Những tiêu cực trong công tác tuyển dụng công chức

Một phần của tài liệu tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức trong cơ quan nhà nước (Trang 60 - 70)

5. Bố cục đề tài

3.1.2. Những tiêu cực trong công tác tuyển dụng công chức

3.1.2.1. Thông báo tuyển dụng chưa được công khai rộng rãi như quy định và còn mang tính hình thức

Luật cán bộ, công chức 2008 và Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định khá rõ ràng về công tác tuyển dụng công chức. Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện ở một số địa phương không theo quy định.

Thông tư 13/2010/NĐ-CP quy định rất rõ thông báo tuyển dụng công chức phải được đồng thời đăng trên các phương tiện thông tin như báo viết, báo nói, báo hình, đăng trên trang thông tin điện tử, niêm yết công khai tại cơ quan. Từ đó mà việc cơ quan nhà nước có tuyển dụng sẽ được công khai rộng rãi, người có nhu cầu tìm việc được biết, người dân cũng sẽ quan tâm hơn với hoạt động của cơ quan nhà nước. Khi có nhu cầu tìm việc, người dân có thể lên các trang web của cơ quan để tìm thông báo tuyển dụng, trên đó cũng sẽ có những thông tin về yêu cầu, điều kiện dự tuyển, các loại hồ sơ cần có, thời gian tuyển dụng…Qua đó, người tìm việc có thể chủ động được thời gian và chuẩn bị các hồ sơ cần thiết mà không cần phải đến cơ quan để liên hệ tìm hiểu.

Thế nhưng, dường như năm nào các cơ quan cũng có tuyển dụng nhưng cũng hiếm khi thấy thông báo tuyển dụng của các cơ quan trên phương tiện thông tin đại chúng. Các trang thông tin điện tử của một số cơ quan cũng không dễ tìm thấy những thông báo tuyển dụng. Có thể cơ quan cũng có niêm yết thông báo tuyển dụng tại cơ quan, nhưng hình thức này thật hạn chế, không đảm bảo tính công khai như quy định. Người dân khi đến cơ quan khi có việc cần và có thể họ cũng không để ý đến bảng thông báo của cơ quan làm gì khi nó không liên quan gì đến công việc của mình. Chỉ những người có nhu cầu tìm việc hay có quan tâm đến hoạt động của cơ quan mới tìm kiếm những thông tin trên các bảng thông báo này. Thế nhưng người có nhu cầu tìm việc cũng không thể chạy hết cơ quan này đến cơ quan khác để tìm thông báo tuyển dụng trên các bảng thông báo. Những người ở địa phương khác hay ở những nơi có điều kiện đi lại khó khăn sẽ không thể biết được những thông báo tuyển dụng theo kiểu như

Luận văn tốt nghiệp: Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức trong cơ quan nhà nước

vậy. Thông tin cơ quan có tuyển dụng thường chỉ có những người quen biết, có họ hàng với những người làm trong cơ quan mới có thể biết được; hoặc các thông báo tuyển dụng được công khai nhưng cũng chỉ là hình thức, khi có người dự tuyển đến nộp hồ sơ thì được cho biết là đã nhận đủ hồ sơ không nhận thêm nữa dù thông báo tuyển dụng vẫn còn thời hạn và các vị trí này dường như đã có “chủ”.

Như năm 2008, Sở Thông tin – truyền thông tỉnh Nghệ An có nhu cầu tuyển một người tốt nghiệp đại học, chuyên ngành kinh tế thương mại, Sở Nội vụ đã ra thông báo tuyển dụng trên báo Nghệ An, kết quả có bốn hồ sơ nộp. Sau vòng sơ tuyển ba người có bằng tốt nghiệp khá, giỏi bị loại, còn một người tên Hồ Quang Ch. có bằng loại trung bình được vào vòng trong để thi tuyển. Phòng công chức – viên chức (Sở Nội vụ) không chấp nhận vì quy định điểm kiểm tra tối đa là 10 điểm, vậy mà Sở Thông tin – truyền thông chấm cho anh này được…100 điểm. Khi được hỏi thì ông Hồ Quang Thành, giám đốc Sở Thông tin – truyền thông giải thích: “Sở dĩ điểm anh Ch. cao là vì chúng tôi chấm cả điểm thể hình, năng khiếu văn nghệ. Đó là luật quy định”37. Ví dụ trên đã cho thấy một thực tế vẫn đang diễn ra trong công tác tuyển dụng của các cơ quan nhà nước hiện nay. Không biết thông báo tuyển dụng trên đã được công khai như thế nào mà trong suốt thời gian thông báo chỉ có bốn người nộp hồ sơ; và vị trí cần tuyển trên không biết đã có “chủ” trước khi có thông báo tuyển dụng hay không mà sau vòng sơ tuyển thì chỉ còn “một mình một chợ” tham gia thi tuyển. Đến đây thì cũng không phải bàn đến tính cạnh tranh trong thi tuyển làm gì vì chỉ còn một người được dự thi. Những nguyên tắc quan trọng trong tuyển dụng được luật quan tâm và quy định rõ như vậy mà đến khi thực hiện thì lại bị biến tướng, không còn đảm bảo được nữa. 3.1.2.2. Thi tuyển, xét tuyển còn mang tính hình thức, nhiều sai phạm

