Rèn kĩ năng đọc diễn cảm theo đặc trưng thể loại

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4a2 trường tiểu học trưng nhị , thị xã phúc yên , tỉnh vĩnh phúc (Trang 72)

7. CẤU TRÚC KHĨA LUẬN

2.3. Rèn kĩ năng đọc diễn cảm theo đặc trưng thể loại

Kĩ năng đọc diễn cảm được bắt đầu đề cập từ lớp 4 đến lớp 12. Đọc diễn cảm cĩ thể diễn đạt cảm hiểu của mình qua giọng đọc. Lớp 4, 5 học sinh cĩ thể hiểu được nội dung của đoạn văn, hiểu được hàm ý trong câu, giá trị nghệ thuật của văn bản, và cĩ sự liên hệ với thực tế đời sống. Những kĩ năng này được rèn luyện cho học sinh trong suốt những năm học phổ thơng. Học sinh cần cĩ khả năng đọc và hiểu những gì mình đọc.

Đọc diễn cảm là việc đọc thể hiện kĩ năng làm chủ ngữ điệu để biểu đạt đúng ý nghĩa, tình cảm mà tác giả gửi gắm trong văn bản. Đọc diễn cảm phản ánh cách hiểu bài văn, bài thơ của người đọc..

Mỗi một thể loại văn bản phải cĩ cách đọc diễn cảm riêng. 2.3.1. Đọc diễn cảm các văn bản thơ

Muốn đọc diễn cảm các văn bản thơ học sinh phải nắm được các nhân tố giao tiếp trong văn bản để biết ai đang nĩi với ai, nĩi khi nào, ở đâu. Học sinh phải nhận biết các biện pháp tu từ, hình ảnh, chi tiết nghệ thuật để nhấn giọng khi thể hiện thì mới đọc được diễn cảm. Khi học sinh đã hình dung ra tất cả những gì cĩ trong văn bản, các em phải nhập vai vào người phát ngơn trong văn bản để người nghe cảm nhận được trở lại như người đọc cảm nhận.

67

Học sinh phải nắm được các thao tác sau: - Đọc rõ tiếng, rõ lời, đúng chính âm - Ngắt giọng biểu cảm

- Ngữ điệu phù hợp

- Thể hiện nét mặt, điệu bộ đúng với nhân vật trữ tình - Chú ý tốc độ và âm lượng

Các thao tác trên cĩ liên quan mật thiết khơng thể xem nhẹ thao tác nào mà phải kết hợp nhuần nhuyễn chúng với nhau.

2.3.1.1. Đọc rõ tiếng, rõ lời và đúng chính âm

Khi đọc các em phải phát âm rõ, phát âm theo đúng hệ thống chuẩn của tiếng Việt.

Ta thấy nội dung luyện đọc đúng âm vị ở mỗi vùng khác nhau giáo viên sẽ lựa chọn những từ ngữ cần thiết để luyện phát âm cho học sinh lớp mình.

- Lựa chọn phân biệt âm ch/tr

- Lựa chọn phân biệt âm l/n; x/s; r/d/gi…

2.3.1.2. Ngắt giọng biểu cảm

Trong thơ ca, ngồi việc dạy cho học sinh ngắt giọng đúng quan hệ ngữ pháp (ngắt giọng logic như đã trình bày trong phần 2.1.2) cịn cần dạy cho học sinh cách ngắt giọng căn cứ vào tình tiết, nhịp điệu (ngắt giọng thi ca), và yếu tố nghĩa cảm xúc của thơ. Vì vậy ta phải ngắt giọng biểu cảm để thể hiện được cảm xúc của nhân vật trữ tình và hình tượng trong bài thơ.

Ngắt giọng biểu cảm là phương tiện tác động trực tiếp đến người nghe. Nếu ngắt giọng logic thiên về trí tuệ thì ngắt giọng biểu cảm là chỗ ngừng, chỗ lắng, sự im lặng cĩ tác dụng truyền cảm, tập trung sự chú ý của người nghe vào sau chỗ ngừng gĩp phần tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao. Đây là sự ngắt giọng cĩ ý đồ nghệ thuật.

