tạo vốn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Tăng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế để đảm bảo vốn cho phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là vốn sản xuất của hộ nông dân để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở huyện là một yêu cầu cấp thiết, nhất là trong điều kiện khả năng khai thác tiềm năng tự nhiên để mở rộng quy mô sản xuất và lợi thế về nguồn lao động với giá rẻ của địa phương đang giảm dần. Trong những năm qua, vốn đầu tư cho nông nghiệp của địa phương chủ yếu được huy động từ ngân sách nhà nước, vốn của hộ gia đình nông dân và vốn tín dụng. Trong những năm tới, ngoài việc tiếp tục tăng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, kể

cả ngân sách Trung ương, tỉnh và địa phương, cần đa dạng hóa các nguồn đầu tư từ các thành phần kinh tế, nhất là từ khu vực dân doanh bằng giải pháp chủ yếu sau:

- Mở rộng nguồn vốn đầu tư tín dụng từ các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn thông qua việc tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, đưa hệ thống tín dụng khu vực nông thôn hoạt động theo cơ chế thị trường, không phân biệt giữa các thành phần kinh tế, tiến hành cho vay theo dự án đầu tư, từng bước giảm dần tín dụng ưu đãi, tăng tín dụng với lãi suất linh hoạt theo diễn biến của thị trường.

- Có cơ chế để các tổ chức chính trị - xã hội làm trung gian tín dụng, vì các tổ chức này không chỉ tổ chức cho vay đúng mục đích, đúng đối tượng, mà còn giúp các hộ vay vốn về kinh nghiệm và kiến thức sản xuất kinh doanh.

- Thúc đẩy mở rộng hình thức liên kết tay ba giữa “Doanh nghiệp - Tổ chức tín dụng - Nông dân” trong việc cho nông dân vay vốn sản xuất nhằm giảm bớt các thủ tục vay vốn còn đang bất cập.

- Tổ chức tốt mạng lưới cho vay ngay tại khu vực dân cư, chú trọng những nơi kinh tế phát triển, nhất là ở thị trấn, các khu trung tâm xã để bảo đảm việc cho vay, thanh toán và hướng dẫn sử dụng vốn thuận lợi và hiệu quả.

- Tạo lập môi trường để thúc đẩy các tổ chức tín dụng chủ động tiếp cận khách hàng, đổi mới phong cách phục vụ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu đầu tư của nông dân, nhất là vào các thời điểm bắt đầu vụ sản xuất và thu hoạch cao điểm.

- Tạo điều kiện đa dạng hóa các hình thức cho vay, trong đó chú trọng mở rộng các hình thức cho vay không phải thế chấp, tăng vốn vay trung hạn và dài hạn với lãi suất thấp và thời gian phù hợp với chu kỳ sản xuất nông nghiệp của từng loại cây trồng, vật nuôi.

- Thực hiện chính sách cho vay theo nhóm đối tượng ngành nghề, trong đó ưu tiên cho các nhóm ngành nghề mà huyện có chủ trương khuyến khích phát triển, nhất là các cây trồng, vật nuôi nằm trong các vùng dự án phát triển nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

- Tạo khung khổ pháp lý, chính sách để các tổ chức tài chính - tín dụng mở rộng tài trợ cho doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại trong nông nghiệp, nông thôn dưới hình thức cho thuê tài chính nhằm giảm bớt khó khăn về tài sản thế chấp, khuyến khích người vay đầu tư máy móc và công nghệ tiên tiến, đồng thời hạn chế rủi ro đối với người cho vay.

- Khuyến khích nông dân tiêu dùng tiết kiệm, tăng tích lũy vốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp thông qua thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án hỗ trợ nông dân nâng cao thu nhập, nhất là đối với các hộ nghèo.

- Khuyến khích các doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản cho nông dân theo phương thức ứng vốn trước, thu hồi sản phẩm sau; từng bước mở rộng hình thức liên kết, liên doanh giữa doanh nghiệp với nông dân thông qua các hình thức góp vốn bằng đất hoặc cho doanh nghiệp thuê đất và hợp đồng sản xuất theo yêu cầu của doanh nghiệp.

- Thực hiện có hiệu quả phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" trong việc đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn để tăng khả năng huy động vốn trong dân.

- Tạo môi trường đầu tư thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.

- Các ngành và các xã, thị trấn sớm tiến hành lập các dự án đầu tư xây dựng các tiểu vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi, nhất là các tiểu vùng sản xuất nguyên liệu chế biến.

- Đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục quản lý đầu tư, nhất là thủ tục cấp và giao đất; giảm tiền thuê đất và miễn giảm

thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp cao hơn so với các lĩnh vực khác.

