Thực hiện dự toán.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị tài chính HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH LINH (Trang 29 - 31)

a, Phân bổ dự toán.

Trên cơ sở dự toán thu chi được giao, các cơ quan nhà nước, các đơn vị dự toán cấp I ở trung ương và địa phương lập phương án phân bổ, giao nhiệm vụ thu chi cho các đơn vị trực thuộc. Dự toán chi giao cho đơn vị được phân bổ theo thứ tự các nhóm mục chi: chi thanh toán cho cá nhân, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm sửa chữa, chi khác. Phương án phân bổ chi dự toán gửi cơ quan tài chính cùng cấp để thẩm tra. Nội dung thẩm tra bao gồm:

Thẩm tra tính chính xác giữa số phân bổ với dự toán được giao.

Thẩm tra việc áp dụng các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi.

Qua thẩm tra cơ quan tài chính có thể yêu cầu cơ quan phân bổ điều chỉnh lại số liệu cho phù hợp với nội dung thẩm tra. Nếu có sự không thống nhất giữa cơ quan tài chính và cơ quan phân bổ trong việc điều chỉnh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ (đối với cơ quan, đơn vị trung ương) và Ủy ban nhân dân (đối với cơ quan, đơn vị địa phương) quyết định.

Cơ quan tài chính chịu trách nhiệm thông báo kết quả thẩm tra bằng văn bản đến cơ quan phân bổ ngân sách. Trên cơ sở thông báo kết quả thẩm tra của cơ quan tài chính, các cơ quan Nhà nước, các đơn vị dự toán cấp I ở trung ương và địa phương quyết định giao dự toán thu chi cho các đơn vị trực thuộc, đồng thời gửi quyết định cho cơ quan tài chính và cơ quan Kho bạc Nhà nước để tổ chức thực hiện.

Căn cứ dự toán được giao, căn cứ nhu cầu chi tiêu, các đơn vị dự toán ở trung ương và địa phương lập dự toán thu chi quý, có chia ra tháng gửi cơ quan Kho bạc Nhà nước và cơ quan quản lý cấp trên. Cơ quan quản lý cấp trên tổng hợp dự toán, gửi cơ quan tài chính cùng cấp.

Cơ quan tài chính căn cứ nhu cầu chi tiêu của đơn vị, căn cứ vào khả năng tập trung nguồn thu, lập phương án điều hành ngân sách quý, đảm bảo nguồn để đáp ứng nhu cầu chi của đơn vị dự toán. Phương án được gửi đến cơ quan Kho bạc Nhà nước để phối hợp thực hiện. Trường hợp nguồn thu không đáp ứng được nhu cầu chi, cơ quan tài chính thực hiện biện pháp tạm ứng theo quy định hiện hành.

Các khoản tạm ứng nếu vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chi, cơ quan tài chính phải đảm bảo nguồn chi trả các khoản chi về tiền lương, các khoản chi cấp thiết để đảm bảo hoạt động cho đơn vị, đồng thời có thể yêu cầu cơ quan Kho bạc Nhà nước tạm dừng thanh toán các khoản chi mua sắm sửa chữa nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị.

c, Tổ chức chi ngân sách.

Căn cứ phương án điều hành ngân sách Nhà nước hàng quý do cơ quan tài chính thông báo, căn cứ vào nhu cầu chi quý của đơn vị dự toán, cơ quan Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm lập kế hoạch nguồn vốn, kế hoạch chi trả thanh toán để phục vụ nhu cầu chi của đơn vị dự toán.

Căn cứ nhu cầu chi quý đã gửi cơ quan Kho bạc Nhà nước, căn cứ nhu cầu chi thực tế, đơn vị dự toán lập giấy rút dự toán ngân sách, kèm theo hồ sơ thanh toán gửi cơ quan Kho bạc Nhà nước.

Cơ quan Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm kiểm tra hồ sơ thanh toán, đối chiếu với dự toán của đơn vị, nếu hội đủ điều kiện theo quy định, thực hiện chi trả thanh toán các khoản chi.

Khi rút kinh phí để chi tiêu, đơn vị dự toán và cơ quan Kho bạc Nhà nước phải hạch toán đúng mục chi theo Mục lục ngân sách Nhà nước, trong phạm vi tổng mức của nhóm mục chi ghi trong dự toán giao cho đơn vị. Trường hợp cần điều chỉnh giữa các nhóm mục, đơn vị phải báo cáo cho cơ quan quản lý cấp trên sau khi thống nhất với cơ quan tài chính.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị tài chính HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH LINH (Trang 29 - 31)