68

Ví dụ: Câu thơ cuối trong bài “Mẹ ốm” (TV4, T1) cần được ngắt: Mẹ/ là đất nước/ tháng ngày của con

Để cho hình ảnh thơ đẹp nhất, khái quát nhất về tình thương yêu vơ bờ bến, sự chăm sĩc của mẹ theo con suốt cả cuộc đời. Đồng thời cũng cho người nghe thấy hết được tình cảm yêu thương sâu sắc của tác giả đối với người mẹ đã vất vả nuơi con khơn lớn thành người.

Cũng cần lưu ý học sinh trong một số trường hợp cĩ thể cần phải phá vỡ các quan hệ ngữ pháp để tạo ra một cách ngắt nhịp hiệu quả hơn, đem đến cho người nghe sự nhẹ nhàng, êm ái trong giai điệu của những vần thơ chứa đầy chất nhạc.

Ví dụ: “Đất xanh tre/ mãi xanh màu tre xanh” (“Tre Việt Nam”, TV4, T1)

Làm cho câu thơ trải dài trong những rặng tre, đất được trồng nhiều tre, tất cả như bạt ngàn màu xanh của tre.

Hay nĩi cách khác, ngắt giọng biểu cảm cịn thể hiện ở sự lựa chọn cách ngắt nhịp đúng, một cách ngắt nhịp cĩ hiệu quả hơn, ví dụ chọn cách ngắt: Bè đi/ chiều thầm thì// Gỗ/ lượn đàn thong thả// (Bè xuơi sơng La – TV4, T2) Mà khơng ngắt: Bè đi chiều/ thầm thì// Gỗ lượn đàn/ thong thả//

Để tạo ra ba cặp chủ vị làm cho hai câu thơ sống động hơn với nhiều đối tượng được miêu tả, nhiều hoạt động và để khơng hạn chế thời gian “bè đi” vào buổi chiều để tạo ra một kết hợp bất thường “chiều thầm thì” cho thời gian cất lên thành lời. Cũng như vậy ta chọn cách ngắt:

69

Sơng La/ ơi sơng La

để câu thơ trở nên mượt mà hơn với tiếng ngân dài tha thiết của từ ơi mà cách

ngắt nhịp 3/2 khơng cho phép, gây cảm xúc mạnh mẽ hơn với người nghe. Ta thấy rằng ngắt giọng là phương tiện truyền cảm rất cĩ hiệu quả. Nếu ngắt giọng tùy tiện thì nhịp điệu của bài thơ sẽ bị phá vỡ, khơng thể hiện được đầy đủ nội dung hoặc vẻ đẹp của bài thơ sẽ theo nghĩa khác.

2.3.1.3. Ngữ điệu phù hợp

Ngữ điệu đọc là dấu hiệu biến đổi về ngữ âm: tiết tấu giọng đọc, nhịp điệu đọc (dồn dập hay chậm rãi), cường độ đọc (to, nhỏ; nhấn mạnh hay lướt qua), Người ta chia ngữ điệu câu thành ngữ điệu xuống, ngữ điệu lên, ngữ điệu nhanh, mạnh và ngữ điệu yếu. Hoặc chia thành cường độ và cao độ như sau:

Cường độ: Trước khi nĩi đến việc sử dụng cường độ trong đọc diễn

cảm phải nĩi đến chuyện dạy đọc to. Khi đọc trước nhiều người, học sinh phải tính đến người nghe. Các em phải hiểu rằng, khơng chỉ đọc to cho mình nghe mà phải đọc cho các bạn và cơ giáo cùng nghe. Như vậy, phải đọc sao cho cả tập thể cùng nghe rõ. Cường độ đọc cĩ giá trị diễn cảm. Cường độ phối hợp với cao độ sẽ tạo ra giọng đọc vang hay giọng lắng. Ví dụ:

Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ Mẹ giã gạo mẹ nuơi bộ đội

Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng

(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - TV4, T2)

Khi đọc khơng ngắt bằng những phách mạnh mà dùng trường độ: hơi kéo dài giọng để tạo ra đường ranh giới ngắt nhịp, đồng thời phải đọc với giọng nhẹ nhàng tha thiết như một lời ru. Lời ru ấy chứa chan tình cảm yêu thương của người mẹ với đứa con thơ.

