5. Bố cục đề tài
2.1.4. Phương thức tuyển dụng
Tuyển dụng công chức hiện nay được thực hiện thông qua phương thức thi tuyển hoặc xét tuyển. Phương thức thi tuyển được tổ chức bằng hình thức thi viết gồm các bài thi môn kiến thức chung, kiến thức chuyên ngành, tin học, ngoại ngữ. Phương thức xét tuyển thông qua việc xét điểm học tập, điểm tốt nghiệp (điểm luận văn) và phỏng vấn.
2.1.4.1. Phương thức thi tuyển
Hình thức, nội dung thi tuyển công chức phải phù hợp với ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được những người có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng13.
Trước đó, tuy có sự khác nhau trong thi tuyển nhưng cả Nghị định 95/1998/NĐ-CP và Nghị định 117/2003/NĐ-CP đều quy định thi tuyển là hình thức bắt buộc trong tuyển dụng, trừ một số trường hợp được xét tuyển. Thông tư 04/1999/TT-TCCP của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn Nghị định 95/1998/NĐ-CP quy định người dự tuyển phải thi tuyển qua hai phần thi bắt buộc đó là thi viết và thi vấn đáp14
. Còn theo thông tư 09/2004/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 117/2003/NĐ-CP không quy định thi tuyển
13 Khoản 1 Điều 37 Luật cán bộ, công chức 2008
14
Luận văn tốt nghiệp: Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức trong cơ quan nhà nước
phải có thi vấn đáp nhưng có vòng sơ tuyển, khi số người đăng ký dự tuyển từ 100 người trở lên và nhiều hơn hai lần chỉ tiêu được tuyển thì Hội đồng tuyển dụng tổ chức sơ tuyển để chọn ra số người đủ tiêu chuẩn và điều kiện thi tuyển15.
Hiện nay, tuyển dụng công chức bằng hình thức thi tuyển được quy định khá rõ ràng, cụ thể ở Nghị định 24/2010/NĐ-CP từ điều 8 đến điều 11. Trong đó, người dự tuyển phải trải qua các môn thi kiến thức chung về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, pháp luật… về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; môn nghiệp vụ chuyên ngành; ngoại ngữ; tin học văn phòng. Trong đó môn ngoại ngữ, tin học văn phòng được xem như môn điều kiện để hoàn thành phần thi tuyển mà không tính vào tổng số điểm thi. Người dự tuyển được miễn thi môn ngoại ngữ (nếu môn nghiệp vụ chuyên ngành không phải là môn ngoại ngữ) khi có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ; bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam. Người dự tuyển được miễn thi môn tin học văn phòng (tin học văn phòng không phải là môn nghiệp vụ chuyên ngành) khi có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên.
Người trúng tuyển phải có đủ các bài thi các môn, điểm mỗi bài thi từ 50 điểm trở lên (điểm thi được tính theo thang điểm 100), có kết quả thi tuyển cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu tuyển dụng của từng vị trí việc làm. Những người có điểm thi bằng nhau thì người có điểm thi bài viết môn nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn sẽ trúng tuyển; nếu bằng nhau ở bài thi viết thì xem điểm bài thi trắc nghiệm môn nghiệp vụ chuyên ngành, người có điểm cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan tuyển dụng sẽ quyết định người trúng tuyển. Kết quả tuyển dụng sẽ không được bảo lưu cho kỳ thi tuyển sau. - Một số ưu điểm của hình thức thi tuyển
Hiện nay thi tuyển được thực hiện qua các bài thi viết. Bài thi viết sẽ cho các ứng viên thể hiện khả năng phân tích, lập luận của mình, cũng như các yêu cầu về hình thức trong công tác văn thư. Bài thi này giúp cho cơ quan tuyển dụng rất nhiều trong công tác chọn lọc các ứng viên. Nó giúp cơ quan tuyển dụng có thể chọn ra những người nổi trội trong số đông người tham gia ứng tuyển. Từ việc chọn được người đáp ứng đầy đủ
Luận văn tốt nghiệp: Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức trong cơ quan nhà nước
các tiêu chí, đảm bảo thực hiện ngay yêu cầu của công việc đến việc có thể chỉ chọn được người đáp ứng được những yêu cầu cơ bản, chuyên môn phù hợp với công việc thì cũng có thể chỉ ra những yêu cầu về hình thức cần thiết mà họ phải hoàn thiện hơn để làm tốt công việc.