Thi tuyển hay xét tuyển đều có những ưu, khuyết điểm riêng, tùy vào điều kiện địa phương mà thực hiện theo đúng quy định. Tuy nhiên, hình thức tuyển dụng được quy định tại điều 37 Luật cán bộ, công chức 2008 thì việc tuyển dụng sẽ được tổ chức bằng hình thức thi tuyển, chỉ những trường hợp cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được xét tuyển. Thế nhưng thực tế có

37

Vũ Toàn. http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/342807/Tiep-cau-chuyen-%E2%80%9CHat-hui-nhan- tai%E2%80%9D-Qua-nhieu-khuat-tat.html

Luận văn tốt nghiệp: Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức trong cơ quan nhà nước

những trường hợp không thuộc các quy định trên vẫn được tuyển dụng qua hình thức xét tuyển, chỉ xem xét các hồ sơ nộp vào thậm chí còn không phỏng vấn theo quy định của hình thức xét tuyển. Hay có tổ chức thi tuyển, xét tuyển cũng chỉ là hình thức để hợp thức hóa những trường hợp thật ra không cần thi, không cần xét cũng đậu, những trường hợp chỉ đi thi để có bài thi mà tính điểm…

Luật quy định khá rõ, khá chi tiết về công tác tổ chức tuyển dụng nhưng việc tổ chức thực hiện lại phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ quan của người làm công tác. Nhắc đến tuyển dụng công chức, chưa nghe người ta hỏi cơ quan nào tuyển, khi nào tổ chức tuyển đã nghe người ta nói với nhau “học giỏi tài cao không bằng con ông cháu cha”, hay phải có quen biết, có tiền mới mong vào được công chức. Thật đáng buồn khi những người trẻ, đầy nhiệt huyết muốn cống hiến cho quê hương lại nghe những lời như vậy. Thế nhưng, không phải ngẫu nhiên hay tùy tiện mà người ta lại nói như vậy, đó là một thực tế vẫn đang diễn ra trong hoạt động tuyển dụng của cơ quan nhà nước. Khi mà việc tổ chức tuyển dụng chỉ là hình thức. Hay như lý do của tỉnh Bến Tre là lo không đủ chỉ tiêu biên chế nên đã có hiện tượng nâng điểm của 43 người không đủ điểm để họ đủ điều kiện trúng tuyển công chức38. Như vậy, việc tổ chức tuyển dụng với mục đích lựa chọn được người trẻ, có năng lực cho nền công vụ đã không thể thực hiện được khi số lượng đăng ký dự thi không đủ chỉ tiêu, điểm thi không đủ đậu mà thiếu chỉ tiêu thì cũng sẽ đậu để…đủ chỉ tiêu. Hình thức tuyển dụng đã không còn phát huy chức năng của mình một cách khách quan khi mà việc tổ chức đã phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của người làm công tác quá nhiều.

Hệ lụy của hiện tượng trên là số lượng biên chế vẫn đủ, nhưng người làm được việc, có năng lực thì không được bao nhiêu. Điều này sẽ dẫn đến vấn đề của nội bộ cơ quan khi có người thì làm việc thật sự có người thì không làm được việc mà lương, phụ cấp, đánh giá cuối năm…cũng như nhau. Cơ quan không tạo được sự công bằng, mà còn cho những người không làm được việc có tâm lý ỷ lại. Như vậy, nội bộ bị mất đoàn kết và ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và sự phát triển của cả cơ quan. Đây cũng chỉ là một trong những hệ lụy mà việc thi tuyển chỉ là hình thức, việc đưa những người không đủ năng lực vào nền công vụ.

