5. Bố cục đề tài
1.4.1. Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Cơ sở để tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức là nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ công chức trong sự nghiệp cách mạng. Kế thừa tinh hoa tư tưởng của dân tộc, coi “ hiền tài là nguyên khí quốc gia”, Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của người công chức, và tầm quan trọng của công tác công chức. Người cho rằng, một khi đã có đường lối cách mạng đúng thì con người là khâu quyết định. Người viết “Cán bộ là cái gốc của mọi việc”, “Muốn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo lại cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”. Thực tế là, mọi chủ trương, đường lối của Đảng và Chính phủ đều do công chức nghiên cứu, đề xuất, đồng thời cũng do công chức tổ chức, hướng dẫn nhân dân thực hiện. Đường lối của Đảng đúng hay sai, tổ chức thực hiện thành hay không đều phụ thuộc vào công chức. Động lực của mọi cuộc cách mạng là quần chúng nhân dân, mà hạt nhân chủ yếu của nó là lực lượng công chức. Người cũng nhấn mạnh đến trách nhiệm của Đảng đối với công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện công chức. Chăm sóc nuôi dạy công chức là việc làm hệ trọng, phải rất công phu, chu đáo, tỉ mỉ, cũng giống như người làm vườn chăm sóc, vun trồng những cây cối quý báu, cần mẫn, tâm huyết mới có hoa thơm, quả ngọt. Vì vậy, Đảng cần phải biết coi trọng, gìn giữ công chức cũ, và tích cực đào tạo, bồi dưỡng công chức mới, trọng dụng nhân tài8. Hồ Chí Minh quan tâm đầu tiên là phẩm chất đạo đức, tư cách người công chức. Công chức phải suốt đời phấn đấu hy sinh cho lý tưởng của Đảng, phải đạt quyền lợi của Đảng, của Tổ quốc lên trên hết và trước hết. Người nói: Đảng không phải là một tổ chức “làm quan phát tài”. Cán bộ cách mạng không phải là “làm quan cách mạng”, “không phải để thăng quan tiến chức”. Không phải làm cán bộ để “đè đầu cưỡi cổ dân chúng như thời thực dân, phong kiến”. Người cán bộ, công chức phải tận tụy với sự nghiệp cách mạng, phải trung thành với Đảng, với Tổ quốc, phải hết lòng hết sức phục
8 Nguyễn Quốc Sửu, Tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và việc vận dụng của Đảng ta trong thời kỳ mới, tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 14(175) tháng 7/2010
Luận văn tốt nghiệp: Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức trong cơ quan nhà nước
vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Người cán bộ, công chức phải có một đời tư trong sáng, phải là tấm gương sáng trong cuộc sống.
Công chức phải có năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và đoàn thể nhân dân. Muốn thế phải “chuyên”. Người yêu cầu công chức phải có tài tổ chức, tài quản lý. Vì vậy, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn công chức chú ý xuất thân từ công nông nhưng phải “tri thức hóa” họ. Công chức phải luôn luôn học tập để không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt. Đặc biệt nâng cao lý luận, nâng cao khả năng tổng kết thực tiễn, phải mổ xẻ, xem xét, so sánh thật kỹ càng thực tế nước ta với nước khác.
Công chức phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân. Người nhấn mạnh: người công chức bằng mọi hành động thực tế của mình phải làm cho dân tin, dân yêu, dân kính, dân phục. Công chức phải có phong cách tốt, phải phòng, chống tác phong chủ quan, quan liêu, đại khái, ham chuộng hình thức, phô trương cho oai, làm qua loa.