Bên cạnh đó, bài thi viết còn có thể là những câu hỏi mở, tạo điều kiện cho ứng viên thể hiện suy nghĩ, cũng như những sáng kiến của mình cho nền công vụ. Bài thi trắc nghiệm để các ứng viên vận dụng sự nhạy bén, tư duy logic, khả năng quyết đoán thể hiện năng lực chuyên môn; đồng thời ứng viên còn thể hiện khả năng phân bố, sắp xếp thời gian một cách hợp lý để có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
Thi tuyển có ưu điểm nổi bật là được tổ chức công khai, những người quan tâm cũng như xã hội có thể theo dõi hoạt động này. Một mặt cho thấy sự dân chủ của cơ quan tuyển dụng, người dân có thể giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước. Khi công khai cũng đảm bảo rằng mình sẽ thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và sự cầu thị khi cơ quan được đóng góp ý kiến.
Mặt khác, thi tuyển còn cho thấy cơ quan tuyển dụng đề cao năng lực thực tế hơn, chứ không chỉ chú trọng vào bằng cấp, từ đó sẽ tạo được tâm lý công bằng cho các ứng viên. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ các ứng viên để có thể thể hiện được hết khả năng của mình mà hoàn thành tốt các phần thi, chứng tỏ với cơ quan tuyển dụng rằng mình là người đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Trên thực tế, người có điểm số cao, bằng cấp tốt ở trường chưa chắc đã làm tốt công việc với yêu cầu thực tiễn.
Thi tuyển là phương thức tuyển dụng khá hiệu quả, nhưng đòi hỏi phải được tổ chức công phu nên mất nhiều thời gian và tốn kém về tiền bạc. Nếu tổ chức mà không hiệu quả, không tuyển được người tài cho công việc thì sẽ rất lãng phí, cả thời gian, công sức và ngân sách của cơ quan. Trong khi đó, điều kiện của mỗi cơ quan là không giống nhau, tùy vào ngân sách địa phương, vị trí cần tuyển mà cơ quan quyết định hình thức tuyển dụng phù hợp, không thể khi có tuyển dụng là lại tổ chức thi tuyển. Cho nên đây cũng là một hạn chế của hình thức tuyển dụng này.
2.1.4.2. Phương thức xét tuyển
Người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 điều 36 Luật cán bộ, công chức năm 2008 cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo,
Luận văn tốt nghiệp: Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức trong cơ quan nhà nước vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển16
.
Xét tuyển công chức gồm các nội dung: xét kết quả học tập của người dự tuyển và phỏng vấn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển. Điểm được tính theo thang điểm 100; trong đó, điểm học tập là điểm trung bình cộng của các môn học trong quá trình học tập được tính hệ số 2, điểm tốt nghiệp được tính bằng trung bình cộng điểm các bài thi tốt nghiệp hoặc điểm luận văn và điểm phỏng vấn được tính hệ số 1. Trong trường hợp, người dự tuyển có trình độ đào tạo cao hơn trình độ đào tạo theo yêu cầu vị trí cần tuyển thì cơ quan tuyển dụng xem xét kết quả học tập trong hồ sơ và điểm phỏng vấn về chuyên môn, nghiệp vụ.
Người trúng tuyển phải có điểm học tập, điểm tốt nghiệp, điểm phỏng vấn, mỗi loại từ 50 điểm trở lên, kết quả được lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được giao. Những người có kết quả bằng nhau thì người nào có điểm học tập cao hơn là người trúng tuyển; nếu điểm học tập bằng nhau thì người trúng tuyển là người có điểm tốt nghiệp cao hơn; nếu vẫn không xác định được người trúng tuyển thì người đứng đầu cơ quan tuyển dụng sẽ quyết định. Kết quả xét tuyển không được bảo lưu cho kỳ xét tuyển sau.