70

Cao độ: Nĩi đến việc sử dụng cao độ để đọc diễn cảm là muốn nĩi đến

những chỗ lên giọng, xuống giọng cĩ dụng ý nghệ thuật.

Ví dụ: (Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính – TV4, T2) là bài thơ rất giàu

nhạc điệu. Âm hưởng chính của khổ thơ thứ 3:

Khơng cĩ kính, ừ thì ướt áo Mưa tuơn, mưa xối như ngồi trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, giĩ lùa mau khơ thơi.

Là giọng vui tươi, thể hiện sự lạc quan, coi thường khĩ khăn, gian khổ của các chiến sĩ lái xe nên giọng đọc tồn đọan hơi cao, nhấn giọng ở các từ

ngữ: ừ thì ướt áo, mưa tuơn, mưa xối, chưa cần thay, mau khơ thơi.

Trọng âm: ngồi yếu tố cường độ và cao độ trọng âm gĩp phần quan

trọng tạo ra nhạc điệu trong thơ. Khi đọc, học sinh phải chú ý đến điều này. Đĩ là sự thay đổi thanh điệu, tức trọng âm dựa vào độ cao tương đối của tiếng thanh qua tần số dao động qua dây thanh hay cịn gọi là trọng âm.

Ví dụ: khi đọc câu thơ “Gỗ lượn đàn thong thả” (Bè xuơi sơng La – TV4, T2) thì trọng âm nhấn vào từ láy “thong thả”.

2.3.2. Đọc tác phẩm tự sự (.Truyện ngắn)

Truyện ngắn là hình thức ngắn của tự sự. Nội dung thể loại truyện

ngắn cĩ thể khác nhau, cĩ thể kể về một cuộc đời hay đoạn đời, một sự kiện hay một chốc lát trong cuộc sống nhân vật, nhưng cái chính của truyện ngắn khơng phải ở hệ thống sự kiện mà ở cái nhìn tự sự đối với cuộc đời.

Đọc diễn cảm truyện ngắn, gây được ấn tượng như ý muốn cịn khĩ khăn hơn cả kể truyện cổ tích. Nếu trong truyện cổ tịch bản thân nội dung và hình thức của nĩ đã mang sẵn một số phương tiện diễn cảm: sắc điệu thần bí của truyện thần thoại, ngữ điệu hội thoại sinh động… thì trong truyện ngắn những phương tiện ấy lại khác. Về cơ bản truyện ngắn cĩ tính hiện thực, tác

71

giả lựa chọn nội dung truyện trong thực tiễn đời sống xung quanh. Ngơn ngữ chủ yếu là ngơn ngữ hội thoại, vì thế khi trình bày phải sử dụng ngữ điệu phong phú và đa dạng để dựng lại bức tranh nghệ thuật đĩ.

Rất nhiều truyện ngắn thường cho ta biểu tượng về thị giác và thính giác. Tất cả những cái đĩ người đọc phải tự mình nhìn thấy, phải truyền đạt được ý định của người viết và học sinh phải thấy được hình ảnh sống qua bức tranh âm thanh. Đơi khi cĩ những truyện ngắn địi hỏi phải sử dụng nhiều nhịp độ giọng khác nhau, cĩ lúc phải đọc chậm, cĩ lúc đọc nhanh hơn. Như vậy người đọc phải hết sức chú ý đến nội dung tác phẩm và phải chuẩn bị kỹ lưỡng mới cĩ thể thể hiện hết tư tưởng của tác giả qua giọng điệu và ngữ điệu giọng của người đọc,

* Khi đọc truyện ngắn giáo viên cần chú ý học sinh ngắt, nghỉ hơi.

Ta biết rằng, phát âm sai làm cho văn bản mất đi tính hấp dẫn, nhưng nếu phát âm chuẩn mà ngắt, nghỉ khơng đúng chỗ cũng làm giảm đi cái hay của bài văn, bài thơ. Cĩ khi gây nên sự hiểu lầm về nghĩa trong ngơn từ văn bản đĩ.

