Tiêu chuẩn tuyển dụng

Một phần của tài liệu tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức trong cơ quan nhà nước (Trang 34 - 38)

5. Bố cục đề tài

2.1.3. Tiêu chuẩn tuyển dụng

Theo điều 36 Luật cán bộ, công chức 2008 thì người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:

- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam và cư trú ở Việt Nam

Điều này xuất phát từ việc công chức chịu sự ràng buộc về chính trị, hoạt động nhằm phục vụ chính trị và xuất phát từ bổn phận, trách nhiệm với đất nước, với dân tộc và cộng đồng nên họ phải mang quốc tịch Việt Nam. Để đảm bảo tính liên tục và thường xuyên của hoạt động công vụ, tính thực tiễn của pháp luật ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của người dân và người công chức phải có sự gần gũi, liên hệ thực tế với người dân nên đòi hỏi người dự tuyển phải cư trú tại Việt Nam.

- Đủ 18 tuổi trở lên, không mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

Theo điều 18 Bộ luật dân sự 2005 thì người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên. Khi đó, một người đã hoàn thiện về tâm sinh lý, có khả năng nhận thức và chịu trách nhiệm cho những hành vi của mình (trừ trường hợp bị mất hoặc hạn chế năng lực

Luận văn tốt nghiệp: Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức trong cơ quan nhà nước

hành vi). Công chức là người đại diện Nhà nước, thực hiện công quyền, công tác ảnh hưởng đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…nên công chức phải có đầy đủ năng lực hành vi để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ được giao, cũng như tự chịu trách nhiệm cho những hành vi của mình.

Trước đây, Nghị định 95/1998/NĐ-CP quy định giới hạn tuổi đối với người dự tuyển công chức, đó là nam từ đủ 18 tuổi đến 40 tuổi, nữ từ 18 tuổi đến 35 tuổi. Nghị định 117/2003/NĐ-CP quy định người dự tuyển từ đủ 18 tuổi đến 40 tuổi. Như vậy, các quy định đều có giới hạn tuổi trong tuyển dụng công chức. Đến Nghị định 117/2003/NĐ-CP thì không phân biệt nam nữ, phần nào mở rộng điều kiện dự tuyển về độ tuổi. Tuy nhiên, điều này đã giới hạn phạm vi đối tượng dự tuyển. Trong khi đó, những người có độ tuổi trên độ tuổi quy định là những người có khả năng làm việc rất hiệu quả bởi họ là những người đã từng trải, có kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong công việc. Luật quy định như vậy đã vô tình loại bỏ những người có năng lực và không thu hút được người tài cho công vụ. Thêm vào đó, những người từ 35, 40 tuổi trở lên vẫn trong độ tuổi lao động, vẫn có quyền làm việc và học tập. Với quy định như vậy đã ảnh hưởng đến quyền được làm việc của người dân.

- Có đơn dự tuyển, có lý lịch rõ ràng

Đơn dự tuyển thể hiện nguyện vọng gia nhập nền công vụ của người dự tuyển. Sơ yếu lý lịch là một trong những căn cứ để đánh giá phẩm chất đạo đức của người dự tuyển. Một sơ yếu lý lịch rõ ràng, có xác nhận của địa phương là một cam kết cho những trải nghiệm, cũng như sự thể hiện một phần thái độ, tinh thần, phẩm chất mà người dự tuyển có được khi muốn tham gia nền công vụ. Người dự tuyển chưa là công chức, chưa thực thi công vụ nên cơ quan tuyển dụng chưa thể đánh giá được phẩm chất đạo đức, chính trị của người dự tuyển như thế nào. Vì vậy, những gì người dự tuyển đã làm trong quá khứ và hiện tại sẽ là căn cứ cho cơ quan tuyển dụng để đánh giá, dự đoán được thái độ đối với công việc của người dự tuyển trong tương lai.

Người dự tuyển phải không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích, đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục. Những người đang chấp hành các biện pháp xử lý này là những người đã có hành vi vi phạm pháp luật, từ đó cho thấy ý thức tuân thủ pháp luật của họ là chưa tốt. Trong thời gian họ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành quyết định hình sự hay

Luận văn tốt nghiệp: Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức trong cơ quan nhà nước

chấp hành xong mà chưa được xóa án tích của Tòa án, đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh là thời gian họ chịu sự giáo dục, cải tạo của pháp luật để hoàn thiện suy nghĩ, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật. Pháp luật cho họ một khoảng thời gian để chịu trách nhiệm cho những việc họ đã làm, hết thời gian này pháp luật sẽ ghi nhận, đánh giá những sửa đổi của họ. Công chức trước tiên phải là những người công dân tốt, có ý thức nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật. Mà những người đang chịu các biện pháp xử lý đó đang cần được giáo dục ý thức pháp luật nên họ không được đăng ký dự tuyển công chức.

Tiêu chuẩn đòi hỏi là lý lịch rõ ràng chứ không phải lý lịch trong sáng nên có thể thấy lý lịch thể hiện trung thực, đầy đủ những việc làm của người dự tuyển trước đây và họ không đang bị chịu các biện pháp xử lý tại điểm c khoản 2 điều 36 là có thể được. Có thể trước đây người dự tuyển có phạm phải những lỗi lầm nhưng đã có thái độ sửa đổi tích cực, khắc phục sai phạm thì vẫn có thể được dự tuyển nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn. Còn với yêu cầu lý lịch trong sáng thì có thể sẽ khó khăn cho những người trước đây lầm lỡ nhưng là người có năng lực và đã có sửa đổi vì nếu người tuyển dụng không công tâm, có tư tưởng hẹp hòi sẽ vịn vào đây để đánh giá lý lịch không trong sáng mà không cho người dự tuyển có cơ hội được thi tuyển.

- Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp

Văn bằng, chứng chỉ là điều kiện cần để đánh giá khả năng, trình độ và quá trình đào tạo của người dự tuyển. Ở đây chỉ đòi hỏi văn bằng, chứng chỉ phù hợp, không có sự phân biệt hệ đào tạo vừa làm vừa học hay chính quy, trường công hay trường tư miễn các văn bằng, chứng chỉ đó phù hợp yêu cầu của vị trí tuyển dụng, thể hiện được khả năng, trình độ của người dự tuyển.

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt

Đây là tiêu chuẩn quan trọng, cần thiết đối với một người mang quyền lực công giải quyết công việc. Bởi không có phẩm chất chính trị đạo đức thì dễ dẫn đến lạm quyền, quan liêu, hách dịch gây phiền hà cho người dân và ảnh hưởng đến cơ quan, bộ máy. Nhưng cũng thật khó để đánh giá được phẩm chất chính trị, đạo đức của một người chỉ mới nộp hồ sơ dự tuyển. Tiêu chuẩn đòi hỏi người dự tuyển phải có lập trường chính trị vững vàng, tinh thần phục vụ nhà nước, phục vụ nhân dân nhưng cũng chỉ có thể đánh giá được một phần qua sơ yếu lý lịch, qua phỏng vấn trực tiếp. Để đánh

Luận văn tốt nghiệp: Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức trong cơ quan nhà nước

giá được phẩm chất của một người cần phải có thời gian và biểu hiện của thái độ, tinh thần khi giải quyết công việc.

Xác định được phẩm chất chính trị, đạo đức của một người bình thường, chưa từng phạm tội đã là việc khó. Thế thì để xác định được phẩm chất chính trị, đạo đức của một người đã từng phạm tội và đã được xóa án tích còn khó khăn hơn rất nhiều và mang tính mạo hiểm. Một người đã từng phạm tội tức là họ đã có hành vi vi phạm pháp luật và hành vi này còn gây nguy hiểm cho xã hội. Vậy, phẩm chất chính trị, đạo đức của họ là chưa tốt?! Để xác định một người phạm tội cần điều tra, làm rõ rất nhiều yếu tố. Trong đó, động cơ, mục đích, khách thể của tội phạm là rất quan trọng, cần được xem xét đánh giá khi nói về phẩm chất chính trị, đạo đức của người phạm tội. Theo điều 63 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì “người được xóa án tích coi như chưa bị kết án…”, tức là mặc dù một người đã từng phạm tội nhưng đã được xóa án tích thì lý lịch của họ cũng được xem như người bình thường, chưa từng phạm tội. Sau thời gian chấp hành bản án của Tòa án thì người phạm tội phải không phạm tội mới trong một thời gian nhất định theo quy định tùy theo hình phạt mà họ chịu thì họ sẽ được xóa án tích. Lưu ý là đối với các trường hợp phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh tại chương XI và chương XXIV Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) thì phải có quyết định xóa án tích của Tòa án. Vậy là, khi một người phạm tội đã chấp hành xong bản án và được xóa án tích thì họ vẫn được dự được dự tuyển công chức và cũng có thể được xem như vẫn có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt. Thêm nữa, khi nước nhà mới giành độc lập, Bác Hồ cũng đã từng mời những nhân sỹ, trí thức từng làm việc cho chế độ cũ như cụ Huỳnh Thúc Kháng, cụ Phan Kế Toại, cụ Bùi Bằng Đoàn…mà không hề câu nệ chuyện cũ của họ. Bởi Bác biết đây là những người có tài, có thể giúp được nước nhà trong những ngày đầu thành lập. Bên cạnh đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII cũng đã thể hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước “không định kiến với những người có sai lầm trong quá khứ, nay đã hối cải và sửa chữa”. Do đó, khi một người có mắc sai phạm trong quá khứ nhưng đã có sửa đổi tích cực, được ghi nhận và họ là một nhân tài thì vẫn nên đối xử bình thường, vẫn được dự tuyển công chức và tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, đạo đức sẽ được xem xét thận trọng hơn để không bỏ lọt người tài.

Luận văn tốt nghiệp: Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức trong cơ quan nhà nước

- Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ

Sức khỏe là một yêu cầu thiết thực, đòi hỏi một người phải có dù làm bất cứ công việc gì. Sức khỏe tốt, tinh thần minh mẫn thì hiệu quả công việc sẽ cao hơn. Do đó, người dự tuyển phải có đủ sức khỏe để đảm bảo công vụ được thực hiện thường xuyên và liên tục.

- Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển

Đây là các tiêu chuẩn “mềm” tùy vào yêu cầu công việc, vị trí việc làm mà cơ quan tuyển dụng có thể đưa ra thêm để lựa chọn được người phù hợp, đáp ứng được yêu cầu công việc. Trong đó, tùy vào ngành nghề, vị trí cần tuyển mà cơ quan tuyển dụng đưa ra những yêu cầu hợp lý để những người có điều kiện có thể đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của công việc. Đồng thời các điều kiện này phải bảo đảm tính thống nhất, không trái với các điều kiện ở trên và các nguyên tắc trong tuyển dụng.

Một phần của tài liệu tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức trong cơ quan nhà nước (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)