Cơ sở giao tiếp của đọc diễn cảm

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4a2 trường tiểu học trưng nhị , thị xã phúc yên , tỉnh vĩnh phúc (Trang 31 - 32)

7. CẤU TRÚC KHĨA LUẬN

1.1.3.3. Cơ sở giao tiếp của đọc diễn cảm

Theo Từ điển tiếng Việt: “diễn cảm’ cĩ tác dụng biểu đạt tình cảm một cách rõ nét, từ diễn cảm ở đây cĩ chứa một ý nghĩa là diễn xuất, là thể hiện ra bên ngồi những cảm xúc.[theo 15; tr. 310]

Trong giao tiếp hàng ngày địi hỏi phần lớn phải sử dụng ngơn ngữ nĩi và những yếu tố phi ngơn ngữ như: ánh mắt, nụ cười, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, lắc đầu, thở dài… hay tỏ thái độ đồng tình hoặc khơng đồng tình. Những sự xúc cảm đĩ chỉ sinh ra trong tình huống giao tiếp và trong mục đích giao tiếp. Nĩ bắt nguồn từ ý đồ chủ quan của ngơn ngữ giao tiếp (cĩ ngơn ngữ phát tin và người tiếp nhận). Đĩ là cảm xúc tự nhiên và cục bộ thực dụng theo mục đích giao tiếp.

Đọc diễn cảm cũng là hình thức giao tiếp, nĩ nhằm tới đối tượng nghe mình đọc. Nguồn cảm xúc trong khi đọc văn là nguồn xúc cảm thẩm mĩ phát sinh từ hai chủ thể: chủ thể nhà văn gửi trong tác phẩm với thế giới tâm hồn xúc động và thế giới thẩm mĩ cảm nghệ thuật của tác phẩm. Ngơn ngữ đọc khác với ngơn ngữ nĩi ở chỗ cĩ sự chi phối của văn bản (nghĩa văn bản - đến nghệ thuật văn bản - đến ý tưởng, nội dung tư tưởng của tác giả tiềm ẩn dấu trong văn bản hoặc tác phẩm).

Lời nĩi hằng ngày tự nhiên cũng cĩ những thuộc tính như diễn cảm, tạo hình, đơi khi cả tính hình tượng. Giao tiếp hằng ngày chỉ là đơn nghĩa như vậy, chỉ là phẩm chất thẩm mĩ do liên tưởng so sánh hằng ngày mà cĩ.

Ngơn ngữ hình tượng phải trải qua tưởng tượng để tạo ra hình ảnh, nĩ cĩ giá trị thẩm mĩ (khơng chỉ là thuộc tính phẩm chất như ở lời nĩi giao tiếp). “Song vấn đề là ở mối tương quan giữa các chức năng. Chức năng chủ yếu quyết định trong tất cả các phong cách ngơn ngữ vẫn là chức năng giao tiếp. Những phẩm chất thẩm mĩ trong giao tiếp hằng ngày nếu cĩ cũng chỉ đĩng

26

vai trị phụ thuộc thứ yếu. Cịn trong ngơn ngữ nghệ thuật tác phẩm văn học thì chức năng thẩm mĩ xuất hiện ở bình diện thứ nhất, nĩ đẩy chức năng giao tiếp xuống bình diện thứ hai”.

Sự phản ánh thế giới trong tác phẩm văn học đi đơi với sự hư cấu trong

sáng tạo nghệ thuật cho nên từ đĩ nảy sinh ra khả năng “thơng tin kép” vừa

hướng vào khách thể thẩm mĩ của tác phẩm văn học, vừa hướng vào tác giả (chủ thể sáng tạo), hướng về những đặc điểm trong cách quan sát, cảm thụ chiếm lĩnh và diễn tả thế giới đời sống trong tác phẩm của tác giả. Quan niệm nghệ thuật của chủ thể nhà văn về thế giới hiện thực làm nên nội dung quan niệm trong tác phẩm văn học hay cịn gọi là “hạ văn học” (là đọc diễn cảm phải chú ý đến nội dung tư tưởng của nhà văn gửi gắm trong tác phẩm).

Đọc diễn cảm cho các đối tượng nghe về một số đối tượng thẩm mĩ (tác phẩm) phải tạo dựng được mối quan hệ khăng khít với tác phẩm và với người nghe. Do đĩ, đọc diễn cảm cĩ hai cơng đoạn: cảm thụ + hiểu biết tác phẩm, và truyền thụ + hiểu biết người nghe luơn luơn gắn bĩ với nhau.

Vì vậy để đọc diễn cảm tốt cần phải thực hiện việc đọc trong các giờ học văn và giờ dạy tiếng Việt. Việc đọc diễn cảm trong các giờ văn học giúp cho việc cảm thụ, tiếp nhận văn học tốt hơn, giúp hiểu sâu sắc nghệ thuật viết văn tạo ra sức hấp dẫn và hiệu quả dạy văn. Việc đọc diễn cảm trong quá trình dạy Tiếng Việt làm cho các em thấy rõ sự phong phú và khả năng vận dụng ngơn ngữ dân tộc vào các lĩnh vực. Qua đĩ các em thấy rõ mối quan hệ đồng bộ, hệ thống, cụ thể của tiếng mẹ đẻ, giữa người nĩi, người viết và người nghe.

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4a2 trường tiểu học trưng nhị , thị xã phúc yên , tỉnh vĩnh phúc (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)