5. Bố cục đề tài
3.2.1. Mặt tích cực của công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức
Công tác đào tạo, bồi dưỡng thời gian qua đã có những chuyển biến mới và góp phần tích cực từng bước nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ công chức. Công tác này được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp, ban ngành; các cơ quan hữu quan cũng có sự liên hệ, phối hợp với nhau nhằm nâng cao chất lượng của các lớp đào tạo, bồi dưỡng. Mỗi tỉnh thành đều có trường chính trị, các trung tâm bồi dưỡng chính trị cũng được thành lập ở mỗi huyện, các cơ sở được đầu tư xây dựng và nâng cấp trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo.
Công tác được thực hiện trên cơ sở các quy hoạch, kế hoạch dài hạn, có mục tiêu, định hướng chỉ tiêu, đối tượng, nội dung, thời gian cụ thể. Như trong giai đoạn 2007- 2010 Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa đi đào tạo 17 Tiến sỹ, 462 Thạc sỹ được lấy từ nguồn cán bộ, công chức và sinh viên44. Phần lớn công chức được qua đào tạo, bồi
44 Lê Hoài Trung “Thực trạng xây dựng và hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức tại Thành phố Hồ Chí Minh”
Luận văn tốt nghiệp: Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức trong cơ quan nhà nước
dưỡng đã nâng cao năng lực và hiệu quả công việc cũng được nâng lên. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện theo các tiêu chuẩn ngạch, chức vụ, chức danh và nghiệp vụ chuyên môn. Nội dung, chương trình, tài liệu được nghiên cứu trên cơ sở cập nhật các vấn đề mới; phương pháp đào tạo, bồi dưỡng được linh hoạt đa dạng với nhiều loại hình phù hợp với từng đối tượng tham gia đào tạo, bồi dưỡng.
Khung pháp lý cũng dần được chú ý hơn thể hiện sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước đối với công tác. Trước đây, ngoài các pháp lệnh quy định chung về đào tạo, bồi dưỡng cho công chức thì chỉ có Nghị định 54/2005/NĐ-CP là quy định về bồi thường chi phí đào tạo đối với công chức. Ngoài ra chỉ là các quyết định về đào tạo, bồi dưỡng công chức không có giá trị pháp lý cao, như Quyết định 40/2006/QĐ-TTg ngày 15/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức giai đoạn 2006-2010, Quyết định 161/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức…Giờ đây, sau Luật cán bộ, công chức 2008 đã có Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức, hướng dẫn Nghị định 18/2010/NĐ-CP còn có Thông tư 03/2011/TT-BNV. Trong đó, trường hợp công chức được đi đào tạo, bồi dưỡng khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết mà bỏ việc hoặc thôi việc thì phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng. Nếu như trước đây ở Nghị định 54/2005/NĐ-CP quy định công chức tự ý bỏ việc mới phải bồi thường, còn được cơ quan đồng ý thì không phải bồi thường gì cả. Quy định này còn lỏng lẻo, chưa giải quyết được tình trạng công chức rời nhiệm sở phải bồi thường chi phí đào tạo cho nhà nước. Quy định mới thì chỉ cần công chức không làm đủ thời gian cam kết mà bỏ việc hoặc thôi việc, tức là dù tự ý bỏ việc hay được cơ quan đồng ý thì đều phải bồi thường. Quy định mới đã chặt chẽ hơn góp phần giải quyết tình trạng công chức được đưa đi đào tạo, bồi dưỡng khi về lại không phục vụ cho cơ quan. Tinh thần học tập nâng cao trình độ đã được đưa vào nội dung trong quy chế đánh giá công chức hàng năm. Điều này thể hiện sự quan tâm của cơ quan đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng nói chung và thái độ, tinh thần học tập của công chức nói riêng. Từ đó làm cơ sở để đánh giá công chức một cách chung nhất và toàn diện hơn.
Các quy định về nội dung chương trình đào tạo trong nước cũng từng bước đề cao nhu cầu của người học. Chương trình đào tạo sau đại học tập trung hơn vào chuyên ngành, hạn chế các môn cơ sở. Hầu hết các công chức đều được bồi dưỡng lý luận chính trị chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Một số ngành, lĩnh vực trong nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng đã có chú trọng đến thực hành, thực tế nhiều hơn. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng còn được liên kết với các cơ sở nước
Luận văn tốt nghiệp: Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức trong cơ quan nhà nước
ngoài. Các chương trình, nội dung của nước bạn có nhiều điểm thiết thực mà ta nên học hỏi để xây dựng nội dung, chương trình trong nước. Điển hình là Singapore, công tác đào tạo, bồi dưỡng được thiết kế phù hợp với từng đối tượng như đào tạo tiền công vụ cho công chức mới tuyển, đào tạo cho công chức được chuyển từ nơi khác đến để công chức thích nghi với công việc…Ngoài ra, Singapore còn có Học viện Công vụ phụ trách đào tạo các nội dung thiết yếu cho công chức và là đầu mối trao đổi kinh nghiệm, phương thức cải cách khu vực công với các nước. Viện Quản lý Singapore là nơi tổ chức chương trình ngắn hạn để học viên tự chọn theo nhu cầu cá nhân. Hay như Trung Quốc, nội dung chương trình đào tạo chủ yếu được xây dựng dựa vào vị trí của từng công chức. Một khóa đào tạo, bồi dưỡng có phần cơ bản và phần chuyên môn; trong đó, phần cơ bản chiếm 30% nội dung, phần chuyên môn chiếm 70% nội dung của khóa đào tạo45. Việc liên kết đào tạo, bồi dưỡng đã giúp ta học hỏi được những kinh nghiệm trong việc tổ chức cũng như trong việc xây dựng nội dung, chương trình hợp lý, phù hợp của các nước bạn.
Nhiều công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng là những người trẻ, năng động, nhiệt huyết, thể hiện chủ trương đúng đắn, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức nói chung, và đội ngũ kế thừa nói riêng. Thêm vào đó, công chức được đưa đi đào tạo, bồi dưỡng có nhiều chế độ, nhiều chính sách hỗ trợ. Vì vậy, họ cũng có ý thức nâng cao trình độ, chuyên môn và có trách nhiệm hơn với mình, với cơ quan khi được đưa đi đào tạo, bồi dưỡng. Tuy nhiên, thực tiễn trong công tác này vẫn còn những hạn chế nhất định. Các hạn chế được bọc lộ ở nhiều khía cạnh khác nhau và được phân tích cụ thể dưới đây như sau.