- Ưu điểm của phương thức xét tuyển
Xét tuyển bao gồm cả hình thức phỏng vấn, cho nên xét tuyển có được những ưu điểm của hình thức phỏng vấn. Trong cuộc chiến giành giật nhân tài như hiện nay (đối với khu vực tư với nhau và khu vực tư với khu vực công) thì tuyển dụng qua phỏng vấn là một hình thức phổ biến và hiệu quả. Ở đây, cơ quan tuyển dụng có cơ hội tiếp xúc với từng ứng viên. So với hồ sơ, bằng cấp mà các ứng viên đã nộp thì phỏng vấn sẽ cho kết quả cao hơn và thực tế hơn. Khi phỏng vấn, cơ quan tuyển dụng có thể kiểm tra kỹ năng giao tiếp của ứng viên, cũng như tính cách, khả năng phản ứng và xử lý tình huống của ứng viên khi cơ quan tuyển dụng đưa ra những tình huống cụ thể. Bên cạnh đó, cơ quan tuyển dụng cũng tìm hiểu được mục đích, nguyện vọng, tâm huyết khi ứng viên tham gia dự tuyển vị trí đó. Như vậy có thể bố trí công việc phù hợp với chuyên môn cũng như sở trường để ứng viên có thể phát huy khả năng của mình và làm tốt
Luận văn tốt nghiệp: Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức trong cơ quan nhà nước
công việc cho cơ quan. Hình thức này có thể sẽ tốn khá nhiều thời gian nhưng nếu áp dụng tốt chắc chắn sẽ lựa chọn được người có năng lực cho nền công vụ.
Xét tuyển có ưu điểm là ít tốn kém thời gian, công sức và ngân sách hơn hình thức thi tuyển. Cơ quan tuyển dụng không phải tốn chi phí cho công tác tổ chức thi như việc chuẩn bị phòng thi, giám thị coi thi, soạn thảo đề thi… Như vậy, cơ quan sẽ tiết kiệm được cho ngân sách, cũng không cần nhiều thời gian để chuẩn bị cho những công việc thi cử. Trong quá trình phỏng vấn thì tùy vào thái độ, kiến thức từng ứng viên mà “Ban giám khảo”, những người sẽ trực tiếp tham gia phỏng vấn các ứng viên sẽ có những câu hỏi, tình huống linh hoạt để tuyển chọn, phân loại mà không phải theo một mô-tip câu hỏi cố định nào. Nhưng để tiết kiệm mà vẫn hiệu quả thì cơ quan tuyển dụng phải làm tốt công tác chuẩn bị cho đội ngũ “Ban giám khảo”. Đây phải là những chuyên gia về nhân sự, những người có chuyên môn về vị trí cần tuyển.
Bên cạnh ưu điểm kể trên thì phương thức xét tuyển cũng có nhược điểm của nó. Xét tuyển công chức vẫn còn xem nặng vấn đề bằng cấp, nhưng có sự kết hợp với việc phỏng vấn cũng cho thấy phần nào sự quan tâm của cơ quan tuyển dụng đến yêu cầu thực tế của công việc. Nếu không kết hợp phỏng vấn trực tiếp thì thực sự rất khó khăn cho cơ quan tuyển dụng có thể chọn được người phù hợp với vị trí tuyển dụng, có khi còn không chọn được người nếu chỉ xem xét các mẫu hồ sơ, bằng cấp trên giấy. Vì thực sự khi xem những hồ sơ đó thì “ai cũng như ai”, có thể dẫn đến tình trạng: thứ nhất là khó có thể tìm được một hồ sơ nổi trội, thứ hai là hồ sơ nổi trội, chứng chỉ nhiều, bằng cấp tốt nhưng khi áp dụng thực tiễn thì có khi lại không làm tốt bằng người không nhiều chứng chỉ, bằng cấp. Do đó, bằng cấp có thể là yếu tố cần nhưng chưa đủ; pháp luật nước ta quy định có sự kết hợp phỏng vấn sẽ mang lại hiệu quả hơn cho công tác xét tuyển.
