CHƯƠNG III: NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA
3.1.1 Công tác quản lý chi NSNN và quản lý chi thường xuyên.
Với mục tiêu phát triển kinh tế, tiếp tục công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thì việc quản lý chi càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong những năm tiếp theo mục tiêu đặt ra là:
Điều chỉnh, cơ cấu lại chi ngân sách nhằm cắt bỏ nhiều khoản chi có tính chất bao cấp để hoàn thành cơ cấu ngân sách lành mạnh. Cần quản lý, rà soát các nguồn thu từ đó có cơ sở vững chắc để phân bổ nguồn chi hợp lý và đạt được hiệu quả cao hơn.
Chi ngân sách phải đảm bảo thực hiện và đạt được hiệu quả cao có thể trong việc thực hiện một số chính sách mục tiêu kinh tế. Chi đầu tư kinh doanh phải trọng tâm trọng điểm, tăng cường thêm nhiều cơ sở hạ tầng cho huyện nhà nhằm phát triển kinh tế xã hội .
Chi ngân sách cũng cần được sử dụng như một công cụ kích cầu, hỗ trợ kinh tế phát triển. Chi thường xuyên cũng phải được chú trọng nhưng số
chi không được lạm dụng mà cần có sự quản lý đồng bộ giữa lãnh đạo các đơn vị, ban ngành, Phòng Tài chính và KBNN nhằm thực hiện chi tiêu tiết kiệm hiệu quả.
Tổ chức tiến hành nghiên cứu quán triệt về Luật NSNN mới sửa đổi bổ sung và các nghị quyết, hướng dẫn, thông tư của Sở, Bộ và các cơ quan chủ quản, tổ chức hướng dẫn, phổ biến cho các đơn vị dự toán những luật như kế toán, thống kê, các quy định của pháp luật trong quản lý NSNN, kịp thời chấn chỉnh những yếu kém trong quản lý.
Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra giám sát việc thực hiện quản lý chi ngân sách ở các đơn vị dự toán. Phân bổ chi ngân sách hợp lý để tiếp tục một số chương trình trọng điểm của huyện, như cao tầng hoá trường học, hoàn thành phổ cập giáo dục, xoá đói giảm nghèo ở các xã vùng sâu, vùng xa…
Chính sách chi tiêu ngân sách nhà nước phải phục vụ việc định hướng chiến lược và kích thích các khu vực kinh tế trên địa bàn huyện, thực hiện chiến lược tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển về xã hội. Chi thường xuyên là một khoản chi lớn trong chi NSNN do đó trong công tác quản lý chi NSNN cũng phải coi trọng công tác quản lý chi thường xuyên. Trong chi thường xuyên thì khoản chi nào cũng quan trọng và phải đảm nhận những nhiệm vụ cụ thể.
Công tác giáo dục đào tạo rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, do đó trong cơ cấu chi thường xuyên ngân sách chi cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo phải không ngừng được tăng lên, nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập. Mở rộng việc đào tạo ngành nghề cho con em trong huyện.
Khoản chi cho y tế trong chi thường xuyên có một ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo sức khoẻ cho nhân dân trong những năm tiếp theo, phải
chú trọng đẩy mạnh truyền thống giáo dục sức khoẻ, hướng dẫn vệ sinh an toàn trong đời sống, đặc biệt là các vùng nông thôn. Thực hiện tốt phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh ngoài ra không ngừng bồi dưỡng đào tạo thêm chuyên môn nghiệp vụ để bổ sung cho các xã còn thiếu y, bác sỹ.
Chi cho quản lý hành chính là khoản chi dễ bị thất thoát, do đó công tác quản lý chi càng cần phải chú ý hơn. Việc kiểm tra giám sát cần phải làm chặt chẽ và thường xuyên hơn.
Chi cho văn hoá - xã hội cùng cần được tăng lên để đảm bảo đời sống tinh thần cho nhân dân toàn huyện đồng thời hỗ trợ thêm về vật chất cho những gia đình khó khăn, người có công với cách mạng.
Chú trọng chi sự nghiệp kinh tế, bố trí tăng so với những năm trước đây, tập trung cho những cho lĩnh vực nông nghiệp bên cạnh đó không quên đầu tư cho lâm, ngư nghiệp và thuỷ lợi. Thực hiện thêm nhiều chương trình hỗ trợ cho người nông dân như về giống, kỷ thuật …
Bên cạnh các khoản chi trên thì chi an ninh quốc phòng về cơ bản vẫn được giữ nguyên như những năm trước, tăng cường thêm dự phòng để đảm bảo yêu cầu chi nếu có sự cố xảy ra.
Tóm lại trong chi thường xuyên cần quán triệt yêu cầu tiết kiệm, chống lãng phí trong mua sắm sử dụng tài sản công và sử dụng NSNN. Triển khai thực tế nghiêm túc các quy định về tổ chức các ngày lể kỷ niệm, về xây dựng và mua sắm tài sản ở các cơ quan đơn vị. Thực hiện nguyên tắc ai quyết định chi tiêu sai chế độ gây lãng phí người đó phải chịu trách nhiệm.
Nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện trong những năm tiếp theo nói chung và tài chính NSNN nói riêng là rất nặng nề, đòi hỏi các cấp, các ngành phải phát huy nội lực, tranh thủ thời cơ, chủ động sáng tạo trong tổ chức thực hiện mới có thể hoàn thành nhiệm vụ để tạo đà thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội mà ĐH Đảng bộ huyện đã đề ra.