Trách nhiệm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức

Một phần của tài liệu tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức trong cơ quan nhà nước (Trang 54 - 57)

5. Bố cục đề tài

2.2.5. Trách nhiệm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức

2.2.5.1. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức

Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức có trách nhiệm xây dựng và công khai quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn và nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức. Cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức có trách nhiệm tạo điều kiện để công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chuyên môn của công chức. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật27.

So với các Pháp lệnh cán bộ, công chức trước đây thì Luật cán bộ, công chức 2008 đã có sự quan tâm cần thiết đến công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức khi dành hẳn Mục 4 trong chương IV để quy định về công tác này. Trong đó, Luật có quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan. Nhà nước đã dành sự quan tâm và nguồn kinh phí rất lớn cho công tác đào tạo, bồi dưỡng; và nguồn ngân sách đó của Nhà nước là do đóng góp của người dân. Do đó, các hoạt động cũng như các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đều phải có trách nhiệm. Cụ thể là cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý công chức và cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng công chức phải có trách nhiệm.

Việc quy định trách nhiệm như vậy sẽ giúp cho việc xử lý khi xảy ra sai phạm có căn cứ hơn. Bên cạnh đó, nó cũng giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức hữu quan. Cơ quan nào có trách nhiệm đó, khi có xảy ra sai phạm sẽ xác định được đó là trách nhiệm của cơ quan nào, không để xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cuối cùng không cơ quan nào chịu nhận trách nhiệm và khắc phục hậu quả.

2.2.5.2. Trách nhiệm và quyền lợi của công chức trong đào tạo, bồi dưỡng công chức

Khi tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng thì công chức đã được hưởng quyền lợi đầu tiên của mình, đó là quyền được nâng cao năng lực, trình độ của bản thân và có cơ hội phát triển trong chức nghiệp. Bên cạnh đó, công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng

27

Luận văn tốt nghiệp: Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức trong cơ quan nhà nước

được hưởng nguyên lương và phụ cấp; thời gian đào tạo, bồi dưỡng được tính vào thâm niên công tác liên tục, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật. Công chức đạt kết quả xuất sắc trong khóa đào tạo, bồi dưỡng được biểu dương, khen thưởng28. Quy định trên cho thấy đào tạo, bồi dưỡng được xem như một hoạt động công vụ của công chức khi tham gia công tác này. Công chức được hưởng rất nhiều quyền lợi, được tạo mọi điều kiện thuận lợi để có thể hoàn thành tốt công vụ, hoàn thành tốt khóa học của mình. Khi hoàn thành khóa học với kết quả xuất sắc công chức còn được biểu dương, khen thưởng như hoàn thành xuất sắc công tác, công vụ. Với rất nhiều quyền lợi như vậy thì công chức phải nổ lực phấn đấu để hoàn thành tốt khóa học, hoàn thành tốt công tác, không gây lãng phí ngân sách của cơ quan đã đầu tư cho mình.

Bên cạnh cơ quan quản lý công chức, cơ quan sử dụng công chức thì công chức là người có liên quan trực tiếp đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nên công chức được đưa đi đào tạo, bồi dưỡng cũng có trách nhiệm trong công tác này. Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế đào tạo, bồi dưỡng và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Công chức đã được đào tạo, bồi dưỡng nếu tự ý bỏ việc, xin thôi việc phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật29. Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng được rất nhiều quyền lợi; cho nên đi cùng với những quyền lợi đó là những trách nhiệm mà họ phải có khi được đào tạo, bồi dưỡng. Những trách nhiệm này cũng được luật hóa để công tác đào tạo, bồi dưỡng có chất lượng hơn, đặc biệt là công chức được đưa đi đào tạo, bồi dưỡng sẽ ý thức hơn trong khóa học của mình. Chi phí cho các khóa đào tạo thường rất lớn như đào tạo đại học, sau đại học... đặc biệt là đào tạo ở nước ngoài thì chi phí còn cao hơn nhiều nên công chức không chỉ có trách nhiệm học tốt, chấp hành nội quy của cơ sở đào tạo mà còn phải đền bù chi phí đào tạo nếu tự ý bỏ học, bỏ việc.

Việc luật hóa quyền và trách nhiệm của cá nhân, cơ quan hữu quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đến công tác này, xem đây là sự đầu tư đúng đắn trong công cuộc cải cách bộ máy nhà nước hiện nay, đầu tư vào con người. Việc quy trách nhiệm cụ thể đòi hỏi từng bộ phận, cá nhân phải có sự cố gắng làm tốt khâu của mình. Từng bộ phận làm tốt thì công tác sẽ được kết quả tốt. Ngoài ra việc Luật cán bộ, công chức 2008 quy định trách nhiệm với những cá

28 Điều 49 Luật cán bộ, công chức 2008

Luận văn tốt nghiệp: Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức trong cơ quan nhà nước

nhân, cơ quan hữu quan còn tạo căn cứ, cơ sở pháp lý để có thể xử lý khi xảy ra sai phạm trong công tác này.

Pháp luật về tuyển dụng công chức hiện nay được quy định khá rõ ràng, cụ thể, đảm bảo các nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan, đúng pháp luật, cạnh tranh…nhằm tạo sự công bằng, chọn được người có năng lực cho công vụ. Bên cạnh đó còn có chính sách thu hút người tài, người có công với nước. Phương thức tuyển dụng chủ yếu được quy định là thi tuyển, một số trường hợp được tuyển dụng qua xét tuyển. Điểm mới đáng ghi nhận là phương thức xét tuyển có bao gồm cả giai đoạn phỏng vấn, là một hình thức tuyển dụng hiệu quả hiện nay. Để nâng cao trình độ, năng lực làm việc của công chức, đào tạo, bồi dưỡng công chức hiện nay rất được quan tâm và được quy định cụ thể. Đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh, tự chủ của các cơ quan, đề cao vai trò của công chức trong công tác…Ngoài ra, luật còn quy định trách nhiệm đối với công chức, cơ quan hữu quan trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức. Về cơ bản, các quy định đã tạo cơ sở pháp lý khá đầy đủ về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức. Các quy định linh hoạt, phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Trên cơ sở các quy định của pháp luật, chương 3 sẽ tìm hiểu công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức trong thực tế hiện nay.

Luận văn tốt nghiệp: Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức trong cơ quan nhà nước

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức trong cơ quan nhà nước (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)