38

Vân Trường, http://tuoitre.vn/Tet-Online-2012/Tet-Viet-2012/478793/Thi-tuyen-cong-chuc-tinh-Ben-Tre- 43-nguoi-rot-thanh-dau.html

Luận văn tốt nghiệp: Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức trong cơ quan nhà nước

Thêm vào đó, việc tuyển dụng bằng cách quen biết sẽ dẫn đến tình trạng là người được tuyển dụng không có năng lực, không làm được việc thì cũng không dám kỷ luật, buộc thôi việc họ. Ngày nay, xã hội đã có nhiều thay đổi nhưng ảnh hưởng của tư tưởng, suy nghĩ và lối làm việc thời xưa vẫn còn. Ngày xưa, các hoạt động xã hội, kinh tế, chính trị đều không tách khỏi những mối quan hệ gia đình, họ hàng. Quan niệm một người làm quan cả họ được nhờ, chế độ tập ấm, bảo cử, tiến cử thời phong kiến hay hình phạt chu vi tam tộc, không trị tội riêng một mình người có tội mà liên lụy đến cả gia đình, dòng họ. Truyền thống yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau trong gia đình là truyền thống, văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta, thật sự cần được phát huy và giữ gìn. Tuy nhiên có những công việc, lĩnh vực cần sự công tâm, công bằng, đã có quy định, phép tắc rõ ràng thì không nên để những mối quan hệ, tình cảm riêng ảnh hưởng đến.

Trong công tác tuyển dụng cũng vậy, một mặt cơ quan nhà nước không phải là một tổ chức của gia đình, không vì lợi ích của gia đình, của một nhóm đối tượng nào đó mà vì lợi ích, sự phát triển của chung của xã hội. Mặt khác, hoạt động của cơ quan nhà nước sẽ mang quyền lực công, có yếu tố chính trị nên đòi hỏi người thực hiện phải công bằng, rõ ràng, thực hiện theo quy định của pháp luật không được để những mối quan hệ tác động mà bóp méo pháp luật. Theo đó, tuyển dụng phải đảm bảo thực hiện tốt các quy định để chọn được người có năng lực phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước và khi có sai phạm thì cũng theo các quy định của pháp luật mà xử lý cho công bằng, hợp lý với mức độ, tính chất của sai phạm.

Việc tuyển dụng qua quen biết, đặc biệt là quen biết với những người có chức vụ cao trong cơ quan kéo theo những việc làm không đảm bảo các quy định của pháp luật. Nếu họ không có năng lực, làm việc tắc trách dẫn đến sai phạm hay cố ý làm sai thì người có quyền xử lý là người đứng đầu, có chức vụ trong cơ quan nên trường hợp họ bị kỷ luật, cho thôi việc thật ra là điều không tưởng hay cũng chỉ làm qua loa, có hình thức, cho thôi việc chỗ này lại điều đến chỗ khác làm ở vị trí cao hơn. Mặt khác, với những nhân viên khác trong cơ quan, khi có phát hiện sai phạm ở người được tuyển qua quen biết thì do mối quan hệ công tác với cấp trên, do sự cả nể trong quan hệ xã hội mà họ cũng dễ dàng bỏ qua, không báo cáo hành vi sai phạm đó để xử lý.

Như vậy, việc tuyển dụng qua quen biết sẽ không đảm bảo được quy định của pháp luật về tuyển dụng cũng như việc xử lý khi có sai phạm. Dẫn đến tâm lý dựa dẫm, ỷ lại của người được tuyển, tâm lý bất mãn, không phục trong cơ quan. Và quan trọng

Luận văn tốt nghiệp: Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức trong cơ quan nhà nước

là người không có năng lực, năng lực yếu kém vẫn tồn tại trong cơ quan nên không còn chỗ cho người tài giỏi khác.