Trong câu: “Bỗng/ từ trên cây cao gần đĩ,/ một con sẻ già cĩ bộ ức đen nhánh lao xuống như hịn đá/ rơi trước mõm con chĩ//.”

(Con sẻ - TV4, T2, Tr.90)

Cách ngắt nhịp đúng sẽ diễn tả đúng sự đột ngột khi con sẻ mẹ lao xuống để cứu sẻ con khi ngắt nhịp sau từ “bỗng” và ngắt nhịp trước từ “rơi” tăng thêm giá trị sự so sánh sức mạnh, sức nhanh của sẻ già khi lao xuống cứu con. Nếu khơng ngắt, nghỉ đúng như vậy thì sẽ hiểu sai nghĩa của câu văn. Sự so sánh hành động lao xuống của con sẻ giống như “hịn đá rơi” trước mõm con chĩ, làm giảm đi sự cao cả trong hành động xả thân vì sẻ con của sẻ mẹ. Cần đọc câu văn với giọng hồi hộp diễn tả sự bất ngờ của hành động, nhấn giọng ở các từ gợi tả hình ảnh “đen nhánh”, “lao xuống”.

72

Tương tự như trên, ta cũng cần phải biết ngắt hơi ở chỗ khơng cĩ dấu câu, nhưng chỗ đĩ là chỗ tách ý trong câu dài. Ví dụ.

“ Chợt / nĩ dừng chân và bắt đầu bị, tuồng như đánh hơi thấy vật gì.”

(Con sẻ - TV4, T2, Tr.90)

*Hướng dẫn học sinh biết thể hiện ngữ điệu, sự thay đổi tốc độ, cao độ, cường độ, trường độ...phù hợp với từng loại câu kể, câu hỏi, cảm cảm, câu khiến.

Ví dụ: Bài Tập đọc “ Ga - vrốt ngồi chiến lũy”(TV4, T1)

-Khi đọc đoạn miêu tả chi tiết thể hiện lịng dũng cảm của Ga – vrốt, giáo viên lưu ý học sinh thay đổi giọng đọc như sau :

“ Cậu làm trị gì đấy ? - Cuốc - phây - rắc hỏi ( Câu hỏi thể hiện sự ngạc nhiên )

Em nhặt cho đầy giỏ đây !( Câu cảm thể hiện sự bình tĩnh )

Cậu khơng thấy đạn réo à?( Câu hỏi như nhắc nhở Ga- vrốt khơng được liều mình)

Ga - vrốt trả lời :

Cĩ chứ nĩ rơi như mưa ấy. Nhưng làm sao nào ?( Khi đọc, lên giọng ở câu hỏi thể hiện sự hồn nhiên )

Cuốc –phây – rắc thét lên

Vào ngay!( Câu khiến thể hiện sự đề nghị, mệnh lệnh kèm sự lo lắng ) Tí ti thơi ! – Ga – vrốt nĩi ( thể hiện sự tinh nghịnh )

Với bài tập đọc là truyện kể, lời văn thiên về kể bởi tất cả các sự việc đều đã diễn ra và được xây dựng lại dưới con mắt của người kể chuyện. Chính vì thế cách cảm nhận cũng khơng giống như văn miêu tả.

Cho nên với thể loại văn xuơi này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nghiên cứu kĩ văn bản và đặt mình vào trong hồn cảnh của nhân vật, của

73

người viết. Cĩ giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện, đọc đúng lời của nhân vật và chuyển giọng linh họat cho phù hợp với từng nhân vật để làm rõ tính cách của nhân vật đĩ.

Ví dụ : Khi dạy bài “ Những hạt thĩc giống” Tiếng Việt 4 tập 1.

-Lời người dẫn chuyện : đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi. Thấp hơn lời nĩi của Vua và Chơm.

-Lời của Chơm lúc tâu Vua : Ngây thơ, lo lắng :

“ Tâu bệ hạ ! Con khơng làm sao cho thĩc nảy mầm được.”

-Lời nĩi của Vua lúc giải thích thĩc đã luộc kỹ : ơn tồn :

“ Trước khi phát thĩc giống ta đã cho luộc kỹ. lẽ nào thĩc ấy cịn mọc được ? Những xe thĩc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thĩc giống của ta !”

