6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
2.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
Huyện Thọ Xuân nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa đồng bằng và vùng miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hoá với toạ độ địa lý từ 19050’ đến 20000’ vĩ độ Bắc và 105025’đến 105030’ kinh độ Đông. Huyện Thọ Xuân có tổng diện tích tự nhiên là 30.010,14 ha. Huyện có 38 xã và 3 thị trấn, trong đó có 5 xã miền núi.
Huyện Thọ Xuân có Quốc lộ 47 đi qua từ huyện Triệu Sơn chạy về phía Tây Bắc qua huyện lỵ Thọ Xuân rồi theo hướng Tây nối với khu công nghiệp Lam Sơn và nối với đường Hồ Chí Minh. Dọc theo đê sông Chu có đường ô tô, mà trước đây gọi là quốc lộ 47, qua khu di tích Lịch sử Lê Hoàn đi về huyện lỵ Thiệu Hoá và gặp Quốc lộ 45.
Đường Hồ Chí Minh, với 12,8 km trên đất Thọ Xuân qua thị trấn Lam Sơn, nối thị trấn Lam Sơn với các huyện lỵ Phố Cống huyện Ngọc Lặc, Yên Cát huyện Như Xuân, đi huyện lỵ Thường Xuân, nối thành phố Thanh Hoá bằng Quốc lộ 47. Quốc lộ và tỉnh lộ cùng các đường liên xã, liên thôn tạo ra mạng lưới giao thông hoàn chỉnh. Trên địa bàn huyện Thọ Xuân còn có sân bay Sao Vàng.
Thọ Xuân được chia làm hai vùng cơ bản: vùng trung du và vùng đồng bằng
- Vùng trung du: Gồm 13 xã nằm về phía Tây Bắc và Tây Nam của huyện. Đây là vùng đồi thoải có độ cao từ + 15m đến + 150m, thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, lâm nghiệp....
Toàn vùng có 17.988,63 ha chiếm 59,94% diện tích toàn huyện, vùng này được chia thành hai tiểu vùng:
Tiểu vùng đồi núi thấp bao quanh phía Tây Bắc của huyện gồm 6 xã: Thọ Lập, Xuân Thiên, Xuân Châu, Quảng Phú, Thọ Minh, Xuân Lai; địa hình có độ cao từ 15m - 150m.
Tiểu vùng đồi bao quanh phía Tây Nam của huyện có 7 xã: Thị trấn Sao Vàng, Thọ Xương, Xuân Phú, Xuân Thắng, Xuân Bái, Xuân Sơn và thị trấn Lam Sơn; địa hình có độ cao từ 20m đến 150m.
Địa hình phức tạp, có nhiều đồi thấp bát úp, xen kẽ với đất trồng lúa.
- Vùng đồng bằng: Gồm 27 xã, 1 Thị trấn nằm hai phía tả ngạn và hữu ngạn sông Chu, có độ cao từ 6m - 17m. Diện tích tự nhiên toàn vùng 12.021,51 ha chiếm 36,67% diện tích toàn huyện. Vùng này được chia thành 2 tiểu vùng.
Tiểu vùng hữu ngạn sông Chu gồm 18 xã: Xuân Khánh, Thọ Nguyên, Xuân Thành, Hạnh Phúc, Thị trấn Thọ Xuân, Tây Hồ, Bắc Lương, Nam Giang, Xuân Phong, Thọ Lộc, Xuân Quang, Xuân Trường, Xuân Giang, Xuân Hoà, Thọ Hải, Thọ Diên, Xuân Sơn, Xuân Hưng địa hình có độ cao từ 6m - 17m, nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Tiểu vùng tả ngạn sông Chu gồm 9 xã: Phú yên, Xuân Yên, Xuân Bái, Xuân Minh, Xuân Lập, Xuân Tân, Xuân Vinh, Thọ Trường, Thọ Thắng; địa hình có độ cao từ 6m - 15m.
Nhìn chung, địa hình Thọ Xuân ở vị trí chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du Thanh Hoá, địa hình cao hơn vùng trung du từ 50m - 100m và cao hơn vùng đồng bằng từ 4m - 6m. Địa hình đa dạng có tác động lớn đến việc
bố trí khu dân cư, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bố trí vùng chuyên canh và thâm canh lớn, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, tạo tiền đề cho phát huy lợi thế, phát triển nền kinh tế phong phú, đa dạng.
2.1.1.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn
Nhiệt độ không khí bình quân năm 23,40C; Trung bình năm cao 26,70C; Trung bình năm thấp 20,30C; Nhiệt độ cao tuyệt đối 41,10C; Thấp tuyệt đối 4,10C. Biên độ nhiệt ngày - đêm 6,60C.
Độ ẩm không khí bình quân năm 86%; trung bình năm cao 97%, trung bình năm thấp 60%. Độ ẩm không khí thấp tuyệt đối 18%.