- Một số nhận xét
Phỏng vấn là hình thức tuyển dụng khá hiệu quả, được áp dụng nhiều ở khu vực tư nhân và ở các nước. Đây là hình thức có thể đánh giá sát nhất khả năng của người dự tuyển so với việc thi viết hay xem xét hồ sơ. Cơ quan tuyển dụng có cơ hội được tiếp xúc với ứng viên, từ đó có thể nhận biết được một phần năng lực làm việc của họ, những tố chất cần thiết cho công việc, những kỹ năng như giao tiếp, thuyết trình…Còn người dự tuyển thì có cơ hội trao đổi, thể hiện nguyện vọng, khả năng của mình, đồng thời cũng có sự định hướng đầu tiêu về yêu cầu công việc.
Luận văn tốt nghiệp: Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức trong cơ quan nhà nước
Phương thức xét tuyển hiện nay được lồng ghép hình thức phỏng vấn là một tiến bộ trong khung pháp lý, khi đó xét tuyển có được những ưu điểm nổi trội của hình thức phỏng vấn. Thế nhưng, việc lồng ghép và xem phỏng vấn như một phần nhỏ trong xét tuyển đã làm lu mờ giá trị của hình thức này khi áp dụng thực tiễn. Cơ quan tuyển dụng dễ dàng bỏ qua khâu phỏng vấn và chỉ xem xét hồ sơ trên giấy. Và hình thức này chỉ được ghép với xét tuyển, còn thi tuyển thì không có hình thức phỏng vấn. Thi tuyển vẫn có những ưu điểm nhất định nhưng vẫn không thể đánh giá được một cách bao quát về ứng viên. Thi tuyển có thể cho thấy khả năng lập luận, tư duy, phân tích, cách nhìn nhận vấn đề…của ứng viên nhưng không cho thấy khả năng trình bày, thuyết phục, giao tiếp, phản ứng, tố chất…của ứng viên. Từ đó mà có những hạn chế khi thực hiện. Do đó, từng bước cần nâng cao vị trí của hình thức phỏng vấn bằng việc kết hợp phỏng vấn với cả xét tuyển và thi tuyển. Điểm số cho phỏng vấn và xét tuyển là 50/50 hay có thể 70/30; cho phỏng vấn với thi tuyển là 50/50 để vai trò của hình thức này không bị mờ nhạt khi kết hợp với hình thức khác. Bên cạnh đó, cần chú ý đến năng lực và phẩm chất của những người thực hiện phỏng vấn không để tiêu cực xảy ra, lợi dụng phỏng vấn để nâng điểm một cách tùy tiện cho ứng viên. Góp phần giữ được giá trị, tác dụng của hình thức và hiệu quả của công tác tuyển dụng.
- Xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức cấp huyện trở lên
Xét tuyển không chỉ nằm trong quy định tuyển dụng người mới cho công vụ mà còn được thực hiện đối với những người đang hoạt động trong nền công vụ. Đó là những cán bộ, công chức cấp xã được xét chuyển thành công chức cấp huyện trở lên. Theo quy định của điều 62 Luật cán bộ, công chức 2008, cán bộ, công chức cấp xã nếu có đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì được xem xét chuyển thành công chức từ cấp huyện trở lên. Tuy vậy, không có nghĩa là tất cả công chức cấp xã khi thôi giữ chức vụ được chuyển từ công chức cấp huyện trở lên mà chỉ thực hiện đối với những người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định. Khi xét chuyển, ngoài căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện của cán bộ, công chức cấp xã còn phải căn cứ vào nhu cầu, chỉ tiêu biên chế, cơ cấu ngạch công chức của cơ quan sử dụng công chức. Quy định có thể được hiểu theo hai hướng, một là khi cán bộ, công chức nhận thấy mình có khả năng, đủ tiêu chuẩn theo quy định như làm công tác chuyên môn ở xã từ 5 năm trở lên, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trong thời gian công tác ở xã…thì có thể xin xét chuyển thành công chức cấp huyện trở lên. Và khi cấp huyện trở lên có nhu cầu về biên chế mà
Luận văn tốt nghiệp: Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức trong cơ quan nhà nước
cán bộ, công chức cấp xã có năng lực, đủ điều kiện, tiêu chuẩn của vị trí cần người thì