-Lời nĩi của Vua lúc khen ngợi Chơm, dõng dạc :

“ Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngơi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.”

Ví dụ: khi dạy bài: “Yết kiêu”-( TV4, T1)

Lời của các nhân vật cần cĩ giọng đọc khác nhau. cụ thể là:

+ Yết kiêu. thường nĩi với giọng trìu mến, nhưng cương quyết, khi nĩi với vua cĩ giọng đanh thép, tự tin. khi nĩi với giặc giọng khẳng khái bất khuất.

+ Lời người cha : đọc giọng chậm rãi của người già, câu “thơi con cứ đi”

đọc, nhấn mạnh để tỏ lịng yêu nước của người cha.

+ Lời vua: câu đầu là câu cầu khiến: “trẫm cho nhà ngươi nhận lấy một loại binh khí” -đọc giọng sai khiến như truyền lệnh.

Câu khen: -Người dân thường mà phi thường, trẫm muốn biết ai dạy ngươi ? đọc nhấn mạnh từ “phi thường”

74

để làm gì ?

ai dạy cha ngươi ? ai dạy ơng ngươi ?

+ Lời tướng giặc: đọc giọng hống hách: “Mi là ai?”.

Đối với giọng đọc hoảng hốt thất vọng: “Bắt lấy Yết Kiêu/bắt lấy Yết Kiêu” “Chết rồi/ đường thủy là khơng dùng được nữa rồi/”

Để rèn luyện khả năng đọc đúng các câu đối thọai, đúng giọng của các nhân vật, giáo viên cĩ thể tổ chức cho các em đọc phân vai theo nhĩm, thi đua, bình chọn bạn, nhĩm đọc hay nhất. Trên cơ sở đọc và sửa trong nhĩm, đọc trước lớp, các em sẽ biết đọc đúng các câu đối thọai và biết thể hiện rõ tính cách của từng nhân vật.

Ví dụ : Bài Tập đọc : “ Khuất phục tên cướp biển”

-Trong bài đọc cĩ 2 nhân vật chính là Bác sĩ Ly - một người nhân hậu, điềm đạm nhưng nghiêm nghị, cương quyết và tên cướp biển - chúa tàu hung hãn, dữ tợn.

-Trước khi học sinh đọc diễn cảm, tơi yêu cầu các em cần tìm hiểu bài thật kĩ. Khi đĩ HS đọc lời nhân vật sẽ phân biệt được giọng đọc dựa vào tính cách nhân vật ( người tốt, người xấu ).

-Trong bài cùng là câu hỏi nhưng trong đoạn đối thoại sau, tính cách của hai nhân vật thể hiện khác nhau hồn tồn.

“...Chúa tàu trừng mắt nhìn Bác sĩ, quát :

- Cĩ câm mồm khơng ? ( đọc giọng thể hiện sự hung hãn của tên cướp

khi đập tay xuống bàn quát Bác sĩ Ly)

-Bác sĩ điềm tĩnh hỏi :

- Anh bảo tơi phải khơng ?( giọng tự tin, điềm tĩnh nhưng hết sức

75

-Khi tên chúa tàu cục cằn bảo “phải”, bác sĩ nĩi :

- Anh cứ uống rượu mãi như thế thì đến phải tống anh đi nơi khác. -Cơn giận của tên cướp thật dữ dội. Hắn đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm. Bác sĩ Ly vẫn dõng dạc và quả quyết :

- Nếu anh khơng cất dao, tơi quyết làm cho anh bị treo cổ trong phiên tịa sắp tới.( giọng đọc bình tĩnh, cương quyết bảo vệ lẽ phải )

* Ngồi ra giáo viên cần giúp học sinh thể hiện ngữ điệu phù hợp tình huống miêu tả hay thái độ cảm xúc của tác giả ( vui, buồn, nghiêm trang, giận giữ...)

Ví dụ: Bài Tập đọc “ Con sẻ”

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4a2 trường tiểu học trưng nhị , thị xã phúc yên , tỉnh vĩnh phúc (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)