Lượng mưa bình quân năm 1.642 mm; Năm cao nhất 2.947mm; Năm thấp nhất 1.459mm. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9: 375mm; Tháng có lượng mưa nhỏ nhất là tháng: 2mm. Mùa mưa chính: Từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 85% lượng mưa cả năm, tập trung chủ yếu ở các tháng 8, 9, 10. Lượng mưa 3 tháng này chiếm 50% - 60% lượng mưa cả năm và thường gây ra lũ lụt.
Từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau là mùa khô, tổng lượng mưa các tháng này khoảng 105mm - 180mm. Chiếm 10% - 15% lượng mưa cả năm.
T t c nh ng c i m th i ti t trên nên công tác phòng ch ng bão l t,ấ ả ữ đặ đ ể ờ ế ố ụ
ch ng úng, ch ng xói mòn, r a trôi t, b trí c c u cây tr ng thích h pố ố ử đấ ố ơ ấ ồ ợ
theo mùa . C n … ầ đượ ưc l u ý c bi t h n.đặ ệ ơ
2.1.1.3. Tài nguyên đất, rừng, khoáng sản a. Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra bổ sung xây dựng bản đồ đất của Đoàn đo đạc bản đồ và quy hoạch sở địa chính Thanh Hoá năm 2001, đất nông nghiệp của Huyện Thọ Xuân. Được chia thành 4 nhóm chính sau:
- Nhóm đất xám: Agrsols, có diện tích: 8.931,0 ha; - Nhóm đất phù sa: Fluvisols, có diện tích: 15.893,2 ha; - Nhóm đất đỏ: Fersalsols, có diện tích: 809,1 ha;
- Nhóm đất tầng mỏng: Leptosls, có diện tích: 627,3 ha.
b. Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng của Thọ Xuân chủ yếu là rừng trồng mới được khôi phục, động vật hầu như không có. Kết quả kiển tra rừng năm 2013, Thọ Xuân có 2.799,62 ha rừng, trong đó đất rừng sản xuất là 2672,84 ha, đất rừng phòng hộ 107,78 ha, đất rừng đặc dụng 19,0 ha. Hiện tại đất đồi núi chưa sử dụng đang tiếp tục được khai thác để trồng cây lâm nghiệp vào năm tới là 2.688,6 ha, trong đó có khoảng 600 ha có độ dốc > 150 và > 200 có thể khai thác trồng cây ăn quả.
Trữ lượng rừng 12.391 m3 trong đó: Bạch đàn 9349 m3, xà cừ và lim 468 m3 và gần 100 triệu cây tre, nứa, luồng đều có cấp tuổi 2 năm.
c. Tài nguyên du lịch
Tiềm năng du lịch Thọ Xuân khá phong phú, nhưng chưa được sắp xếp, khai thác có hiệu quả. Khu Lam Kinh đang được đầu tư, tôn tạo tầm cỡ quy mô quốc gia có thể cùng huyện bạn xây dựng, tạo lập mạng lưới du lịch sinh thái ở các địa danh lịch sử nổi tiếng như Lũng Nhai, Chí Linh...và ở các địa danh khác ở huyện Thọ Xuân.
Đến Thọ Xuân ta có thể tìm hiểu cội nguồn của “địa linh nhân kiệt” cho nên việc khôi phục đền thờ, lễ hội Lê Hoàn và các di tích của tỉnh, các lễ hội truyền thống làng xã theo tuyến. Từ Lam Kinh về đền thờ Lê Hoàn có thể tạo ra “tour” du lịch các di tích lịch sử nổi tiếng Lam Kinh, đền thờ Lê Hoàn, thành nhà Hồ (Vĩnh Lộc) và ngược lại.
d. Tài nguyên nhân văn
Thọ Xuân là huyện có bề dày lịch sử, văn hoá cách mạng với 25 di tích được xếp hạng, trong đó 7 di tích Quốc gia và 18 di tích cấp tỉnh. Thọ Xuân, mảnh đất sản sinh ra nhiều Anh hùng dân tộc kiệt xuất nổi tiếng như: Lê Hoàn, vị vua thời Tiền Lê đã đóng góp nhiều công lao cho dân tộc và Lê Lợi
người làm nên cuộc kháng chiến chống quân Minh, lập ra triều đại Hậu lê phát triển, hưng thịnh trong lịch sử Việt Nam.
Thọ Xuân là nơi có nhiều lễ hội truyền thống: Lễ hội Lê Hoàn 8/3 Âm lịch, lễ hội Lam Kinh 22/8 Âm lịch được tổ chức quy mô lớn, hàng vạn lượt người trên mọi miền Tổ Quốc về dự, ngoài ra còn có nhiều lễ hội quy mô cấp xã. Thọ Xuân cũng là mảnh đất có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như; Bánh gai Tứ Trụ, 12 Xứ Láng trồng dâu nuôi tằm, quay tơ dệt lụa, thổ cẩm Xuân Phú, nón lá Thọ Lộc, cót Bát Căng...