3.1.2.3. Nội dung thi tuyển chưa phù hợp, chưa chọn lọc được người phù hợp với công việc

Nội dung thi tuyển còn mang nặng tính lý thuyết, chung chung, khó chọn được người phù hợp với từng vị trí tuyển dụng. Thông thường thì các cơ quan có nhu cầu về nhân lực sẽ gửi chỉ tiêu đến cơ quan đầu mối là Sở Nội vụ. Tại đây Sở mới tập hợp và tổ chức tuyển dụng. Ví dụ, huyện A cần 2 chuyên viên, 1 cho Phòng Giáo dục và đào tạo, 1 cho Phòng Văn hóa – thể thao, huyện B cần 1 chỉ tiêu cho Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện…

Khi đã tuyển đủ chỉ tiêu của đợt thì Sở mới phân công những người trúng tuyển này về các cơ quan, không nắm rõ được là họ có phù hợp với công việc đó hay không. Như vậy, các vị trí khác nhau của các cơ quan lại được tổ chức thi chung với một nội dung thi. Vị trí công việc của các cơ quan là khác nhau nên yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cho vị trí đó cũng không giống nhau. Ví dụ như công chức cho phòng Văn hóa – thể thao thì yêu cầu người dự tuyển phải có sự am hiểu nhất định về lĩnh vực văn hóa, xã hội, nghệ thuật… Ngoài ra, có thể còn đòi hỏi khả năng tổ chức chương trình văn nghệ, hội thi, hội nghị…nhưng khi thi tuyển thì họ được thi chung nội dung với các vị trí của các cơ quan khác, nội dung thi cũng không chuyên về lĩnh vực của vị trí dự tuyển. Từ đó những người trúng tuyển sẽ chỉ đáp ứng được một số tiêu chí đánh giá chung nào đó của nội dung thi tuyển chứ chưa thực sự là đáp ứng được yêu cầu của vị trí công việc.

Bên cạnh nội dung thi còn chung chung thì cơ quan tuyển dụng cũng chưa có nhiều bộ đề, ngân hàng câu hỏi, nội dung chưa cập nhật với tình hình mới. Các bộ đề chưa được đầu tư kỹ lưỡng trong khi thi tuyển thì đề thi là căn cứ để đánh giá các thí sinh. Việc sử dụng lại các đề thi cũ gây ảnh hưởng đến cuộc thi do không đảm bảo được tính bảo mật đề thi và sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc thi, không đảm bảo công bằng cho các thí sinh. Do đó, công tác chuẩn bị nội dung đề thi là rất quan trọng, cần được quan tâm hơn và tổ chức thực hiện tốt để đảm bảo cho công tác tuyển dụng.

Luận văn tốt nghiệp: Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức trong cơ quan nhà nước 3.1.2.4. Công tác tổ chức tuyển dụng còn mang tính nội bộ, khép kín

Nhìn chung trong quá trình tổ chức tuyển dụng thì các khâu, các bước đều do người trong cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng thực hiện, tạo thành một hệ khép kín không công khai, minh bạch dễ xảy ra những hiện tượng tiêu cực. Khi có sai phạm xảy ra thường kéo theo nhiều người chứ không dừng lại ở một vài cá nhân. Như vậy, khi có sai phạm cả một hệ thống nhưng do khép kín, không công khai nên các vụ việc thường không bị phát hiện.

Thực tế như trường hợp sai phạm trong việc tuyển dụng của Sở Y tế tỉnh Hà Tĩnh năm 2008. Năm 2008 Sở Y tế được Ủy ban nhân dân giao tuyển bổ sung biên chế cho ngành. Sau khi kết thúc thi tuyển đã có đơn thư, ý kiến phản ánh việc tổ chức thi tuyển không trung thực, không khách quan, rộ lên tình trạng “chạy” công chức vào ngành y tế…Trước sự việc, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã thành lập Hội đồng thẩm định kết quả tuyển dụng. Biết được thông tin này, thành viên của Hội đồng tuyển dụng, ban chấm thi, bộ phận giúp việc đã bí mật tổ chức cho các thí sinh được nâng điểm thi lại bài viết, chấm lại điểm và đánh tráo hòng đối phó với cơ quan chức năng. Tiếp đó Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã phải thành lập đoàn thanh tra kiểm tra các sai phạm. Sau hơn 1 tháng kiểm tra, đoàn thanh tra đã xác định: Các thành viên Hội đồng tuyển dụng, ban chấm thi, bộ phận giúp việc đã đồng lõa gian lận, thông đồng chấm nâng điểm cho rất nhiều bài thi. Phát hiện các sai phạm như bài thi không có dấu phách, xóa điểm đã chấm thấp, ghi lại điểm chấm cao, thi vấn đáp được nâng điểm “hợp pháp” một cách

Một phần của tài liệu tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức trong cơ quan nhà nước (Trang 60 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)