- Tăng cường liên kết, liên doanh giữa các huyện trong tỉnh và với các tỉnh trong vùng, đầu tư phát triển nông nghiệp.

Tăng cường xúc tiến các chương trình hợp tác và tranh thủ các nguồn đầu tư, kể cả nguồn vốn tài trợ vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp thông qua một số giải pháp cơ bản sau đây:

- Sớm xây dựng danh mục các chương trình, dự án kêu gọi đầu tư có tính khả thi cao kèm theo hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư cụ thể. Các lĩnh vực ưu tiên kêu gọi đầu tư, bao gồm: Phát triển nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi, sản xuất và cung ứng giống, phát triển công nghệ sau thu hoạch, bảo quản và công nghiệp chế biến.

- Đổi mới phương thức vận động, xúc tiến đầu tư, vì các huyện trong tỉnh Thanh Hoá có tiềm năng và lợi thế gần như giống nhau, nếu như từng huyện nỗ lực vận động, xúc tiến đầu tư thì hiệu quả mang lại sẽ không cao, mà cần phải có sự liên kết, hợp tác xây dựng, quảng bá sâu rộng hình ảnh chung về môi trường đầu tư của toàn tỉnh và từng lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư.

- Hoàn thiện và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, tạo sự thống nhất, đồng bộ từ Trung ương, tỉnh và xuống địa phương.

- Chú trọng công tác cán bộ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư và nhu cầu sử dụng lực lượng lao động có tay nghề của các doanh nghiệp.

Đổi mới cơ cấu vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đổi mới cơ cấu vốn đầu tư theo hướng giảm dần tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp từ nguồn ngân sách nhà nước, tăng dần tỷ trọng vốn đầu tư gián tiếp từ hệ thống tín dụng và các nguồn đầu tư từ các

thành phần kinh tế, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư bằng các giải pháp cụ thể sau:

- Đối với ngân sách nhà nước: Rà soát, loại bỏ các công trình dự kiến đầu tư kém hiệu quả, tập trung đầu tư cho các công trình mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao và các lĩnh vực mà các thành phần kinh tế ít tham gia đầu tư như: Đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến, kho chứa, các chợ trung tâm buôn bán nông sản và cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn (thủy lợi, giao thông, điện) đối với các vùng chuyển đổi cơ cấu sản xuất, vùng sản xuất tập trung, vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu. Đầu tư hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu, khuyến nông, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, mua sắm máy móc phục vụ cơ giới hoá để nâng cao năng suất lao động và chất lượng nông sản, trong đó ưu tiên cho lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất và cung ứng giống, công nghệ thu hoạch, sau thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản.

- Đố ớ ội v i h gia ình v kinh t t p thđ à ế ậ ể: V n u t t khu v c h giaố đầ ư ừ ự ộ

ình v kinh t t p th trong th i gian qua ch y u t p trung cho chi phí s n

đ à ế ậ ể ờ ủ ế ậ ả

xu t h ng n m. H ng t i, khuy n khích h gia ình v các h p tác xã t ngấ à ă ướ ớ ế ộ đ à ợ ă

u t mua s m máy móc, thi t b ph c v c gi i hóa nông nghi p v s ch

đầ ư ắ ế ị ụ ụ ơ ớ ệ à ơ ế

nông s n h ng hóa; tham gia u t , qu n lý, v n h nh v khai thác các côngả à đầ ư ả ậ à à

trình cung c p i n, giao thông, th y l i quy mô v a v nh phù h p v iấ đ ệ ủ ợ ở ừ à ỏ ợ ớ

n ng l c t ch c v trình qu n lý; h tr h gia ình v h p tác xã xâyă ự ổ ứ à độ ả ỗ ợ ộ đ à ợ

d ng ph ng án s n xu t - kinh doanh có tính kh thi cao, phù h p v i khự ươ ả ấ ả ợ ớ ả

n ng v n v trình qu n lý v n; nâng cao trình qu n lý s n xu t - kinhă ố à độ ả ố độ ả ả ấ

doanh v nghi p v qu n lý v n cho cán b h p tác xã v ch h ; t ng c ngà ệ ụ ả ố ộ ợ à ủ ộ ă ườ

ho t ng tín d ng trong h p tác xã huy ng v n nh n r i c a xã viênạ độ ụ ợ để độ ố à ỗ ủ

cho u t phát tri n s n xu t nông nghi p; khuy n khích các h có quy môđầ ư ể ả ấ ệ ế ộ

s n xu t l n, có n ng l c v v n th nh l p doanh nghi p, các h còn l iả ấ ớ đủ ă ự ề ố à ậ ệ ộ ạ

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, hđh trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w