Tăng cường quản lý ngân sách kết hợp với tăng cường công tác thanh kiểm tra.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị tài chính HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH LINH (Trang 68 - 69)

CHƯƠNG III: NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA

3.2.2 Tăng cường quản lý ngân sách kết hợp với tăng cường công tác thanh kiểm tra.

công tác thanh kiểm tra.

Một trong những yêu cầu trong quản lý NSNN nói chung và quản lý chi thường xuyên là phải công khai, minh bạch ngân sách nhằm tạo điều kiện thực hiện quyền kiểm tra, kiểm soát và giám sát của các cơ quan chức năng; thực hiện quy chế dân chủ nhằm đẩy lùi những hiện tượng tham nhũng, tiêu cực. Thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách phải quản lý, sử dụng ngân sách theo đúng chế độ, tiêu chuẩn Nhà nước quy định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những khoản chi tiêu sai chế độ, chi tiêu vượt dự toán, không đúng mục đích, gây lãng phí thất thoát. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong khâu lập dự toán: Phòng Tài chính kế hoạch phải yêu cầu và theo dõi các đơn vị trực thuộc lập dự toán kinh phí phải lập theo đúng trình tự, phương pháp và các văn bản hướng dẫn của cơ quan tài chính hay không. Kiểm tra, xem xét các đơn vị lập dự toán có đúng yêu cầu và bám sát với tình hình thực tế, có tính đến những biến động có thể xảy ra trong năm kế hoạch. Tùy theo những sai phạm của các đơn vị mà cần có hình thức kỷ luật thích hợp, nghiêm khắc.

Trong công tác cấp phát ngân sách: Cần cắt giảm những khoản chi không cần thiết trong quản lý hành chính mà chủ yếu là các khoản chi thanh toán dịch vụ công cộng, hội nghị, công tác phí. Đây là những khoản chi rất dễ gây lãng phí, thất thoát NSNN trên thực tế, do đó càng cần phải bám sát định mức tiêu chuẩn do Nhà nước quy định. Đối với những khoản chi không có định mức tiêu chuẩn cụ thể thì cần phải xây dựng những tiêu

chuẩn đánh giá kết quả công việc, trên cơ sở đó thực hiện cấp phát, thanh toán một cách có hiệu quả. Quá trình cấp phát phải đảm bảo đầy đủ, kịp thời, nhanh chóng và phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan ban ngành, các đơn vị có liên quan.

Trong khâu quyết toán NSNN: Cơ quan cấp trên có trách nhiệm kiểm tra và duyệt quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới. Khi lập và tổng hợp cũng như phê duyệt quyết toán các khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn phải được loại ra để xử lý theo quy định. Phòng Tài chính với nhiệm vụ thẩm định quyết toán, trong quá trình thẩm định nếu phát hiện sai sót thì có quyền yêu cầu cơ quan duyệt quyết toán điều chỉnh lại cho đúng và xử lý vi phạm theo quy định của Nhà nước. Cần tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát để giữ vững kỷ cương, kỷ luật tài chính, thúc đẩy sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn lực NSNN. Bên cạnh việc thanh tra, kiểm tra, giám sát một cách thường xuyên, cần có kế hoạch tiến hành cụ thể, đột xuất hoặc định kỳ nhằm phát hiện các sơ hở của chế độ, chính sách để kiến nghị hoàn thiện, đồng thời ngăn chặn và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm Luật NSNN ở các đơn vị, các cấp.

Tăng cường hệ thống thông tin quản lý thông suốt giữa các cấp, đảm bảo chất lượng thông tin trung thực, chính xác, kịp thời.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị tài chính HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH LINH (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w